CÁCH ĐƯA CHIẾN LƯỢC NỘI DUNG TRỞ NÊN VIRAL

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thiết kế Website trọn gói 2,900,000đ

Quảng cáo Google

Quảng cáo Facebook

Chăm sóc Website

Chăm sóc Fanapge

Thiết kế Mobile App

Quảng cáo Tiktok

Content Viral là những nội dung thu hút, được nhiều người quan quan tâm và chia sẻ. Nó là công cụ truyền thông giúp kết nối thương hiệu và khách hàng. Với ba giá trị trọng tâm: Tính tương tác, Tính lan tỏa, Tính cảm xúc. Vậy làm thế nào để một content được đánh giá là viral hay không?

Mô hình STEPPS của Jonah Berger?

Stepps là mô hình dùng để phân tích những yếu tố tạo nên tính viral của một content, từ đó thương hiệu có thể tối ưu hóa được hiệu quả của nó, khiến content không bị loãng và nhàm chán. Mô hình Stepps bao gồm 6 nguyên tắc của sự lan truyền:

S: Social Currency – sự công nhận từ xã hội

T: Trigger – gắn thông điệp với các yếu tố dễ gợi nhớ

E: Emotion – cảm xúc

P: Public – đám đông

P: Practical Value – giá trị thực tiễn

S: Stories – câu chuyện

Cách hiểu của STEEPS

Social Currency (Sự công nhận từ xã hội): Mọi người thường có xu hướng chia sẻ các nội dung khiến họ cảm thấy được công nhận là thông minh, thú vị, sành điệu hơn. Hầu hết bản chất mỗi chúng ta luôn quan tâm người khác nghĩ gì về bản thân, đó là bản ngã của mỗi con người, cần sự công nhận từ xã hội. Để làm được điều đó, sản phẩm hay câu chuyện cần lan tỏa phải ẩn chứa một đặc tính nào đó ấn tượng, khác lạ.

  • Ví dụ về câu chuyện của Biti’s, việc lồng ghép đôi giày thể thao vào MV cổ trang của Sơn Tùng khiến cộng đồng mạng vô cùng thích thú. Bản thân là một sản phẩm Việt với định vị chất lượng không cần bàn cãi đã giúp Biti’s ghi điểm trong lòng công chúng, và mỗi khi chia sẻ về nó, họ cũng ngầm khẳng định bản thân là những người Việt ưa chuộng hàng Việt có chất lượng tốt.

Triggers (Sự liên tưởng): Yếu tố liên tưởng là sự gợi nhắc các thông tin có sẵn trong tâm trí của con người. Sự chứng nhận xã hội khiến người dùng muốn chia sẻ thông tin, nhưng triggers mới là yếu tố làm người dùng tiếp tục bàn tán về nó.

  • Hẳn bạn chẳng xa lạ với việc cứ đến cuối tháng 9 người ta sẽ nghe “Wake me up when September ends”, nghĩ tới máy lọc nước là nhớ đến Kangaroo… Đây là những ví dụ về việc các yếu tố gợi nhắc có vai trò quan trọng như thế nào trong việc ghim những hình ảnh thương hiệu của bạn vào trí nhớ của khách hàng – vốn đã quá ngập lụt thông tin.

Emotions (Cảm xúc): Các cá nhân có khả năng chia sẻ các nội dung mà họ cảm thấy được khơi dậy cảm xúc. Những nội dung mang cảm xúc mạnh (phấn khích, giận dữ…) sẽ tác động mạnh tới người xem hơn là những cảm xúc chung chung.

  • Xét về mặt cảm xúc, Biti’s năm 2016 vừa qua dù chưa đạt đến mức tiêu biểu ở việc khuấy động cảm xúc nhưng cũng đã đánh trúng và chiếm lấy cảm tình của người Việt. Cảm xúc không chỉ dừng lại ở niềm tự hào “Người Việt dùng hàng Việt”. Bên cạnh đó và những chiến dịch gắn liền với ngày Tết “Đi để trở về” tạo nên sự lan toả đúng thời điểm, đúng hoàn cảnh.

Public (Công khai): Tính công khai sẽ giúp nội dung được biết đến nhiều hơn, chia sẻ nhiều người. Nếu sản phẩm càng xuất hiện nhiều lần trước công chúng thì họ sẽ ghi nhớ về nó lâu hơn.

Practical Value (Giá trị hữu ích): Những thông tin mang lại giá trị cho người xem (về cả vật chất lẫn tinh thần) cũng có xu hướng được chia sẻ rộng rãi hơn. Ví dụ một sản phẩm được giảm giá 50%, nó mang lại giá trị tiết kiệm cho người dùng -> nhận được nhiều sự chú ý.

  • Hãy tưởng tượng một ngày đẹp trời bạn nghe cửa hàng KFC ở đầu ngõ giảm giá 50%. Điều đầu tiên bạn làm? Chắc chắn là chạy ra làm ngay một phần bỏ bụng rồi.

Stories (Câu chuyện): Các câu chuyện có cảm xúc, có cao trào, kết thúc mở đầu rõ ràng sẽ để lại ấn tượng cho người xem nhiều hơn. Bộ não con người phản ứng tích cực với những câu chuyện mang lại cảm xúc cho họ.

  • Kể chuyện (story-telling) từ lâu đã là một kỹ thuật được áp dụng rộng rãi trong tất cả các chiến dịch quảng bá. Yếu tố kể chuyện của Biti’s Hunter có lẽ đã thể hiện rõ ràng nhất ở chiến dịch Tết diễn ra những ngày qua, cùng một loạt người nổi tiếng chia sẻ suy nghĩ của mình.

Qua bài viết, chắc các bạn đã hiểu rõ cách thức mô hình Stepps hoạt động như thế nào trong một chiến dịch Viral Marketing, cụ thể là phần content. Việc áp dụng được mô hình Stepps vào trong một viral content sẽ giúp cho chiến dịch Marketing trở nên “go viral” hơn rất nhiều. Tuy nhiên là một marketer, bạn cần cân nhắc thật kỹ lưỡng về mục tiêu Marketing của doanh nghiệp và phải thực sự thấu hiểu về doanh nghiệp, sản phẩm trước khi sử dụng mô hình Stepps này. Có thể không nhất thiết phải đủ 6 yếu tố nếu nguồn lực không cho phép, thay vào đó hãy làm những yếu tố bạn cho là cần thiết trở nên chất lượng nhất có thể.

Viral content thường xảy ra một cách tình cờ, nhưng có rất nhiều điều chúng ta có thể làm được để phát triển hơn. Từ việc bao gồm hai hoặc ba trong số sáu STEPPS (bạn không cần tất cả!) Để đẩy nội dung của chúng ta lên các mạng có viral cao thông qua những người tiêu dùng ủng hộ có sức ảnh hưởng, bạn có thể giúp nội dung của bạn được truyền tải trên Web.

CÔNG TY TNHH HBMEDIA - HBMEDIA CO.,LTD
Trụ sở: 242/8D Bà Hom -Phường 13, Quận 6 - Hồ Chí Minh
VPĐD : 151/67D Liên khu 4-5, Bình Hưng Hòa B, Bình Tân, Tp.HCM
Tư vấn dịch vụ : 0933 576 079
Từ 8h00 – 18h00 các ngày từ thứ 2 đến thứ 7

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *