LIỆU NGƯỜI DÙNG CÓ THẬT SỰ “GHÉT” XEM QUẢNG CÁO?

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thiết kế Website trọn gói 2,900,000đ

Quảng cáo Google

Quảng cáo Facebook

Chăm sóc Website

Chăm sóc Fanapge

Thiết kế Mobile App

Quảng cáo Tiktok

1. Mệt mỏi vì “Bỏ qua quảng cáo”

Quảng cáo ngày nay thường biểu hiện dưới hình thức clip, TVC phát trên các phương tiện truyền thông như Youtube, Facebook… xuất hiện khi khách hàng đang theo dõi nội dung trên các mạng xã hội này. Bằng thuật toán công nghệ, quảng cáo có thể được phát tự động theo chủ đích của các nhà tiếp thị.

Nhưng cũng vì thế, quảng cáo thường xuất hiện quá nhiều, với tần suất cao, thậm chí lên đến 10 phút một clip xuất hiện. Một nghiên cứu gần đây cho biết: Mỗi người Mỹ bình thường có thể phải tiếp xúc với từ 4.000 – 10.000 quảng cáo mỗi ngày (từ bất cứ nơi đâu). Quảng cáo rác theo hình thức “tấn công mục tiêu”, đem lại mục đích ngắn hạn nhưng lại vô tình đánh mất thiện cảm từ khách hàng, khiến họ phải sốt ruột để được nhấn nút “Bỏ qua quảng cáo”.

Vậy giải pháp là gì? 

Thay vì đầu tư cho số lượng, các thương hiệu nên tập trung đến chất lượng quảng cáo. Nội dung nên được triển khai ngắn gọn, súc tích, đề cao sử dụng những Key Message dễ nhớ, bắt trend, có vần. Điều này sẽ giúp biến sự mệt mỏi khi phải xem quảng cáo thành việc kích thích hứng thú ban đầu cho người xem.

Bên cạnh đó, nhiều thương hiệu đã xây dựng TVC với nhiều KOLs nổi tiếng, chọn âm nhạc hay, bắt tai; hoặc tận dụng những điểm thú vị nhất gợi trí tò mò cho người xem trong chính 5 giây đầu quảng cáo trước khi nút “Bỏ qua” hiện lên;…

2. Phá vỡ niềm tin

Thực tế cho thấy nhiều nhãn hàng không trung thực khi quảng cáo sản phẩm. Sự việc này tiếp diễn trong thời gian dài. Nên người tiêu dùng đã mặc định rằng quảng cáo luôn phóng đại chức năng vốn có của sản phẩm. Họ không còn tin vào những gì xuất hiện trong các đoạn TVC.

Một ví dụ điển hình cho hình thức nói quá này chính là các sản phẩm mì ăn liền. Không ai còn xa lạ với hình ảnh bát mì với đầy đủ các nguyên liệu ăn kèm cực kỳ bắt mắt được in trên bao bì. Nhưng bên trong chỉ có có vắt mì và gói gia vị. Nhà sản xuất in kèm dòng chữ “Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa” nhưng nó lại nằm góc mà người dùng không chú ý. Việc này khiến cho người tiêu dùng cảm thấy mình bị lừa gạt.

Giải pháp là gì?

Các thương hiệu cần luôn ý thức và đề cao tính trung thực, minh bạch khi muốn sản phẩm của mình tiếp cận khách hàng. Trước hết phải đáng tin cậy trong tư cách một công ty thì thông điệp gửi tới người tiêu dùng mới đủ sức thuyết phục.

3. Không có giá trị cộng thêm

Các Agency hay cả client thường mang tâm lí đặt nhu cầu doanh nghiệp lên trên hết, để hoàn thiện KPI của công việc mà vô tình bỏ qua kì vọng của khách hàng ở một quảng cáo.

Vậy nên những yếu tố tạo sự tương tác với khách hàng chỉ đơn thuần dừng lại ở lời kêu gọi hành động rất nông, dễ quên, thiếu sáng tạo: “Hãy mua”, “Hãy trải nghiệm”…

Giải pháp là gì?

Mỗi nhà tiếp thị phải đặt mình vào tâm lí khách hàng: “Tôi sẽ nhận được gì từ đây?”. Từ đó, tích cực gia tăng tương tác với người tiêu dùng qua nhiều cách nhưng luôn phải đảm bảo nhắc đến nhu cầu khách hàng sẽ được đáp ứng, giải quyết nhờ sản phẩm như thế nào.

4. Mức độ sáng tạo thấp

Ngày nay, quảng cáo tập trung vào mức độ tiếp cận hơn là giá trị mang lại. Các nhà sản xuất không quan tâm tới cảm xúc của khách hàng khi xem quảng cáo mà chỉ đong đếm xem thu thập được bao nhiêu dữ liệu. Tuy nhiên, có được dữ liệu người dùng không đồng nghĩa với việc hành động mua sắm được thực hiện. Khách hàng chỉ đồng ý chi tiền khi quảng cáo truyền tải được thông điệp chạm tới cảm xúc.

Giải pháp là gì?

Doanh nghiệp nên đầu tư về nguồn nhân lực và đầu tư tính sáng tạo trong quảng cáo. Lựa chọn các nội dung mang ý nghĩa thiết thực để lồng ghép vào chiến dịch

CÔNG TY TNHH HBMEDIA - HBMEDIA CO.,LTD
Trụ sở: 242/8D Bà Hom -Phường 13, Quận 6 - Hồ Chí Minh
VPĐD : 151/67D Liên khu 4-5, Bình Hưng Hòa B, Bình Tân, Tp.HCM
Tư vấn dịch vụ : 0933 576 079
Từ 8h00 – 18h00 các ngày từ thứ 2 đến thứ 7

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *