KOC Là Gì? Tầm Quan Trọng Của KOC Đối Với Doanh Nghiệp

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thiết kế Website trọn gói 2,900,000đ

Quảng cáo Google

Quảng cáo Facebook

Chăm sóc Website

Chăm sóc Fanapge

Thiết kế Mobile App

Quảng cáo Tiktok

KOC là một làn sóng mới xuất hiện tại thị trường Việt Nam trong thời gian gần đây, KOC có tác động mạnh mẽ đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng giúp các thương hiệu tăng doanh thu bán hàng nhanh chóng, trong bài viết sau đây tôi sẽ giải thích thuật ngữ KOC là gì và khác biệt giữ KOC và KOL như thế nào giúp các bạn nắm rõ hơn về khái niệm này. Tham khảo ngay!

KOC LÀ GÌ?

KOC ( viết tắt của Key Opinion Consumer ) là những người tiêu dùng có sức ảnh hưởng lớn trên thị trường. Công việc chính của KOC là thử trải nghiệm sản phẩm/dịch vụ và đưa ra nhận xét, đánh giá về chất lượng của sản phẩm/dịch vụ đó.

Ở Trung Quốc xu hướng KOC nổi lên từ năm 2019 và nó hoạt động mạnh mẽ, sau đó được các nước Châu  u, Châu Á áp dụng trong các chiến lược kinh doanh của mình. Ở Việt Nam, thuật ngữ marketing này vẫn còn khá mới mẻ

Số người theo dõi KOC trên các trang mạng xã hội hiện nay còn khá ít, tuy nhiên những đánh giá và nhận xét của KOC mang tính khách quan và họ thường nghiên cứu thật kỹ trước khi đưa ra đánh giá nên dễ tác động đến quyết định mua hàng của khách hàng, đặc biệt đối với giới trẻ

koc là gì

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA KOC VÀ KOL LÀ GÌ?

• Mức Độ Phổ Biến

Đối với KOL

KOL là những người nổi tiếng có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội như: ca sĩ, diễn viên, người mẫu,….
Các doanh nghiệp chủ động tiếp cận đến KOL và kí hợp đồng hợp tác
Doanh nghiệp phải trả phí cho KOL
KOL quảng cáo sản phẩm/dịch vụ với quy mô lớn
Được sử dụng sản phẩm/dịch vụ miễn phí và đưa ra nhận xét, đánh giá chân thật để tiếp cận các khách hàng tiềm năng

Đối với KOC

KOC cũng là người tiêu dùng nhưng họ chủ động lựa chọn sản phẩm, nhãn hàng đang được nhiều người quan tâm để sử dụng và đưa ra những lời nhận xét, đánh giá chất lượng chân thực nhất chứ không đánh giá dựa theo kịch bản có sẵn của thương hiệu đưa ra

Thương hiệu trả mức phí hoa hồng cho KOC
KOC hoạt động quy mô nhỏ hơn KOL, họ sẽ tập trung nhiều vào việc bán hàng và các dịch vụ khách hàng

• Quy Mô KOL KOC

Lượt Follows của KOLs trên các trang mạng xã hội là một trong những tiêu chí đánh giá mức độ phổ biến của các KOLs, nó cũng  tương tự như influencers

Quy mô khán giả không quan trọng đối với các KOC, ngày nay người dùng có xu hướng đầu tư nghiên cứu, lựa chọn sản phẩm/dịch vụ kỹ càng hơn trước khi đưa ra quyết định mua hàng, vì vậy những nhận xét mang tính khách quan của KOC sẽ tác động hiệu quả hơn đến khách hàng

• Tính Chuyên Môn

KOLs cần có đủ kiến thức chuyên môn về lĩnh vực đó để có khả năng dẫn dắt và tạo hành vi chuyển đổi.

KOC sở hữu mức độ tin tưởng cao hơn bởi họ đưa ra những review thực tế từ chính trải nghiệm của mình, không quảng cáo PR cho bất kì thương hiệu nào

sự khác biệt của koc và kol

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG KOC NHƯ THẾ NÀO?

♦ Relevant: Đây là chỉ số dùng để đo lường mức độ viral, Influencer có thể hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau, những lĩnh vực mà Influencer có chuyên môn, kiến thức sâu rộng và hoạt động thường xuyên sẽ được xếp vào bảng xếp hạng các Influencer và có chỉ số Relevance Score trên 60%

♦ Performance: Chỉ số đo lường hiệu quả bán hàng của KOL dựa trên nội dung mà KOL truyền thông. Một Influencer được xem là có tác động đến người dùng là khi nội dung họ truyền tải thu hút được nhiều khách hàng quan tâm và sử dụng sản phẩm/dịch vụ

♦ Growth: Một chiến dịch Influencer Marketing hoàn hảo cần phải liên tục sáng tạo nội dung, không nên chỉ nói xoay quanh những thông tin có sẵn về sản phẩm trong suốt chu kì thực hiện chiến dịch, thay vào đó hãy cập nhật những xu hướng mới và chia sẻ thêm nhiều thông tin khác liên quan đến sản phẩm

TẦM QUAN TRỌNG CỦA KOC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP

Trong một thời đại ngày càng phát triển như hiện nay, người dùng cũng cẩn trọng hơn trước mọi quyết định mua hàng, đa phần họ đều tìm kiếm những thông tin về sản phẩm/dịch vụ mà họ sắp sử dụng để xem đánh giá từ những người dùng trước. Đây chính là cơ sở để tạo nên xu hướng KOC

Cụ thể, KOC sẽ mang lại những lợi ích cho doanh nghiệp:

  • • Tiết kiệm chi phí quảng cáo

Thương hiệu chỉ trả phí hoa hồng cho KOC dựa trên số đơn hàng chốt đơn thành công

Đối vối KOLs, doanh nghiệp phải trả khoản phí lớn tùy theo cấp độ nổi tiếng của KOLs mà doanh nghiệp lựa chọn, chưa kể những chi phí phát sinh phục vụ trong chiến dịch

  • • Tạo niềm tin với khách hàng

Trực tiếp sử dụng sản phẩm để đưa ra nhận xét chân thật nhất chính là yếu tố quan trọng có được niềm tin từ phía khách hàng bều lâu. Ngoài ra, còn giúp các doanh nghiệp đo lường được sản phẩm/dịch vụ của mình còn những hạn chế nào hay cần rút kinh nghiệm gì từ chiến lược quảng bá sản phẩm này

tầm quan trọng của koc trong marketing

KOC KIẾM TIỀN NHƯ THẾ NÀO?

Cách kiếm tiền của KOL và KOC là giống nhau, KOL và KOC đều kiếm tiền trên Youtube, tham gia chiến dịch quảng bá thương hiệu, làm mẫu ảnh cho thương hiệu, chỉ khác nhau ở điểm các nhãn hàng sẽ chủ động tìm đến KOL để review sản phẩm và họ sẽ trả một mức phí cho các KOLs, còn KOC thì chủ động tìm đến các sản phẩm/dịch vụ đang hot để trải nghiệm và đánh giá, sau đó sẽ nhận hoa hồng dựa trên số đơn bán được.

KẾT LUẬN

Hiện nay, KOC đang từng bước khẳng định lợi thế của mình, KOL và KOC đều có những điểm mạnh riêng, nếu bạn biết cách ứng dụng vào chiến lược marketing của mình chắc chắn sẽ giúp doanh nghiệp gặt hái được nhiều thành công. Chúc các bạn thành công!

Nguồn : quangcaosieutoc.com

CÔNG TY TNHH HBMEDIA - HBMEDIA CO.,LTD
Trụ sở: 242/8D Bà Hom -Phường 13, Quận 6 - Hồ Chí Minh
VPĐD : 151/67D Liên khu 4-5, Bình Hưng Hòa B, Bình Tân, Tp.HCM
Tư vấn dịch vụ : 0933 576 079
Từ 8h00 – 18h00 các ngày từ thứ 2 đến thứ 7

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *