Kết Hợp D2C Trong Ngành FMCG Với Zalo Mini App Thương Mại Điện Tử

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thiết kế Website trọn gói 2,900,000đ

Quảng cáo Google

Quảng cáo Facebook

Chăm sóc Website

Chăm sóc Fanapge

Thiết kế Mobile App

Quảng cáo Tiktok

Rào cản lớn nhất trong kinh doanh mà ngành FMCG phải đối mặt chính là sự kém trung thành của khách hàng. Là một trong những ngành bị tác động mạnh nhất của khủng hoảng kinh tế, các thương hiệu FMCG đang chật vật trong các chiến lược giảm giá, sẵn sàng cắt lỗ để níu chân khách hàng, tuy nhiên, thực tế có vẻ không khả quan như kỳ vọng. Lúc này D2C như một “cánh cửa mới” đối với các doanh nghiệp FMCG khi chứng minh được tiềm năng to lớn trong việc xây dựng mối quan hệ lâu dài và nuôi dưỡng lòng trung thành của khách hàng, thông qua việc phân phối trực tiếp các sản phẩm/ dịch vụ.

Dĩ nhiên, việc kết hợp một mô hình kinh doanh chưa bao giờ là đơn giản. Nhưng chúng ta hoàn toàn có thể tìm ra giải pháp để có thể đưa mô hình D2C vào trong ngành FMCG dễ dàng hơn và Zalo Mini App thương mại điện tử chính là một trong những giải pháp đó. Cùng HBMEDIA tìm hiểu nhanh trong bài viết dưới đây.

Thực trạng vấn đề về lòng trung thành của khách hàng mà ngành FMCG phải đối mặt

FMCG (Fast Moving Consumer Goods) – ngành hàng tiêu dùng nhanh được định nghĩa là các sản phẩm với giá thành thấp, vòng đời ngắn, khách hàng có nhu cầu mua sắm liên tục và dễ dàng bị thay thế. Trong quá khứ, khi mua sắm Offline “thống trị” thị trường và thói quen mua sắm của khách hàng, FMCG là ngành hàng sở hữu lượng khách hàng vô cùng chắc chắn. Bởi lẽ, đây là những mặt hàng đơn giản, khách hàng thường không dành quá nhiều thời gian để suy nghĩ hay cân nhắc thay đổi trong hoạt động mua bán, hành vi mua hàng thường được diễn ra theo thói quen. Tuy nhiên, sự chuyển dịch kinh doanh Online cũng như tác động lớn đến từ xu hướng KOL, KOC đã khiến cho “thế trận thay đổi”. Các sản phẩm càng đơn giản, càng có nhiều sự lựa chọn thay thế càng dễ dàng bị “rời bỏ”.

Thực tế này đang khiến nhiều doanh nghiệp FMCG đau đầu. Để thu hút và níu giữ khách hàng, các thương hiệu lựa chọn triển khai chương trình giảm giá cùng hàng loạt voucher hấp dẫn. Tuy nhiên, với tần suất giảm giá như hiện nay, việc giảm giá không còn giữ được sức hút của nó, đồng thời có tác động lớn lên biên lợi nhuận của doanh nghiệp. Về lâu dài, chiến lược này không phải là một giải pháp.

Kết hợp mô hình D2C trong ngành FMCG: Rào cản và sự cần thiết 

Kết hợp mô hình D2C là cách để các doanh nghiệp FMCG giải quyết thực trạng về lòng trung thành của khách hàng. Hiển nhiên, trong quá trình triển khai chắc chắn sẽ tồn tại thách thức và cơ hội.

Sự cần thiết của mô hình D2C đối với lòng trung thành của khách hàng ngành FMCG

Cách trực tiếp và hiệu quả nhất để “bồi đắp” sự trung thành của khách hàng chính là tương tác và đem lại những trải nghiệm liền mạch trong quá trình mua hàng. Bởi lẽ, tương tác là cách để doanh nghiệp kết nối, gây ấn tượng, hình thành sự quen thuộc và định vị thương hiệu.

Thực tế, tương tác và trải nghiệm của khách hàng có thể bị tác động bởi rất nhiều yếu tố khác nhau. Như cách mà các bên trung gian cung ứng sản phẩm, cách sản phẩm của doanh nghiệp được hiển thị giữa hàng loạt các sản phẩm đến từ doanh nghiệp khác,…

Lúc này, mô hình D2C, với việc cắt bỏ hoàn toàn các đại lý và bên thứ 3 là một cách để doanh nghiệp:

  • Sở hữu trải nghiệm và tương tác với khách hàng. Nắm quyền kiểm soát và đảm bảo trải nghiệm không bị tác động tiêu cực từ các bên thứ 3.
  • Thu thập dữ liệu và hiểu được những gì khách hàng muốn tương tác.
  • Lên chiến lược và trực tiếp đáp ứng nhu cầu tương tác, tối ưu trải nghiệm khách hàng trọn vẹn nhất.

Đây chính là cách mô hình D2C tác động đến mức độ trung thành của khách hàng trong ngành FMCG.

Thách thức khi chuyển dịch sang mô hình D2C đối với các doanh nghiệp FMCG

Mô hình kinh doanh D2C cho phép doanh nghiệp loại bỏ các kênh trung gian trong quá trình kinh doanh, đồng nghĩa, doanh nghiệp phải tự mình thực hiện các công việc vốn dĩ một đơn vị trung gian phải thực hiện. Theo Hosea Chang, giám đốc điều hành của thương hiệu thời trang Hayden Los Angeles: “Để trở thành một doanh nghiệp D2C, doanh nghiệp cần tự mình sản xuất (Hoặc có nguồn hàng), tự bán, vận chuyển và tiếp thị. Lúc này, doanh nghiệp sẽ cần phải có nền tảng kinh doanh của riêng mình chẳng hạn như một ứng dụng hay một website.”

Dễ thấy, thách thức lớn nhất của doanh nghiệp FMCG khi kết hợp mô hình D2C vào trong hệ thống đó chính là việc lựa chọn nền tảng kinh doanh. Đây cũng được coi là cơ hội khi việc triển khai một kênh kinh doanh riêng sẽ đem lại thế chủ động cho doanh nghiệp và giúp giảm thiểu các chi phí phụ thuộc vào nguồn trung gian thứ 3 bên cạnh việc giữ chân khách hàng.

Đâu là nền tảng phù hợp để kết hợp mô hình D2C? 

87% khách hàng hiện nay không thích trải nghiệm mua sắm online trên website bởi sự thiếu tối ưu về trải nghiệm khi dùng. Trong đó, 47% khách hàng không hoàn thành đơn hàng bởi sự thiếu kiên nhẫn khi tìm kiếm trang web và chờ đợi loading (Theo WebAlive).

Đối với ứng dụng, theo thống kê của Go-Globe, 72% khách hàng cho rằng trải nghiệm trên app giúp cho việc mua sắm của họ trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, đối tượng sử dụng ứng dụng di động thường là những khách hàng đã gắn bó lâu và yêu quý thương hiệu. Bởi lẽ, quy trình tải và sử dụng ứng dụng khá phức tạp và tốn thời gian. Trong khi đó, để tiếp cận và nuôi dưỡng khách hàng thân thiết, doanh nghiệp không thể bỏ qua nhóm khách hàng mới tiếp cận lần đầu và chưa trung thành. Những khách hàng này luôn thiếu kiên nhẫn và yêu thích những trải nghiệm nhanh chóng, tiện lợi, dễ tiếp cận.

Zalo Mini App – Sự lựa chọn tiềm năng cho doanh nghiệp FMCG kết hợp D2C

Doanh nghiệp FMCG cần một nền tảng có khả năng tùy biến linh hoạt hơn website để đem lại trải nghiệm tối ưu cho khách hàng. Nhưng bên cạnh đó, nền tảng này cũng phải đáp ứng được yêu cầu về sự nhanh chóng và tiện lợi để không bỏ qua tệp khách hàng cần nuôi dưỡng.

Với những yêu cầu trên, Zalo Mini App được xem là một kênh phù hợp để doanh nghiệp FMCG kết hợp mô hình D2C.

Zalo Mini App cho phép doanh nghiệp thiết kế một kênh bán hàng tương tự Native App. Và cho phép khách hàng truy cập nhanh chóng thông qua mã QR, hoàn toàn bỏ qua các bước tải về và đăng nhập. Ngoài ra, Mini App trên Zalo vốn được thiết kế để phục vụ các tác vụ chuyên biệt, vậy nên, tính dễ sử dụng sẽ được đảm bảo, khách hàng không phải mất thời gian tìm hiểu cách sử dụng giữa một “rừng” các tính năng của ứng dụng.

Cần lưu ý rằng, Zalo Mini App là sự lựa chọn hoàn hảo nhất cho các doanh nghiệp FMCG muốn kết hợp mô hình D2C vào trong hoạt động kinh doanh của mình. Nhưng không phải sự lựa chọn thích hợp đối với những doanh nghiệp muốn chuyển dịch hoàn toàn sang mô hình này. Bởi lẽ, việc kết hợp và chuyển dịch là hai chiến lược hoàn toàn khác nhau.

Thực tế, các doanh nghiệp FMCG vẫn đang thu được khối lợi nhuận khổng lồ từ việc bán hàng qua các kênh trung gian. Bên cạnh đó, việc mua sắm trên các sàn thương mại điện tử vẫn đóng một vai trò rất quan trọng trong thói quen và sở thích tiêu dùng của khách hàng. Kết hợp mô hình D2C là một cách để doanh nghiệp chủ động hơn trong kinh doanh, giảm thiểu chi phí từ những bên trung gian không cần thiết và tạo lợi thế nâng giá trị lợi nhuận ròng. Đối với bối cảnh thị trường hiện tại của Việt Nam, việc chuyển dịch hoàn toàn D2C trong ngành FMCG, nhất là với doanh nghiệp SMEs là chưa cần thiết.

Zalo Mini App thương mại điện tử – Chuyển dịch D2C trong ngành FMCG đúng hướng 

Xây dựng Zalo Mini App thương mại điện tử là cách để doanh nghiệp cung ứng sản phẩm/ dịch vụ của mình trực tiếp đến khách hàng. Từ đó, doanh nghiệp sẽ chủ động hơn và “sở hữu” cơ hội tương tác cũng như điều chỉnh trải nghiệm mà khách hàng sẽ nhận được, nhằm nâng cao tỷ lệ khách hàng trung thành hiện tại.

Thế nhưng, doanh nghiệp không nên “tham” tính năng khi triển khai Zalo Mini App. Bởi lẽ, để triển khai một Zalo Mini App hiệu quả, cần phát huy đúng thế mạnh của nền tảng này, đó là một nền tảng được sinh ra với lợi thế khi phục vụ một tính năng chuyên biệt.

Một Mini App trên Zalo hoàn hảo cho doanh nghiệp FMCG là một ứng dụng thuần để phục vụ hoạt động thương mại điện tử. Doanh nghiệp có thể kết hợp thêm tính năng Loyalty Program tương tự như Mini App ngành bán lẻ, bởi lẽ 2 ngành này tồn tại những đặc điểm tương đồng và giao thoa.

Trong trường hợp doanh nghiệp muốn triển khai thêm các chương trình ngắn hạn như Minigame, việc có nên kết hợp vào một ứng dụng chung với Zalo Mini App thương mại điện tử hay tách riêng còn tùy thuộc vào chiến lược, mục tiêu của chiến dịch cũng như đặc điểm về Mini App mà doanh nghiệp định triển khai.

Lúc này, doanh nghiệp có thể liên hệ với đội ngũ chuyên gia của chúng tôi để được tư vấn chi tiết về quy trình triển khai Zalo Mini App cũng như các chiến lược kèm theo nhằm đảm bảo hiệu quả tăng trưởng sau khi triển khai là 100% thông qua:

  • Ứng dụng dữ liệu vào chiến lược Zalo Mini App và đa kênh
  • Khai thác hệ sinh thái Zalo với Zalo Mini App làm trung tâm.

CÔNG TY TNHH HBMEDIA - HBMEDIA CO.,LTD
Trụ sở: 242/8D Bà Hom -Phường 13, Quận 6 - Hồ Chí Minh
VPĐD : 151/67D Liên Khu 4-5 , P. Bình Hưng Hoà B , Quận Bình Tân , TP Hồ Chí Minh
Tư vấn dịch vụ : 0933 576 079
Từ 8h00 – 18h00 các ngày từ thứ 2 đến thứ 7

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *