Nội dung chính
- 1 So sánh Mini Game trong Gamification Marketing và Mini Game ngoài thực tế
- 2 Tại sao nên triển khai Mini Game trên Mini App Zalo?
- 3 Kích cầu chi tiêu qua Mini Game trên Mini App Zalo – Doanh nghiệp đã trả lời được những câu hỏi này chưa?
- 3.1 1. Làm sao để thuyết phục khách hàng chơi Game?
- 3.2 2. Phần thưởng khách hàng nhận được sau mỗi lượt chơi có đủ hấp dẫn không?
- 3.3 3. Làm sao để doanh nghiệp thu thập dữ liệu khách hàng qua Mini Game?
- 3.4 Thiết kế Mini Game trên Mini App Zalo giúp việc thu thập dữ liệu trở lên đơn giản hơn rất nhiều.
- 4 Tổng kết
Thêm Mini Game vào chiến lược kinh doanh là một trong những cách để doanh nghiệp tiếp cận khách hàng dưới một góc độ mới mẻ và thú vị hơn. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp SMEs có nhu cầu tích hợp Mini Game trên Mini App Zalo với kỳ vọng kích cầu chi tiêu của khách hàng. Tuy nhiên, khi triển khai Mini Game trên Mini App Zalo doanh nghiệp cần lưu ý những gì và làm thế nào để thuyết phục khách hàng trải nghiệm Game? Cùng HBMEDIA tìm kiếm câu trả lời ngay dưới đây!
So sánh Mini Game trong Gamification Marketing và Mini Game ngoài thực tế
Gamification Marketing không chỉ đơn giản là tạo ra một Mini Game và tích hợp vào chiến lược tiếp thị của doanh nghiệp. Bởi lẽ, trọng tâm của Mini Game là chính nó, nhưng trọng tâm của Mini Game trong Gamification Marketing lại là mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
Chính vì vậy, không quan trọng game của doanh nghiệp khó đến đâu, phức tạp đến mức nào, đồ họa xịn ra sao mà quan trọng rằng Mini Game của doanh nghiệp có thu hút khách hàng tham gia hay không và sau khi trải nghiệm trò chơi, khách hàng sẽ ở lại và tiếp tục “hành trình” của mình cùng doanh nghiệp hay sẽ rời đi. Bởi lẽ, khách hàng tìm đến Mini Game của doanh nghiệp không phải để giải trí mà là để tìm kiếm giá trị sau khi chơi, cụ thể ở đây chính là các voucher giảm giá, các phần quà thú vị.
Trong thực tế, Mini Game được ứng dụng trong Gamification Marketing thường có lối chơi đơn giản, đồ họa thân thiện và không tốn quá nhiều thời gian trải nghiệm. Việc các doanh nghiệp dồn tiền vào để sáng tạo Game với đồ họa “khủng”, cách chơi phức tạp cho các chiến dịch Marketing thậm chí chỉ diễn ra một lần là không cần thiết và làm hao tổn ngân sách doanh nghiệp.
Tại sao nên triển khai Mini Game trên Mini App Zalo?
Khi triển khai Mini Game, doanh nghiệp cần suy nghĩ xem nên tích hợp trò chơi vào đâu. Hiện tại, Website và ứng dụng di động là 2 sự lựa chọn phổ biến nhất.
Website cho phép doanh nghiệp quảng bá dễ dàng thông qua việc lấy link và gắn trực tiếp lên các trang mạng xã hội. Tuy nhiên, nhược điểm của website nằm ở khả năng truy cập, hiệu suất và trải nghiệm người dùng.
Để cải thiện các vấn đề đó, nhiều doanh nghiệp lựa chọn ứng dụng di động – 1 “vị trí” đem lại khả năng trải nghiệm Mini Game mượt mà hơn và phù hợp trên mọi thiết bị. Tuy nhiên, để có thể tham gia, ứng dụng di động đòi hỏi khách hàng phải trải qua quy trình download, đăng ký tài khoản, đăng nhập rất mất thời gian và ảnh hưởng đến dung lượng điện thoại của khách hàng. Đó là còn chưa kể đến, việc xây dựng một ứng dụng di động rất tốn chi phí và đòi hỏi doanh nghiệp cần có trình độ kỹ thuật cao.
Xây dựng Mini Game trên Mini App Zalo có phải sự lựa chọn thông minh?
Mini App Zalo được coi là sự kết hợp hoàn hảo của cả Website và ứng dụng di động. Bản chất, Zalo Mini App là một ứng dụng Web với kích thước nhỏ hơn 10MB và chạy trực tiếp trên Super App Zalo. Chính vì vậy, nền tảng này tích hợp ưu điểm và giải quyết nhược điểm của cả Website lẫn ứng dụng di động:
- Không yêu cầu khách hàng phải tải về máy và đăng nhập. Khách hàng có thể truy cập trực tiếp “ứng dụng con” này trên Zalo hoặc tạo phím tắt ra màn hình để tiện truy cập nếu có nhu cầu sử dụng nhiều lần. Tài khoản của khách hàng sẽ được tạo và đăng nhập nhanh bằng chính thông tin mà khách hàng đã đăng ký khi tạo tài khoản Zalo.
- Đem lại hiệu suất và trải nghiệm mượt mà, mạnh mẽ tương tự một Native App thông thường.
- Dễ dàng lấy link, lấy mã QR truy cập nhanh để quảng bá trên các nền tảng mạng xã hội tương tự như khi triển khai Mini Game trên website.
- Chi phí xây dựng thấp hơn đến 10 lần so với ứng dụng di động thông thường và thời gian chờ đợi nhanh chóng.
Với những ưu điểm này, triển khai Mini Game trên Mini App Zalo không chỉ là sự lựa chọn hàng đầu của các SMEs mà còn thu hút nhu cầu tích hợp của rất nhiều các “ông lớn”.
Kích cầu chi tiêu qua Mini Game trên Mini App Zalo – Doanh nghiệp đã trả lời được những câu hỏi này chưa?
Doanh thu luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu bởi các doanh nghiệp bất kể lớn nhỏ. Giữa vô vàn phương pháp khác nhau, trực tiếp và đơn giản nhất chính là kích cầu chi tiêu của khách hàng.
Việc triển khai Mini Game trên Mini App Zalo cũng được coi là một công cụ hiệu quả để đạt được mục tiêu này. Tuy nhiên, trước khi thiết kế Mini Game trên Mini App Zalo doanh nghiệp cần trả lời được 3 câu hỏi dưới đây.
1. Làm sao để thuyết phục khách hàng chơi Game?
Việc thiết kế Mini Game trên Mini App Zalo sẽ trở nên vô nghĩa nếu khách hàng không nhấn nút “tham gia” và trải nghiệm trò chơi. Có rất nhiều lý do để khách hàng phớt lờ “lời mời chào” tham gia Mini Game của doanh nghiệp.
Để thuyết phục khách hàng chơi Game, doanh nghiệp phải đảm bảo khách hàng có được 3 chữ “đủ” sau đây: Xuất hiện đủ nhiều – Giá trị đủ hấp dẫn – Trải nghiệm đủ phù hợp.
- Xuất hiện đủ nhiều: Một người có thể tiếp nhận lên đến hàng nghìn nội dung mỗi ngày. Chính bởi vậy, khách hàng ít khi nào bấm vào một nội dung nếu nó chỉ xuất hiện một lần duy nhất, trừ khi nội dung đó đem lại ấn tượng cực mạnh. Để thu hút khách hàng tham gia Mini Game, doanh nghiệp cần gửi “lời mời” nhiều hơn 1 lần. Tuy nhiên, việc xuất hiện quá nhiều có thể sẽ khiến khách hàng “mất thiện cảm”. Doanh nghiệp nên chú ý và điều chỉnh tần suất cho phù hợp.
- Giá trị đủ hấp dẫn: Một trong những lý do khách hàng tham gia Mini Game chính là bởi những giá trị họ nhận được sau đó. Hãy lựa chọn phần thưởng thật kỹ để khách hàng thấy hấp dẫn và phù hợp với kinh tế hiện có của doanh nghiệp.
- Trải nghiệm đủ phù hợp: Như đã đề cập ở trên, Mini Game trong Gamification Marketing không đòi hỏi những trò chơi phức tạp, đồ họa cao cấp. Khách hàng chơi Game nhằm mục đích đạt được phần thưởng sau cùng. Chính vì vậy, một trải nghiệm Game phù hợp chính là những Game có cách chơi đơn giản, thời gian chơi nhanh nhưng vẫn đủ hứng thú để khách hàng chơi đi chơi lại nếu chưa đạt được phần thưởng mong muốn. Đại diện cho dạng game này chính là: Vòng quay may mắn, trồng cây hoặc Flappy Bird.
2. Phần thưởng khách hàng nhận được sau mỗi lượt chơi có đủ hấp dẫn không?
Quà tặng là yếu tố thu hút khách hàng tham gia, đây cũng chính là yếu tố trực tiếp quyết định xem Mini Game trên Mini App Zalo của doanh nghiệp có kích cầu tiêu dùng từ phía khách hàng được hay không. Thực tế, không thiếu trường hợp khách hàng nhận được phần thưởng nhưng không hứng thú và không hề phát sinh giao dịch sau đó.
Chính vì vậy, doanh nghiệp cần thật sự cân nhắc kỹ xem phần thưởng sau mỗi lượt chơi đã đủ hấp dẫn hay chưa? Khách hàng của bạn có thích phần thưởng đó không? Phần thưởng đó có tính ứng dụng thực tế và tăng nhu cầu mua sắm của khách hàng hay không?
Những Voucher mang tính giới hạn về số lượng thường có tác dụng tốt hơn trong việc kích thích khách hàng mua sắm. Bên cạnh đó, những voucher có dạng “lừa lọc” như “Giảm giá 50% – Giảm tối đa 2 nghìn đồng” chính là những mẫu phần thưởng doanh nghiệp cần loại bỏ. Dù những mẫu quà tặng này có giá trị thu hút khách hàng rất tốt nhưng nó lại khiến tỷ lệ bỏ rơi giỏ hàng tăng cao và gây khó chịu cho khách hàng. Như vậy, mục đích kích cầu mua sắm không những không đạt được mà doanh nghiệp còn mất thêm khách hàng.
3. Làm sao để doanh nghiệp thu thập dữ liệu khách hàng qua Mini Game?
Mini Game trên Mini App Zalo là phương pháp kích cầu chi tiêu của khách hàng hiệu quả. Nói như vậy là bởi, các doanh nghiệp khi triển khai Mini Game trên Mini App Zalo có thể kích thích nhu cầu mua sắm của khách hàng thông qua những phần thưởng như voucher, mã giảm giá và quà tặng. Chưa dừng lại ở đó, doanh nghiệp còn có thể thu thập dữ liệu của mỗi khách hàng chơi Game. Những dữ liệu này được dùng để doanh nghiệp triển khai các hoạt động chăm sóc khách hàng sau đó, bao gồm:
- Kích thích nhu cầu mua sắm của những khách hàng chưa sử dụng phần thưởng nhận được sau Mini Game.
- Tiếp tục chăm sóc và mời chào mua hàng với những khách hàng đã mua hàng sau khi chơi Mini Game trên Mini App Zalo.
Vậy, doanh nghiệp thu thập dữ liệu khách hàng qua Mini Game như thế nào? Cách hiệu quả nhất chính là yêu cầu khách hàng điền biểu mẫu thông tin trước khi tham gia trò chơi. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp còn thu thập thông tin khách hàng thông qua việc xin Email/số điện thoại của khách hàng để gửi Voucher sau khi khách hàng chơi thành công. Tuy nhiên, phương pháp này thường được ứng dụng khi phần thưởng khách hàng nhận được ở mức trung bình trở lên và khó áp dùng với những phần quà nhỏ.
Thiết kế Mini Game trên Mini App Zalo giúp việc thu thập dữ liệu trở lên đơn giản hơn rất nhiều.
Khi truy cập vào Mini App của thương hiệu, tài khoản của khách hàng sẽ tự động được đăng ký dựa trên dữ liệu mà khách hàng cung cấp khi tạo tài khoản Zalo. Chính vì vậy, chỉ cần khách hàng đồng ý tham gia Mini Game, doanh nghiệp “nghiễm nhiên” có được dữ liệu trong tay mà không đòi hỏi khách hàng phải làm gì thêm.
Tuy nhiên, doanh nghiệp cần lưu ý rằng, từ thu thập dữ liệu đến sử dụng dữ liệu là cả một câu chuyện nan giải. Các dữ liệu sau khi thu về nên được phân tích và chia nhóm để quá trình chăm sóc khách hàng trở nên hiệu quả hơn. Ngoài ra, để giải quyết trường hợp khách hàng chơi game nhiều lần dẫn đến dữ liệu bị sai, bị trùng, việc “làm sạch” dữ liệu là vô cùng quan trọng.
Nếu doanh nghiệp chưa có nhân sự Data Analysis hay cảm thấy việc xây dựng một phòng ban để thực hiện hoạt động này chưa quá cần thiết với nhu cầu hiện tại, việc đầu tư vào bên thứ 3 chính là sự lựa chọn hoàn hảo nhất.
Tổng kết
Thiết kế Mini Game trên Mini App Zalo đang là xu hướng và là công cụ được nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ ứng dụng bởi khả năng kích cầu chi tiêu của khách hàng. Bài viết trên đã cung cấp cho doanh nghiệp cái nhìn tổng quan về trò chơi trong Gamification cũng những lưu ý quan trọng để triển khai Mini Game trên Mini App Zalo.
Nếu doanh nghiệp có nhu cầu triển khai Mini Game trên Mini App Zalo hoặc trên bất kỳ nền tảng nào hãy liên hệ ngay với HBMEDIA tại đây để được tư vấn dịch vụ phù hợp nhất và trải nghiệm giải pháp thu thập, hoạch định dữ liệu được thiết kế riêng bởi HBMEDIA.
Nguồn : GapOne.vn