“Chiêu trò” Marketing Word Of Mouth từ các doanh nghiệp

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thiết kế Website trọn gói 2,900,000đ

Quảng cáo Google

Quảng cáo Facebook

Chăm sóc Website

Chăm sóc Fanapge

Thiết kế Mobile App

Quảng cáo Tiktok

Word of Mouth (WOM) là một hình thức marketing luôn được các doanh nghiệp ưu tiên sử dụng trong các chiến dịch quảng cáo của mình nhờ đem lại hiệu quả cao mà chi phí phải bỏ ra thấp hơn các hình thức quảng cáo đại chúng khác. Thế nhưng bạn đã bao giờ tự hỏi, doanh nghiệp dùng những “chiêu trò” gì để làm marketing Word Of Mouth chưa?

1. Buzz Marketing – Marketing bằng tin đồn

Đây là hình thức sử dụng những chương trình giải trí, tin tức, những câu chuyện đang “gây bão” để “rỉ tai” để người tiêu dùng bàn tán về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Các marketer sẽ hé mở thông tin về sản phẩm cho một vài người, để những người này tiếp tục truyền tai cho những người khác.

Apple đã từng lợi dụng bản năng tò mò này và tự làm rò rỉ thông tin về “một chiếc điện thoại đẹp mắt, sở hữu các tính năng hoàn hảo nhất” trước ngày công bố sản phẩm chính thức (9/1/2007). Nhờ vào hiệu ứng bàn tán về “sự cố” này mà Apple vừa khiến công chúng xôn xao về sản phẩm sắp ra mắt, vừa kích thích được nhu cầu sản phẩm lên tối đa. Kết quả là khi vừa ra mắt, iPhone đã có một lượng khách hàng lớn tin dùng sản phẩm của mình mà không mất công quảng cáo nhiều.

Ưu điểm: Tốc độ lan truyền tin tức nhanh do bản tính tò mò của con người rất mạnh và nhạy trước những “tin hot”. Khách hàng không cảm thấy khó chịu do họ tự tìm đến và bàn tán về tin đồn chứ không chịu tác động của quảng cáo.

Nhược điểm: Tin đồn khó kiểm soát, dễ “tam sao thất bản”, gây bất lợi cho doanh nghiệp.

2. Viral Marketing – Marketing lan truyền

Đây là hình thức marketing sản phẩm và dịch vụ thông qua internet như các trang mạng xã hội, các trang mạng thông tin, các cửa sổ pop-up, các email quảng cáo gửi cho người dùng… Các doanh nghiệp sẽ tìm cách khuyến khích một cá nhân nào đó lan truyền một nội dung tiếp thị, quảng cáo đến những người khác bằng cách đưa ra những thông tin hấp dẫn, thú vị, gây sốc… khuyến khích khách hàng chia sẻ, tạo ra một cơ chế lan truyền thông tin theo cấp số mũ, giống như sự lây lan của vi rút vậy.

Ví dụ trên facebook, ta thường xuyên bắt gặp các post “tag thêm 3 bạn bè để nhận ưu đãi 15%” Khi cứ một người lan truyền thông tin cho 3 người, và 3 người đó lại tiếp tục lan truyền cho 9 người khác, tốc độ lan truyền sẽ nhanh chóng tăng lên theo cấp số mũ. Hiệu quả thật khủng khiếp!

Ưu điểm: Thông điệp nhanh chóng được lan rộng. Hiệu quả có thể đo lường.

Nhược điểm: Một chiến dịch viral marketing có thể nhận được cả phản hồi rất tích cực và tiêu cực. Doanh nghiệp cần chấp nhận và có phương pháp xử lý riêng cho từng luồng ý kiến.

3. Influencer Marketing/ Celebrity Product Placement – Marketing sắp đặt

Các doanh nghiệp sẽ sử dụng những người có tầm ảnh hưởng lớn trong cộng đồng, gọi là các KOL – Key Opinion Leader, để thay họ tán dương, khuyến khích người dùng sử dụng sản phẩm của mình. Những KOL này có thể là các ngôi sao đang hot, các idol của giới trẻ, các tài khoản người dùng instagram, facebook có nhiều lượt follower… Việc những KOL này đích thân sử dụng sản phẩm rồi giới thiệu lại sẽ gây được niềm tin lớn ở người tiêu dùng, vì khi đó thương hiệu của sản phẩm được gắn liền với hình ảnh của chính KOL đó.

Với cách “cột” tên tuổi như thế, không ngạc nhiên cho lắm khi các hãng thời trang, mỹ phẩm, trang sức trên thế giới thường tài trợ sản phẩm của mình cho các khách mời tham dự tại các buổi lễ trao giải có tiếng tăm. Chỉ cần một nữ diễn viên điện ảnh nổi tiếng ngày hôm sau xuất hiện trên trang bìa của một tạp chí với chiếc mắt kính sành điệu, thì gần như ngay lập tức các cửa hàng của hiệu kính đó người ra vào sẽ rất tấp nập. (Hình thức Macro Influencer Marketing)

Hay như việc gần đây trên Instagram nổi lên phong trào “review đồ ăn” của một số tài khoản người dùng. Họ nhận được sự ủng hộ và tin tưởng rất lớn từ những người trẻ tuổi có cùng sở thích, nhờ đó có cho mình một lượng follower lớn. Các nhà hàng, quán ăn… đã rất nhanh nhạy trong việc nắm bắt tâm lý người dùng và tài trợ cho các foodie instagramer này để họ tiếp tục review tốt về sản phẩm của mình, nhờ vậy đã giúp họ có thêm một lượng khách hàng mới đông đảo là tập follower này. (Micro Influencer Marketing)

Ưu điểm: Khả năng lan tỏa thông tin nhanh chóng do tầm ảnh hưởng của các KOL, dù là trên đại chúng hay trong một cộng đồng quan tâm. Hình thức Micro Influencer còn nhận được tương tác thực cao từ khách hàng với chi phí thấp.

Nhược điểm: Nội dung quảng cáo nếu không được biên tập khéo léo và đăng tải với mật độ vừa phải sẽ dễ làm người nhận mất cảm tình.

4. Community Marketing – Marketing cộng đồng

Đây là hình thức marketing thông qua việc hình thành hay hỗ trợ cho những hội nhóm, cộng đồng, tạo điều kiện để các thành viên mặc sức chia sẻ thông tin, sự quan tâm về sản phẩm – dịch vụ hay thương hiệu của doanh nghiệp. Marketing cộng đồng thường xuất hiện trên các diễn đàn hoặc hội nhóm cùng sở thích…

Ví dụ, trang web của các nhãn hàng di động thường có chuyên mục diễn đàn để người dùng vào trao đổi, review sản phẩm, hỏi thăm về các vấn đề thường gặp phải… Đó cũng là hình thức nâng cao nhận thức về sản phẩm cho những khách hàng tiềm năng. Hoặc như trên Facebook, các fanpage của doanh nghiệp luôn có mục review on-site để khách hàng có thể thoải mái chia sẻ và bình luận về sản phẩm của mình.

Ưu điểm: Doanh nghiệp có thể giao tiếp hai chiều với khách hàng, nhận được thông tin phản hồi và nhanh chóng sửa đổi những điểm còn thiếu sót.

Nhược điểm: Review tiêu cực từ khách hàng có thể làm ảnh hưởng tới doanh nghiệp. Cần có những biện pháp xử lý khủng hoảng thích hợp.

5. Grassroots Marketing – Marketing bình dân

Đây là hình thức doanh nghiệp “biến” những người có quan tâm sâu sắc đến sản phẩm – dịch vụ trở thành đội ngũ bán hàng tự nguyện cho mình, thay vì sử dụng tới những người có tầm ảnh hưởng lớn trong cộng đồng. Hình thức này tuy khá gần với viral marketing, nhưng vẫn có khác biệt nhất định ở chỗ: Viral Marketing gây ra những cảm xúc mạnh (có thể tích cực, có thể tiêu cực) cho khách hàng để khuyến khích họ chia sẻ thông tin, còn Grassroots Marketing sẽ sử dụng những người vốn đã tin tưởng sản phẩm, dịch vụ của mình để họ tiếp tục nói tốt cho sản phẩm, dịch vụ với những người khác.

Vào năm 2008, tập đoàn máy tính HP tổ chức buổi gặp mặt cho hàng ngàn cựu nhân viên đã về hưu của mình, khuyến khích họ trở thành các đại sứ nhãn hiệu, những người bán hàng tự nguyện cho doanh nghiệp bằng cách tổ chức những câu lạc bộ alumni tại địa phương. Trong những buổi đó, họ sẽ nói về HP cùng những vấn đề nổi cộm trong xã hội mà HP đang quan tâm đến, các tính năng nổi trội của sản phẩm HP, đồng thời cũng chia sẻ về những sự kiện giúp ích cho cộng đồng mà HP tổ chức. Họ là những người hiểu rõ cặn kẽ nhất về sản phẩm của mình nhờ vào những kiến thức và kinh nghiệm mà họ có được khi còn làm việc tại đây cho những người khác. Nhờ vậy, HP vừa có một đội ngũ Marketing Word Of Mouth tình nguyện hùng hậu cho mình, vừa duy trì được mối quan hệ tốt với những nhân viên về hưu.

Ưu điểm: Tập trung vào đúng đối tượng khách hàng doanh nghiệp nhắm đến.

Nhược điểm: Không có hiệu quả với những đối tượng không quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ đó. Khó đo lường hiệu quả.

Tạm kết

Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã có được một cái nhìn toàn cảnh về tất cả những phương thức marketing Word Of Mouth mà doanh nghiệp sử dụng.

CÔNG TY TNHH HBMEDIA - HBMEDIA CO.,LTD
Trụ sở: 242/8D Bà Hom -Phường 13, Quận 6 - Hồ Chí Minh
VPĐD : 151/67D Liên khu 4-5, Bình Hưng Hòa B, Bình Tân, Tp.HCM
Tư vấn dịch vụ : 0933 576 079
Từ 8h00 – 18h00 các ngày từ thứ 2 đến thứ 7

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *