Nội dung chính
Zalo Mini App là một kênh kinh doanh và chăm sóc khách hàng tiềm năng khi xuất thân là “đứa con cưng” của nền tảng Zalo – mạng xã hội hàng đầu Việt Nam với hơn 75 triệu người sử dụng. Những số liệu tích cực về giá trị mà nền tảng này đem lại chính là lý do khiến Zalo Mini App trở thành xu hướng và là một nền tảng mà các doanh nghiệp không thể bỏ qua nếu muốn mở rộng khả năng tiếp cận khách hàng.
Trong bài viết này, HBMEDIA sẽ làm rõ khái niệm Zalo Mini App là gì. Đồng thời chia sẻ cách khởi tạo Mini App và định hướng hướng triển khai nền tảng này thật hiệu quả trong hoạt động kinh doanh và chăm sóc khách hàng.
Tổng quan về Zalo Mini App
Trước tiên, Mini App là gì?
Mini App, hiểu theo cách đơn giản là một ứng dụng nhỏ chạy trên nền tảng của một ứng dụng lớn được gọi là Super App. Một Super App có thể bao gồm rất nhiều các Mini App khác nhau. Và để sử dụng Mini App, người dùng chỉ cần truy cập trực tiếp vào Super App mà không cần các thao tác tải về như thông thường. Cũng bởi có thể sử dụng trực tiếp mà không cần tải về, Mini App sẽ không bao giờ biến mất hay bị xóa theo cách thông thường. “Chương trình nhỏ” này sẽ chỉ thực sự biến mất khi và chỉ khi “Chương trình mẹ” Super App bị xóa đi hoàn toàn. Điều này đem lại lợi ích 2 chiều:
- Về phía khách hàng: Họ sẽ không cần phải lo lắng về việc ứng dụng “ngốn” quá nhiều bộ nhớ thiết bị hay phải tốn thời gian cho việc tải app mới. Bên cạnh đó, Zalo Mini App cho phép khách hàng truy cập nhanh chóng và sử dụng ứng dụng dễ dàng, phù hợp với cả những khách hàng ít am hiểu về công nghệ. Rõ ràng rằng, trải nghiệm khách hàng đã được cải thiện đáng kể.
- Về phía doanh nghiệp: Bạn sẽ có được cơ hội tiếp cận khách hàng tuyệt vời hơn và tận dụng được tối đa hệ sinh thái cũng như lượng người dùng sẵn có đến từ app “mẹ” Zalo.
Hiện tại, ở Việt Nam, chưa có nhiều bên triển khai hệ thống Mini App. Những cái tên tiêu biểu có thể kể qua bao gồm Zalo, Momo, Shopee và Tiki. Trong đó, Zalo được biết đến phổ biến hơn cả.
Zalo Mini App là gì?
Zalo Mini App là những “ứng dụng nhỏ” được triển khai và hoạt động trực tiếp trên nền tảng Zalo. Để dễ hình dung nhất, bạn có thể truy cập vào một Mini App bất kỳ trong mục khám phá của ứng dụng Zalo.
Thực tế, Zalo Mini App có thể sở hữu các đặc điểm và tính năng tương tự như một ứng dụng Native App thông thường. Công cụ này được sinh ra để triển khai các tác vụ cơ bản như triển khai kênh bán hàng, thực hiện khảo sát, tạo các chương trình tích điểm đổi thưởng, Loyalty Program, tích hợp Mini Game,… và phục vụ các chiến dịch ngắn hạn đến trung hạn.
Các loại hình ứng dụng Zalo Mini App phổ biến
Tùy vào nhu cầu của mỗi doanh nghiệp mà các Zalo Mini App sẽ phục vụ cho các mục đích khác nhau. Dưới đây là 5 loại hình Zalo Mini App phổ biến nhất trên nền tảng Zalo.
STT | Tên loại hình | Đặc điểm |
---|---|---|
1 |
Ứng dụng thương mại điện tử |
Là hình thức phổ biến nhất trên Zalo, đồng thời cũng là lĩnh vực được nhiều doanh nghiệp chú ý nhất.
Ứng dụng này cho phép khách hàng truy cập app để tìm kiếm sản phẩm/ dịch vụ, lọc kết quả hiển thị, so sánh giá cả, đưa sản phẩm/ dịch vụ vào giỏ hàng, chọn mua, thanh toán và theo dõi đơn hàng. Loại hình ứng dụng này được sử dụng phổ biến bởi các doanh nghiệp bán lẻ, các doanh nghiệp ngành dịch vụ như du lịch – khách sạn, FnB, làm đẹp & sức khỏe,… |
2 |
Ứng dụng Tài chính – Ngân hàng |
Các đơn vị tài chính, ngân hàng và bảo hiểm chính là một trong những nhóm ngành hàng tiên phong triển khai Zalo Mini App. Về cơ bản, Zalo Mini App thuộc loại hình này không khác biệt quá nhiều so với Native App. Khách hàng vẫn có thể triển khai các giao dịch tài chính như trên ứng dụng điện thoại bình thường. Tuy nhiên, các tác vụ sẽ có phần tối giản hơn. Tương tự như một phiên bản “Lite” của Native App vậy. |
3 |
Ứng dụng Giải trí |
Loại hình này ít được chú ý bởi các doanh nghiệp kinh doanh. Tuy nhiên, việc Zalo Mini App có thể triển khai những trò chơi, hoạt động giải trí chính là một sự khẳng định giúp các doanh nghiệp yên tâm hơn về sức mạnh và sự mượt mà của các Mini App trên Zalo cũng như khả năng triển khai Gamification Marketing. Một số ứng dụng giải trí phổ biến trên nền tảng Zalo là: Vương Lão Gia, Vua bắn cá, Tá lả, Tiến lên,… |
4 |
Ứng dụng Kết nối |
Các ứng dụng kết nối thường xuyên được sử dụng bởi các ngành hàng tập trung chính vào hoạt động Marketing và CSKH. Điển hình nhất là nhóm ngành giáo dục với những app mang tính chất thông báo, kết nối phụ huynh và học sinh với nhà trường/ trung tâm/ doanh nghiệp giáo dục hoặc đăng tải trực tiếp những khóa học trên Zalo Mini App. |
Các tính năng nổi bật được ứng dụng trên Zalo Mini App
Tùy vào loại hình Zalo Mini App mà doanh nghiệp lựa chọn, cũng như lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp mà Zalo Mini App sẽ bao gồm các tính năng khác nhau. Dưới đây là một vài tính năng nổi bật được nhiều doanh nghiệp ứng dụng:
- Tính năng Booking và quản lý Booking
- Tính năng Ecommerce – Mua hàng trực tuyến
- Tính năng tích điểm, đổi thưởng – Xây dựng chương trình khách hàng thân thiết
- Tính năng gửi thông báo đẩy
- Mini Games kết hợp mua sắm
5 lợi ích mà Zalo Mini App đem lại cho doanh nghiệp?
1. Giúp doanh nghiệp giải quyết bài toán về chi phí
Mọi doanh nghiệp đều biết rằng, xây dựng ứng dụng di động là một trong những cách nhanh chóng và hiệu quả nhất để triển khai các hoạt động kinh doanh và marketing. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê trung bình, để triển khai xây dựng và phát triển một ứng dụng, chi phí sẽ dao động trong phạm vi từ 60 – 200 triệu. Đó là còn chưa tính chi phí vận hành, chi phí nâng cấp và giải quyết các sự cố, chi phí marketing và chi phí nhân sự sẽ xảy ra trong quá trình đưa ứng dụng vào hoạt động.
Và Mini App Zalo sinh ra để giải quyết bài toán chi phí này. Với bản chất là một ứng dụng con được phát triển trong ứng dụng lớn, Zalo Mini App có thể tận dụng toàn bộ công nghệ, nền tảng gốc của Zalo để phát triển. Đặc biệt hơn, Zalo còn miễn phí chi phí đăng ký, phát hành và duy trì Zalo Mini App. Doanh nghiệp sẽ chỉ phải mất một khoản phí cho dịch vụ thuê ngoài để lập trình. Chính vì lý do này, chi phí triển khai Zalo Mini App có thể tiết kiệm hơn từ 50% – 70% so với việc triển khai một Native App tùy vào đơn vị phát triển app mà doanh nghiệp hợp tác và mức độ phức tạp của ứng dụng mà khách hàng yêu cầu.
2. Thời gian triển khai và ứng dụng nhanh chóng
Một Native App thông thường phải mất từ 500 – 800 giờ (Thậm chí là hơn) để xây dựng. Lượng thời gian này sẽ có sự biến động tùy vào yêu cầu và các tính năng cho ứng dụng mà công ty muốn có.
Trong khi đó, Zalo Mini App cung cấp cho doanh nghiệp rất nhiều công cụ khác nhau để tối ưu hóa thời gian và dễ dàng hơn trong quá trình “khai móng, xây nhà”, tiêu biểu như bộ UI Component được thiết kế sẵn, chuẩn giao diện Mobile. Do đó, thời gian triển khai được rút ngắn xuống gấp nhiều lần.
Khi lựa chọn đội ngũ HBMEDIA, thời gian doanh nghiệp chờ đợi cho một Zalo Mini App cơ bản sẽ chỉ vỏn vẹn 4 MD (Man-day).
3. Tận dụng hệ sinh thái và lượng người dùng lớn từ Zalo
Thực tế, bên cạnh vấn đề về chi phí, đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khi sức mạnh thương hiệu chưa đủ lớn, việc xây dựng một ứng dụng trên App Store hay Google Play chắc chắn sẽ còn gặp rào cản về hoạt động truyền thông thu hút khách hàng. Cũng chính bởi những lý do này, Native App gần như trở thành “sân chơi độc quyền” dành cho các ông lớn.
Lúc này, Zalo – nền tảng mạng xã hội hàng đầu với số lượng người dùng chiếm hơn 70% dân số Việt Nam chính là một “không gian” lý tưởng cho doanh nghiệp trong việc quảng bá nền tảng kinh doanh mới của mình.
Bên cạnh đó, Zalo còn đồng thời mang đến hàng loạt các công cụ khác nhằm hỗ trợ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tiêu biểu có thể kể đến:
- Zalo ZNS: công cụ gửi thông báo CSKH qua tin nhắn.
- Zalo OA: Trang mạng xã hội truyền thông của doanh nghiệp.
- Zalo Broadcast: Gửi thông báo Marketing tới toàn bộ những khách hàng có quan tâm tới doanh nghiệp trên Zalo OA.
- Zalo Ads: Tạo chiến dịch chạy quảng cáo thu hút khách hàng tiềm năng.
4. Tối giản hóa quy trình quản lý chất lượng và hiệu suất
Thông thường khi tạo ra một native app, doanh nghiệp cần chú trọng vào khâu quản lý chất lượng hiệu suất để đảm bảo đem lại trải nghiệm mượt mà nhất cho khách hàng. Với ưu thế là một Mini App, doanh nghiệp sẽ không phải lo lắng về việc quản lý những yếu tố này. Bản thân Zalo đã là một ứng dụng mạnh và đảm bảo về trải nghiệm trong các tác vụ.
5. Xây dựng thương hiệu uy tín và chuyên nghiệp
Việc sở hữu một ứng dụng kinh doanh với giao diện được tối ưu thể hiện được sự chuyên nghiệp của một thương hiệu. Bên cạnh đó, Zalo nổi tiếng với việc quản lý khắt khe. Điều này được thấy rõ thông qua việc Zalo kiểm duyệt rất kỹ nội dung Marketing và CSKH của doanh nghiệp.
Theo nghiên cứu, độ uy tín của thương hiệu sẽ tác động trực tiếp lên quyết định mua của khách hàng. Nếu doanh nghiệp có thể tạo thành công Zalo Mini App và nhận được tích vàng chất lượng, điều đó đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đã chứng minh được uy tín của thương hiệu.
Các bước khởi tạo Mini App với Zalo
Để khởi tạo Mini App với Zalo, doanh nghiệp cần trải qua 5 bước cơ bản:
- Bước 1: Tạo App Zalo Platform
- Bước 2: Tạo Mini App
- Bước 3: Dev Mini App
- Bước 4: Gửi xét duyệt
- Bước 5: Phát hành Mini App
Trong từng bước lớn phía trên sẽ bao gồm các bước nhỏ hơn và đòi hỏi người tạo app phải có chuyên môn và hiểu biết chuyên sâu về IT.
Định hướng triển khai Zalo Mini App hiệu quả
Được ví là giải pháp “1 chạm – All in One”, Zalo Mini App nhanh chóng trở thành xu hướng và nhanh chóng được các doanh nghiệp “săn đón”. Tuy nhiên, ai cũng có thể thiết kế Zalo Mini App, nhưng rõ ràng không phải ai cũng thành công với nó. Điều này dẫn đến một câu hỏi rằng, làm sao để triển khai Zalo Mini App hiệu quả?
1. Bước đầu luôn quan trọng nhất, doanh nghiệp của bạn có phù hợp để triển khai Zalo Mini App hay không?
Không phải công cụ nào tốt cũng sẽ đem lại kết quả giống nhau cho tất cả các doanh nghiệp. Dù chi phí khởi tạo Zalo Mini App là không quá đắt, tuy nhiên, việc tạo ra một nền tảng, nhưng không tận dụng được, vẫn là một sự lãng phí – Đặc biệt là trong thời điểm khủng hoảng kinh tế như hiện nay.
Muốn một công cụ thực sự đem lại giá trị trong kinh doanh, trước tiên, doanh nghiệp cần phải biết liệu thương hiệu của bạn có cần đến một Zalo Mini App hay không? Hay chính xác hơn là doanh nghiệp của bạn có phù hợp để triển khai Zalo Mini App hay không?
2. Đừng quên tận dụng hệ sinh thái Zalo
Như đã đề cập ở trên, một trong những lợi ích “sát sườn” của Zalo Mini App đó chính là một hệ sinh thái đa chức năng, đa tác vụ và đa điểm chạm. Vậy nên, Zalo Mini App sẽ chỉ phát huy toàn bộ sức mạnh của nó khi và chỉ khi được kết hợp với các công cụ khác trong hệ sinh thái.
Sẽ thật là lãng phí nếu doanh nghiệp chỉ sử dụng một mình Zalo Mini App hoặc sử dụng cùng lúc các công cụ khác của Zalo nhưng lại vận hành chúng một cách riêng lẻ.
Doanh nghiệp có thể bắt đầu cơ bản khi kết hợp Zalo Mini App và thông báo ZNS hoặc khai thác sức mạnh của toàn bộ hệ sinh thái thông qua bộ giải pháp Growth Zalo Solution của HBMEDIA.
3. Lựa chọn đối tác thiết kế là cực kỳ quan trọng
Trên thị trường hiện nay, không thiếu các đơn vị cung cấp dịch vụ thiết kế Zalo Mini App ở nhiều mức chi phí khác nhau. Tuy nhiên, trước bất cứ sự đầu tư nào, bên cạnh giá cả, doanh nghiệp cũng cần để tâm đến các yếu tố khác như:
- Đơn vị đó có đội ngũ hỗ trợ trước, trong và sau khi hoàn thiện Zalo Mini App hay không? – Bởi lẽ, sau một thời gian sử dụng Zalo Mini App, doanh nghiệp chắc chắn sẽ có nhu cầu cập nhật nội dung ứng dụng.
- Đơn vị đó có chuyên môn về lập trình app và thiết kế hay không? – Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, thời gian nhận app cũng như trải nghiệm của khách hàng khi sử dụng app.
- Sẽ tuyệt vời hơn nếu đơn vị bạn hợp tác có cung cấp kèm các gói kết hợp công cụ/ hệ sinh thái Zalo nhằm tăng hiệu quả khi triển khai và tiết kiệm chi phí hơn so với xây dựng đơn lẻ.
- Khi thiết kế Zalo Mini App, một đơn vị tốt không dừng lại ở việc làm đúng những gì mà doanh nghiệp bạn yêu cầu. Sẽ tốt hơn nếu họ có thể đưa ra được các chiến lược triển khai hợp lý và những lời khuyên hữu ích như: Zalo Mini App của bạn nên triển khai thêm tính năng gì? Đâu là những tính năng cần loại bỏ? Quảng bá và truyền thông cho Zalo Mini App như thế nào? Hay cách tận dụng dữ liệu từ Zalo cho chiến lược đa kênh?
HBMEDIA – Đơn vị đi đầu trong giải pháp Zalo và Zalo Mini App
Tự hào là đại lý ủy quyền cấp 1 của Zalo, không chỉ riêng Zalo Mini App, HBMEDIA cung cấp dịch vụ khởi tạo và triển khai các tính năng trên nền tảng Zalo. Kết hợp với đó là hệ thống gửi tin đa kênh tự động được xây dựng theo mô hình Omni Channel giúp nâng cao khả năng chăm sóc khách hàng và tiếp thị cho doanh nghiệp.
Thông qua dịch vụ của HBMEDIA chúng tôi có thể hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua những tiêu chuẩn kiểm duyệt mà Zalo đề ra một cách dễ dàng. Đồng thời, HBMEDIA với đội ngũ chuyên viên tài năng, chúng tôi sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp qua 4 giai đoạn: Tư vấn và lên chiến lược – Xây dựng bản nháp chuẩn UX, UI – Tiến hành xây dựng thực tế – Chạy thử và hoàn thiện để đem lại cho doanh nghiệp kết quả tốt nhất.
Vậy nên, nếu không sở hữu sẵn một đội ngũ nhân viên IT “hùng hậu” và chất lượng cũng như kinh nghiệm triển khai Zalo Mini App trước đó, doanh nghiệp nên tìm kiếm một đơn vị uy tín để hợp tác. Và chúng tôi tin rằng quyết định lựa chọn HBMEDIA của doanh nghiệp là một sự lựa chọn đúng đắn.