Đừng Tạo Zalo Mini App Nếu Doanh Nghiệp Chưa Hiểu Rõ Về Nền Tảng Này!

Zalo Mini App đang là xu hướng kinh doanh trong những năm gần đây và được kỳ vọng là giải pháp thay thế cho Native App với mức đầu tư “hời” hơn rất nhiều. Tuy nhiên, tương tự như bất kỳ giải pháp kinh doanh nào khác, Zalo Mini App rất dễ bị hiểu nhầm về bản chất và vai trò dẫn đến những kỳ vọng sai lệch, kéo theo hiệu quả cuối cùng không được như mong muốn. Liệu trong số hàng nghìn doanh nghiệp đã tạo Mini App Zalo hoặc đang trong giai đoạn cân nhắc, có bao nhiêu doanh nghiệp thực sự hiểu đúng và biết cách ứng dụng Zalo Mini App cho hiệu quả?

Trong khuôn khổ bài viết này, HBMEDIA sẽ cùng doanh nghiệp làm rõ về bản chất của Zalo Mini App, “đập tan” những định kiến sai lầm về nền tảng này. Từ đó đưa ra sự khác biệt về cách ứng dụng Zalo Mini App trong từng nhóm ngành và định hướng chiến lược triển khai hiệu quả hơn.

Zalo Mini App là gì?

Zalo Mini App bản chất là một “chương trình nhỏ” được thiết kế theo dạng ứng dụng web và chạy trực tiếp trên nền tảng Zalo. Do đó, để sử dụng Zalo Mini App, người dùng thay vì truy cập CH Play hay Appstore, họ sẽ truy cập vào Zalo. Mini App của doanh nghiệp sẽ hiển thị ngay trong “ứng dụng mẹ” này.

Zalo Mini App giải quyết được những vấn đề gì? 

Zalo Mini App giải quyết được 2 vấn đề cho người dùng đó chính là thời gian và dung lượng điện thoại. Nếu như việc tải quá nhiều các ứng dụng gây chật bộ nhớ thì nền tảng này chắc chắn sẽ “ăn điểm” khi không yêu cầu người dùng phải tải xuống và trải qua các bước tạo tài khoản hay đăng nhập tốn thời gian như Native App.

Đồng thời, với dung lượng nhỏ gọn không vượt quá 10MB, Mini App Zalo đem lại trải nghiệm mượt mà, hiệu suất ổn định hơn hẳn so với PWA (Progressive Web App).

Sử dụng Zalo Mini App có bất tiện như nhiều doanh nghiệp vẫn nghĩ?

Nhiều doanh nghiệp nhận định rằng việc sử dụng Mini App quá phiền phức khi mỗi lần có nhu cầu sử dụng, khách hàng đều cần phải tìm kiếm trên ứng dụng Zalo. Thực tế, Zalo đã lường trước được sự bất tiện này và thêm vào tính năng cho phép người dùng tạo lối tắt ra màn hình chính. Lúc này, Zalo Mini App của doanh nghiệp sẽ được đưa ra màn hình ngoài của điện thoại và cố định ở đây không khác gì một Native App thông thường.

Khách hàng có thể dễ dàng đưa Mini App ra màn hình điện thoại để thuận tiện hơn trong quá trình sử dụng

Zalo Mini App cũng không “yếu ớt” như nhiều doanh nghiệp vẫn nghĩ. Với Mini App trên Zalo, khách hàng có thể mua sắm, thực hiện các cuộc khảo sát, tích điểm đổi thưởng, đặt lịch hẹn hay triển khai hàng loạt các tác vụ khác như tìm kiếm sản phẩm, xác định cửa hàng gần nhất,…

Đến đây, nhiều doanh nghiệp chắc mẩm Zalo Mini App chính là sự thay thế hoàn hảo cho Native App. Đặc biệt là khi chi phí để tạo Mini App Zalo có thể thấp hơn Native App đến 10 lần.

Tuy nhiên, đây lại là một trong những nhận định sai lầm về Zalo Mini App. 

Những hiểu nhầm về Zalo Mini App 

Zalo Mini App sẽ thay thế cho Native App?

Thực tế Native App và Mini App, mỗi nền tảng đóng một vai trò khác nhau. Nếu như Native App đóng vai trò “ba đầu sáu tay” và cố gắng đáp ứng hầu hết các nhu cầu của khách hàng. Thì Zalo Mini App lại phù hợp hơn để đứng một mình và giải quyết từng nhóm vấn đề cụ thể. Điều đó đồng nghĩa với việc doanh nghiệp hoàn toàn có thể xây dựng nhiều Zalo Mini App cùng lúc để đáp ứng từng loại nhu cầu khác nhau của doanh nghiệp và khách hàng.

Dưới đây là 2 lý do mà Zalo Mini App không nên được sử dụng để thay thế Native App:

  1. Sự phụ thuộc vào công nghệ và các yêu cầu của Zalo: Mặc dù việc “đứng trên vai ông lớn” Zalo đem lại cho doanh nghiệp nhiều lợi thế kinh doanh khi bàn về hệ sinh thái và số lượng khách hàng có thể tiếp cận. Tuy nhiên, việc triển khai một ứng dụng nhỏ ngay trong ứng dụng lớn đòi hỏi các doanh nghiệp cần tùy biến sao cho phù hợp với yêu cầu của nền tảng đó.
  2. Dung lượng nhỏ: Dung lượng dưới 10MB là một lợi thế giúp cho Mini App Zalo có thể chạy mượt mà với hiệu suất nhanh hơn khi thực hiện một nhóm tác vụ. Nhưng đây cũng là lý do doanh nghiệp không nên “nhồi nhét” các tính năng như trên Native App. Thực tế, với các tính năng cơ bản, Zalo Mini App hoàn toàn có thể hoạt động tương đương một Native App. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp muốn tùy biến nhiều hơn, thêm vào nhiều tác vụ “độc lạ” được tùy chỉnh phức tạp thì Zalo Mini App hoàn toàn không thể thay thế được Native App.

Zalo Mini App là kênh bán hàng riêng biệt?

Có 2 lý do để Zalo Mini App không nên trở thành kênh bán hàng riêng biệt của doanh nghiệp.

Phát triển hệ thống đa kênh là sự lựa chọn thông minh hơn

Zalo Mini App nói riêng hay Zalo nói chung là một kênh rất tiềm năng tại thị trường Việt Nam. Đó là lý do, doanh nghiệp nên tích hợp nền tảng này vào trong hệ thống kinh doanh để dễ dàng hơn trong việc tiếp cận và thuyết phục khách hàng. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc doanh nghiệp biến Zalo thành kênh bán hàng duy nhất.

Nguyên nhân đầu tiên đến từ xu hướng đa kênh hay còn gọi là Omni Channel. Hiểu đơn giản, khách hàng hiện nay dành nhiều thời gian hơn ở trên Internet, họ cũng càng ngày càng khó tính khi đứng trước hàng ngàn thương hiệu khác nhau và những sự lựa chọn thay thế. Chính bởi vậy, doanh nghiệp cần bao phủ càng nhiều điểm chạm của khách hàng càng tốt và đảm bảo một trải nghiệm liền mạch, thân thiện với khách hàng thông qua việc triển khai tiếp thị đa kênh. Rõ ràng, việc dồn tổng lực vào một kênh duy nhất (Dù là Zalo hay bất cứ kênh nào) không phải sự lựa chọn “khôn ngoan”.

Zalo Mini App nên được kết hợp vào mạng lưới kinh doanh của doanh nghiệp thay vì hoạt động độc lập

Bên cạnh đó, dù có lợi thế về lượng khách hàng khổng lồ cũng như hệ sinh thái đa dạng, thì lợi thế chính của Zalo vẫn là nền tảng liên hệ, kết nối khách hàng với doanh nghiệp chứ không phải là bán hàng. Mặc dù doanh nghiệp có thể bán hàng rất hiệu quả trên Zalo Mini App (Đơn cử như CoolMate, một brand đã rất thành công với việc bán hàng trên Website cũng đã chuyển dịch và có mặt trên Zalo Mini App), tuy nhiên, việc biến nền tảng này thành kênh bán hàng duy nhất và loại bỏ các kênh khác đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đang bỏ lỡ nhiều nền tảng tiềm năng ngoài kia.

Zalo Mini App – Cách doanh nghiệp kết hợp mô hình D2C vào hệ thống kinh doanh

Ngoài ra, trước xu hướng kinh doanh D2C, nhiều doanh nghiệp tạo Mini App Zalo như một cách để giảm bớt sự phụ thuộc vào các bên trung gian và kết hợp một phần D2C vào mô hình kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp.

Cần lưu ý rằng, kết hợp và chuyển dịch hoàn toàn sang D2C là 2 khái niệm khác nhau. Thực tế là hầu hết các doanh nghiệp chưa thể dịch chuyển sang mô hình D2C đơn giản như vậy. Việc chuyển dịch cả một mô hình kinh doanh đòi hỏi rất nhiều “chất xám” và sự chuẩn bị cả về nhân lực lẫn chi phí, chứ không đơn thuần là tìm một kênh bán hàng riêng. Đó là còn chưa kể, sự ảnh hưởng của các sàn TMĐT nên hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam vẫn còn rất lớn.

Khi nào doanh nghiệp cần tạo Mini App Zalo?

Như đã đề cập ở trên, Zalo Mini App phù hợp nhất để đáp ứng từng nhóm tính năng/ tính năng riêng biệt thay vì dồn tất cả các tính năng vào một nền tảng. Trong thực tế không phải doanh nghiệp nào cũng có nhu cầu xây dựng một ứng dụng phức tạp với “cơ số” các tính năng. Bên cạnh đó, khách hàng thường ít khi sử dụng hết tất cả các tính năng mà một ứng dụng thông thường cung cấp. Chính bởi vậy, không phải tính năng hay tác vụ nào cũng nên đưa vào Native App.

Nhìn lại lợi thế mà Zalo Mini App mang lại, đó là sự nhỏ gọn, tiện lợi, khả năng triển khai đơn giản, dễ tiếp cận với mọi khách hàng, hiệu xuất mượt mà và đặc biệt là không yêu cầu tải về. Những lợi thế tuyệt vời đó là lý do nhiều doanh nghiệp lựa chọn tạo Mini App Zalo cho việc số hóa các hoạt động như triển khai Mini Game, tích điểm đổi thưởng, khảo sát hay Booking.

Giả sử, khách hàng đi mua sắm tại cửa hàng của doanh nghiệp và muốn tích điểm. Lúc này, việc tạo Zalo Mini App tích điểm cho phép khách hàng truy cập và đăng nhập nhanh với mã QR chắc chắn sẽ đem lại trải nghiệm tốt hơn việc yêu cầu khách hàng tải về Native App và tạo tài khoản.

Zalo Mini App đem lại sự thuận tiện hơn cho khách hàng trong quá trình sử dụng

Một Case Study thực tế của HBMEDIA đó chính là TH True Milk. Mặc dù vẫn duy trì kinh doanh hiệu quả trên các đại lý toàn quốc, các sàn TMĐT và đã sở hữu Native App bán hàng riêng. Tuy nhiên, khi muốn triển khai chương trình Mini Game cho khách hàng, TH vẫn lựa chọn xây dựng Zalo Mini App thay vì tích hợp vào Native App. Bởi lẽ, bên cạnh việc tối ưu CX (Customer Experience), việc triển khai 2 – 3 hoặc thậm chí là 1 tác vụ độc lập như thế này, Zalo Mini App sẽ chiếm lợi thế hơn hẳn khi đáp ứng nhu cầu thiết kế nhanh hơn so với Native App và có mức chi phí hợp lý.

Ngoài Case Study kể trên, doanh nghiệp có thể tham khảo tình huống của Haidilao – Doanh nghiệp này đã xây dựng nhiều Mini App trên WeChat để phục vụ từng mục đích khác nhau của khách hàng một cách thuận tiện nhất.

Dưới đây là 3 thời điểm trả lời cho câu hỏi “Khi nào doanh nghiệp cần tạo Mini App Zalo?”:

  • Khi doanh nghiệp cần triển khai các chiến lược ngắn hạn nhằm tập trung vào kích thích kết quả kinh doanh tức thời. Điểm hình nhất là Gamification Marketing – Ứng dụng Mini Game vào hoạt động tiếp thị.
  • Khi doanh nghiệp cần mở rộng thêm một nền tảng để kinh doanh và kết hợp mô hình D2C vào hệ thống.
  • Khi doanh nghiệp có nhu cầu số hóa một số các tác vụ sau: Booking – Đặt bàn, Tích điểm – Đổi thưởng, Khảo sát,… để dễ dàng quản lý, giảm chi phí nhân sự và đem lại trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng.

Rõ ràng, Zalo Mini App phải thực sự đem lại hiệu quả trong kinh doanh thì nền tảng này mới trở thành xu hướng được nhiều doanh nghiệp săn đón. Trong thực tế, việc đạt đến hàng triệu lượt người dùng trên Mini App là có thật tại Trung Quốc với ứng dụng Wechat. Dĩ nhiên, Việt Nam có mức dân số thấp hơn, nhưng với tiềm năng của Zalo – Nền tảng được mệnh danh là “Wechat của Việt Nam”, việc đạt được thành công trên Mini App là hoàn toàn có thể với điều kiện doanh nghiệp cần nắm rõ bản chất của Zalo nhằm “dùng đúng kênh vào đúng việc”.

Zalo Mini App đối với doanh nghiệp trong từng nhóm ngành

Product Owner của HBMEDIA – Anh Max Dao đã từng đề cập trong Webinar chia sẻ về bí quyết tăng doanh thu với Growth Zalo Hacking vào ngày 7/12/2023 vừa qua rằng: “Zalo Mini App là một kênh rất tốt và hiển nhiên đang là xu hướng ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, không phải ngành nào cũng nên tham gia.”

Bài toán đặt ra là liệu doanh nghiệp của bạn có thuộc vào nhóm ngành nên tạo Mini App Zalo hay không và với đặc thù kinh doanh của ngành nói chung, đặc điểm về mục tiêu và hiện trạng kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng thì đâu là dạng Zalo Mini App phù hợp để khắc phục vấn đề doanh nghiệp đang gặp phải?

Dĩ nhiên, trong khuôn khổ một bài viết, việc đi vào chi tiết từng ngành là không thể. Doanh nghiệp có thể tìm đọc thông tin chi tiết hơn trong các bài viết dưới đây:

  1. Ngành FMCG: Dịch chuyển D2C trong ngành FMCG với Zalo Mini App thương mại điện tử
  2. Ngành bán lẻ: Khách hàng thiếu trung thành: giải quyết “nỗi đau” ngành bán lẻ với Zalo Mini App tích điểm
  3. Ngành dịch vụ làm đẹp và sức khỏe: Ngành dịch vụ làm đẹp sức khỏe cần triển khai dạng Zalo Mini App nào để tối ưu CX và kích cầu chi tiêu mùa cao điểm?
  4. Ngành FnB: Ứng dụng Zalo Mini App vào nghiệp vụ đặt bàn của ngành FnB
  5. Ngành y tế: Sở hữu Zalo Mini App Booking, khảo sát – Các cơ sở y tế bệnh viện giảm bớt gánh nặng nhân sự

Nếu doanh nghiệp của bạn đang mong muốn triển khai Mini App trên Zalo nhưng không thuộc các ngành nằm trong danh sách trên hãy liên hệ ngay với HBMEDIA để được tư vấn và định hướng chi tiết.

Làm sao để ứng dụng Zalo Mini App một cách đáng tiền hơn?

Khi mà “người người nhà nhà” đổ xô đi tạo Mini App Zalo thì câu hỏi cần đặt ra là việc sở hữu Mini App liệu có còn là một lợi thế? Và làm sao để có thể tiếp cận khách hàng và đạt hiệu quả kinh doanh nhiều hơn so với Mini App của đối thủ?

Câu trả lời rất đơn giản. Trong thời buổi mà các thương hiệu và sự lựa chọn “bạt ngàn”, doanh nghiệp nào hiểu khách hàng hơn, kết nối được với khách hàng thông qua đúng điểm chạm, đúng thông điệp hơn, doanh nghiệp đó sẽ giành chiến thắng. Và chìa khóa cho sự thấu hiểu khách hàng chính là dữ liệu.

Sử dụng dữ liệu trong Mini App Zalo không đơn giản dừng lại ở bước thu thập mà còn đòi hỏi cả một quy trình bao gồm làm sạch để có được danh sách dữ liệu chất lượng, phân nhóm để tối ưu hóa chiến lược và xử lý để chuyển hóa dữ liệu thành những thông tin hữu ích đảm bảo hiểu được, dùng được.

Không dừng lại ở đó, doanh nghiệp còn cần giải quyết các câu hỏi như những dữ liệu cần thu thập là gì? Thu thập dữ liệu ở đâu? Như thế nào? Lưu trữ về đâu? Hay làm sao để theo dõi hiệu quả của chiến dịch? Bởi lẽ, dữ liệu để thấu hiểu khách hàng rộng lớn hơn nhiều dữ liệu thuần để liên lạc.

Với khả năng phân tích dữ liệu và sở hữu hệ thống hoàn toàn tự động, HBMEDIA đem lại lợi thế tuyệt đối cho doanh nghiệp khi đơn giản và chuẩn hóa hoạt động sử dụng dữ liệu.

Sử dụng dữ liệu và tận dụng hệ sinh thái của Zalo là 2 yếu tố tiên quyết cho một Zalo Mini App “đáng tiền”

Không chỉ dừng lại ở Zalo Mini App, HBMEDIA cung cấp gói giải pháp Growth Zalo Solution cho phép doanh nghiệp kết nối và sử dụng toàn bộ hệ sinh thái Zalo thông qua bộ kịch bản và luồng gửi tin được thiết kế dành riêng cho từng doanh nghiệp khi hợp tác với chúng tôi. Từ đó, tạo lợi thế cho doanh nghiệp trước đối thủ cạnh tranh khi là một trong những doanh nghiệp có khả năng tận dụng triệt để “tài nguyên” đến từ nền tảng này.

Nguồn : GapOne.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *