Ứng Dụng Zalo Mini App Vào Nghiệp Vụ Đặt Bàn Của Ngành FnB

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thiết kế Website trọn gói 2,900,000đ

Quảng cáo Google

Quảng cáo Facebook

Chăm sóc Website

Chăm sóc Fanapge

Thiết kế Mobile App

Quảng cáo Tiktok

Thuật ngữ “Booking” trong ngành FnB được hiểu là cách cho phép khách hàng đặt bàn trước ngày sử dụng dịch vụ, nhằm tránh tình trạng khách hàng đã đến nơi nhưng nhà hàng, quán ăn hết bàn, hết món. Đối với một ngành sở hữu đặc thù thời gian cao điểm diễn ra liên tục trong từng ngày, từng tháng, từng năm như FnB, hoạt động Booking đóng vai trò vô cùng quan trọng. Xây dựng nghiệp vụ đặt bàn là cách để doanh nghiệp đem lại trải nghiệm tiện lợi, dễ dàng hơn cho khách hàng. Thông qua hoạt động này, doanh nghiệp sẽ kiểm soát và điều phối được lượng khách hàng tốt hơn, từ đó chất lượng cung ứng dịch vụ ăn uống được nâng cao. Đồng thời, đây là cơ hội để doanh nghiệp thu thập dữ liệu về khách hàng nhằm phục vụ cho các chiến lược tiếp thị và CSKH lâu dài.

Zalo Mini App nổi bật khi đứng giữa hàng loạt phương pháp Booking hiện nay. Tại sao doanh nghiệp nên ứng dụng Zalo Mini App vào nghiệp vụ đặt bàn của ngành FnB? Và triển khai như thế nào để “chương trình nhỏ” này đem về tối đa giá trị cho doanh nghiệp? Cùng HBMEDIA tìm hiểu ngay dưới đây.

Nhược điểm của những phương pháp Booking – Đặt bàn thông dụng 

Hầu hết các doanh nghiệp FnB đều đã và đang áp dụng những phương pháp Booking – đặt bàn vào trong hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên, những phương pháp này vẫn tồn tại nhiều hạn chế khiến các doanh nghiệp chưa thực sự làm hài lòng khách hàng trong quá trình triển khai.

1. Phương pháp thủ công

Đây là phương pháp cơ bản mà rất nhiều các doanh nghiệp đang ứng dụng. Phương pháp này có cách vận hành đơn giản, dễ hiểu và không đòi hỏi bất cứ một sự đầu tư nào ngoại trừ chi phí nhân sự. Khi cần đặt bàn, khách hàng chỉ cần nhắn tin/ gọi điện vào Fanpage, website hoặc số điện thoại của nhà hàng để được ghi chú lại. Tuy nhiên, vận hành đặt bàn theo phương pháp này tồn tại cả một “rừng” nhược điểm:

  • Rủi ro tiềm tàng: Việc ghi chép thủ công dễ dẫn đến sai sót khi ghi nhận thông tin khách hàng như xếp lịch trùng, bỏ trống lịch,… Đặc biệt là khi nhân sự phải tổng hợp thông tin từ nhiều kênh khác nhau và đối mặt với những khung giờ cao điểm ăn uống.
  • Trải nghiệm khách hàng không tốt: Khi triển khai thủ công, khách hàng thường phải đợi nhân viên của nhà hàng trả lời tin nhắn trong một khoảng thời gian, đôi khi gọi điện vào những giờ cao điểm còn bị báo lỗi nhiều lần. Ngoài ra, việc mắc phải sai sót kể trên cũng khiến chất lượng dịch vụ bị giảm sút và không đảm bảo được trải nghiệm khách hàng.
  • Bỏ lỡ nhiều cơ hội kinh doanh: Triển khai thủ công đồng nghĩa với việc doanh nghiệp bị hạn chế trong việc điều phối khách hàng đến các cơ sở khác nhau, hay nhắc nhở khách hàng trước giờ hẹn. Do đó, việc khách hàng quên lịch hoặc tình trạng chi nhánh đông, chi nhánh vắng thường xuyên xảy ra.
  • Tốn thời gian, tốn nhân lực: Thực tế, hoạt động Booking hiện nay đều đã được số hóa vô cùng đơn giản. Việc duy trì phương pháp thủ công chỉ khiến doanh nghiệp thêm tốn thời gian và tốn chi phí cho nhân sự vận hành hoạt động này.

Có thể nói, phương pháp thủ công hiện nay chỉ phù hợp với những doanh nghiệp FnB mới thành lập, những doanh nghiệp siêu nhỏ và có lượng khách hàng chưa đông đảo.

2. Sử dụng phần mềm/ trang web quản lý Booking 

Sử dụng phần mềm/ các trang web cung cấp dịch vụ quản lý Booking cũng là một trong những cách đang được nhiều doanh nghiệp để mắt tới. Phương pháp này giúp doanh nghiệp tự động hóa hoạt động đặt bàn của khách hàng, cũng như  tiết kiệm thời gian và nhân lực thực hiện. Thông qua đó, giảm thiểu sai sót và dễ dàng hơn trong khâu kiểm soát.

Tuy nhiên, phương pháp này lại có rất ít lựa chọn dành cho các doanh nghiệp FnB. Hầu hết các phần mềm, trang web quản lý Booking đều tập trung vào nhóm ngành hàng du lịch, khách sạn.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp sẽ phải đóng phí định kỳ không hề nhỏ. Trải nghiệm khách hàng thì chưa được tối ưu khi vẫn đòi hỏi người dùng phải tải ứng dụng hay truy cập trang web bên ngoài. Doanh nghiệp cũng sẽ không có quyền tùy biến bởi việc phụ thuộc hoàn toàn vào bên thứ 3.

3. Thiết kế ứng dụng booking 

Việc thiết kế một ứng dụng riêng để phục vụ nhu cầu Booking – đặt bàn của khách hàng là cách để doanh nghiệp giải quyết toàn bộ những vấn đề mà một phần mềm/ trang web quản lý Booking không làm được. Khi sở hữu một ứng dụng, doanh nghiệp sẽ có toàn quyền quản lý, dễ dàng tùy biến, kết hợp nhiều tính năng bên lề và đem lại trải nghiệm toàn diện cho khách hàng.

Tuy nhiên, vấn đề mà phương pháp này gặp phải chính là sự đòi hỏi rất cao ở chi phí, thời gian và năng lực của đội ngũ kỹ thuật. Bởi lẽ bên cạnh việc xây ứng dụng, doanh nghiệp còn cần phải duy trì và cập nhật các tác vụ.

Ngoài ra, ứng dụng di động chỉ phù hợp với người dùng là khách hàng thân thiết. Bởi lẽ, với khách hàng lần đầu hoặc chưa thân thiết, việc thuyết phục họ tải app, đăng nhập, xác nhận, học cách sử dụng và giữ ứng dụng trên điện thoại là vô cùng khó. Những khách hàng mới luôn yêu cầu sự nhanh chóng, tiện lợi và rất dễ thay đổi, đặc biệt là trong ngành hàng có quá nhiều sự lựa chọn thay thế như FnB.

Zalo Mini App Booking – Đặt bàn cho ngành FnB 

Nhìn vào nhược điểm của 3 phương pháp trên, có thể thấy, Native App Booking là sự lựa chọn tốt nhất. Tuy nhiên, chi phí cao và phạm vi tiếp cận khách hàng hẹp lại chính là yếu điểm của nó.

Thật tuyệt vời khi Zalo Mini App có thể giải quyết được điều đó.

Với giao diện, cách sử dụng và tác vụ tương tự một Native App thu nhỏ, đây là phương pháp đem lại thế mạnh tiệm cận nhất so với phương pháp xây dựng Native App Booking. Điều đó đồng nghĩa với việc khi sử dụng Zalo Mini App vào nghiệp vụ bán hàng của ngành FnB, doanh nghiệp sẽ hoàn toàn loại bỏ được các nhược điểm còn tồn đọng ở 2 phương pháp đầu tiên là thủ công và sử dụng “bàn tay” quản lý từ nền tảng thứ 3.

Điểm sáng của Zalo Mini App so với Native App chính là chi phí rẻ, thời gian triển khai nhanh và sự đơn giản trong việc tiếp cận lẫn sử dụng của nó. Với ưu điểm này, Mini App đặt bàn dễ dàng thuyết phục khách hàng sử dụng hơn so với quy trình “cồng kềnh” của Native App. Do đó, bất kể khách hàng nào, dù tiếp cận doanh nghiệp lần đầu hay lần thứ 100, việc đặt bàn thông qua “chương trình nhỏ” của Zalo sẽ luôn đảm bảo sự nhanh chóng, tính tiện lợi cho khách hàng.

Tuy nhiên doanh nghiệp cũng cần lưu ý, thế mạnh về chi phí, thời gian và sự đơn giản chính là lý do Zalo Mini App “hoàn hảo” trong việc triển khai các tác vụ chuyên biệt. Vậy nên, nếu doanh nghiệp FnB muốn tạo một Mini App thuần tính năng đặt bàn hoặc kết hợp thêm một vài tính năng cơ bản khác như xem dịch vụ, gọi món ăn, Loyalty Program,… Zalo Mini App có thể “trình diễn” rất tốt. Nhưng trong trường hợp doanh nghiệp muốn tùy biến phức tạp, thêm thắt nhiều tính năng đặc thù, Native App vẫn sẽ là sự lựa chọn phù hợp hơn.

Thực tế, doanh nghiệp hoàn toàn có thể triển khai cả Zalo Mini App và Native App song song với nhau nhằm phục vụ từng nhóm khách hàng và hoàn cảnh kinh doanh khác nhau. Chiến lược này đã được áp dụng thành công bởi hàng loạt doanh nghiệp lớn trên toàn cầu, nổi bật như HaiDilao và Starbucks.

Tại sao doanh nghiệp sử dụng Zalo Mini App đặt bàn nhưng không hiệu quả? 

Trong quá trình triển khai, nhiều doanh nghiệp phản hồi những ý kiến cho thấy Zalo Mini App đặt bàn không hiệu quả như kỳ vọng, tiêu biểu nhất là: “Chúng tôi không thấy có nhiều khách hàng vào sử dụng Mini App đã tạo.”

Thực tế, việc thiết kế một Zalo Mini App, doanh nghiệp nào cũng có thể làm được, chỉ cần chấp nhận bỏ chi phí đầu tư. Tuy nhiên, triển khai một ứng dụng hiệu quả thì không phải doanh nghiệp nào cũng có thể. Bởi lẽ, để sử dụng toàn diện được bất kỳ một giải pháp nào cũng đều đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư vào chiến lược và các phương hướng cụ thể.

Việc Zalo Mini App đặt bàn – booking không hoạt động hiệu quả có thể đến từ 3 nguyên nhân sau đây:

  • Doanh nghiệp chưa phù hợp để triển khai Zalo Mini App: Như đã đề cập ở trên, phương pháp thủ công vẫn có tác dụng đối với các doanh nghiệp siêu nhỏ hoặc mới thành lập. Tương tự, để tận dụng được sức mạnh của Zalo Mini App, trước tiên cần xác định được nền tảng này có phù hợp với quy mô doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại hay chưa. Giả sử doanh nghiệp có Mini App nhưng lại không có các kênh truyền thông đủ mạnh để quảng bá, lúc này, sẽ không khách hàng nào biết đến sự tồn tại và sử dụng ứng dụng của doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp chưa kết hợp với các công cụ khác của hệ sinh thái Zalo: Một trong những thế mạnh mà Zalo Mini App mang lại chính là hệ sinh thái đa dạng của nó. Việc sử dụng một công cụ trong nền tảng này mà bỏ quên các công cụ còn lại là một sự “lãng phí”. Đơn giản và hiệu quả nhất, doanh nghiệp có thể kết hợp Mini App Zalo với thông báo ZNS để tạo thành hệ thống chăm sóc khách hàng như gửi tin thông báo trước lịch hẹn, thông báo các mã giảm giá, các chiến dịch thú vị để kích cầu đặt bàn của khách hàng.
  • Doanh nghiệp chưa sử dụng dữ liệu: Dữ liệu đang len lỏi vào từng chiến lược kinh doanh và thật sai lầm nếu doanh nghiệp bỏ qua nó khi ứng dụng Mini App Booking. Như đã đề cập ở trên, Zalo Mini App bên cạnh việc cung cấp trải nghiệm đặt bàn tốt hơn cho khách hàng, nền tảng này còn là cách để doanh nghiệp thu thập dữ liệu và sử dụng nó trong các chiến lược về sau. Zalo Mini App không có dữ liệu sẽ chỉ là ứng dụng đặt bàn thông thường. Nhưng Zalo Mini App có dữ liệu sẽ là công cụ tuyệt vời để doanh nghiệp phân nhóm khách hàng, lên các chiến lược gửi tin, phát triển nội dung và cá nhân hóa trải nghiệm của họ.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể kết hợp Zalo Mini App Booking – đặt bàn với các tính năng khác như tích điểm đổi thưởng để cộng điểm cho khách hàng sau mỗi lần đặt bàn và sử dụng dịch vụ thành công. Đây chính là cách để doanh nghiệp giữ chân khách hàng và xây dựng lòng trung thành, sự yêu thích ở từng đối tượng.

Nếu doanh nghiệp có nhu cầu phát triển Zalo Mini App cho ngành FnB, hãy liên hệ với chúng tôi ngay tại đây để nhận được những tư vấn chi tiết từ các chuyên gia.

CÔNG TY TNHH HBMEDIA - HBMEDIA CO.,LTD
Trụ sở: 242/8D Bà Hom -Phường 13, Quận 6 - Hồ Chí Minh
VPĐD : 151/67D Liên Khu 4-5 , P. Bình Hưng Hoà B , Quận Bình Tân , TP Hồ Chí Minh
Tư vấn dịch vụ : 0933 576 079
Từ 8h00 – 18h00 các ngày từ thứ 2 đến thứ 7

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *