Hướng dẫn xây dựng kịch bản chatbot ngành thời trang tăng tỷ lệ chuyển đổ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thiết kế Website trọn gói 2,900,000đ

Quảng cáo Google

Quảng cáo Facebook

Chăm sóc Website

Chăm sóc Fanapge

Thiết kế Mobile App

Quảng cáo Tiktok

Nhiều doanh nghiệp thường sử dụng các phương pháp quảng cáo Facebook Ads để giới thiệu thương hiệu và sản phẩm của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc quảng cáo chưa chắc đã thu hút và có thể giúp nhiều khách hàng xem các mẫu thời trang mới mẻ cùng lúc, nên các doanh nghiệp thường có xu hướng lựa chọn chatbot để hỗ trợ thêm việc bán hàng trên Fanpage, tối ưu nhân sự và tăng tỷ lệ chốt đơn.

Nếu đây là lần đầu tiên bạn nghe đến khái niệm chatbot, hãy đọc bài này trước nhé: Chatbot là gì? Có nên sử dụng Chatbot Facebook trong kinh doanh không?

Nhưng vẫn còn nhiều người chưa biết cách xây dựng kịch bản chatbot thời trang sao cho thu hút. Vậy, qua bài viết dưới đây, trungthanh.net sẽ hướng dẫn bạn cách xây dựng kịch bản chatbot cho lĩnh vực thời trang, bán quần áo giúp thu hút khách hàng hiệu quả.

Cách xây dựng kịch bản chatbot thời trang hiệu quả

Một kịch bản chatbot thời trang hiệu quả sẽ cung cấp được đầy đủ mọi thông tin, giới thiệu về các mặt hàng thời trang nổi bật của doanh nghiệp, đồng thời hỗ trợ khách hàng có thể lựa chọn mẫu mã, size số và màu sắc phù hợp. Để được như vậy, bạn cần thực hiện theo những bước sau đây.

Bước 1: Lựa chọn nền tảng tạo chatbot chuyên nghiệp

Để xây dựng kịch bản chatbot thời trang một cách hiệu quả, trước hết bạn cần lựa chọn một nền tảng tạo chatbot chuyên nghiệp. Có rất nhiều nền tảng hỗ trợ khác nhau với những đặc điểm riêng biệt. Vì vậy, bạn cần tìm hiểu và lựa chọn thật kỹ trước khi quyết định sử dụng một nền tảng nào đó.

Một số tiêu chí như sau bạn có thể xem xét trước khi chọn lựa:

  • Nền tảng chatbot đó có hỗ trợ khách hàng tốt trong việc triển khai setup kịch bản không?
  • Nền tảng chatbot đó đã triển khai cho bao nhiêu khách hàng lớn?
  • Đội ngũ và năng lực, sáng lập của nền tảng chatbot?

Nếu như bạn còn băn khoăn hay gặp rắc rối trong việc tìm kiếm một nền tảng chuyên nghiệp và hiệu quả thì nên lựa chọn Bot Bán Hàng. Bot Bán Hàng là một giải pháp tạo và cung cấp Chatbot tối ưu chuyên sâu hỗ trợ bạn trong việc thiết lập kịch bản, tối ưu tăng tỷ lệ chuyển đổi, tối ưu nhân sự để làm sao doanh nghiệp mạng có thể tăng trưởng. Inbox cho mình để được tư vấn nhé.

Bước 2: Xác định khách hàng mục tiêu

Sau khi đã lựa chọn được nền tảng tạo chatbot phù hợp, bạn cần xác định mục tiêu khách hàng qua những thông tin sau để xây dựng kịch bản chatbot thời trang hiệu quả. Điều này giúp đáp ứng được yêu cầu của khách hàng.

  • Doanh nghiệp của bạn chuyên kinh doanh, cung cấp sản phẩm thời trang cho khách hàng ở độ tuổi nào?
  • Giới tính của khách hàng là nam hay nữ, hay cả hai?
  • Khách hàng có nhu cầu, sở thích là gì?

Việc xác định rõ chân dung khách hàng giúp bạn lên kịch bản chăm sóc tư vấn bán hàng phù hợp giúp tăng tỷ lệ chốt đơn và cũng giúp việc lựa chọn từ ngữ để tương tác với khách hàng thân thiện hơn.

Bước 3: Tạo kịch bản chatbot nháp ra giấy

Việc tạo kịch bản chatbot thời trang sẽ không thể tránh khỏi những lỗi nhỏ xảy ra trong quá trình viết. Chính vì vậy, bạn nên viết trước kịch bản ra giấy hoặc vẽ trên máy tính trước để có thể liệt kê mọi ý tưởng đồng thời thấy được những mặt hạn chế của kịch bản. Từ đó, bạn sẽ lựa chọn được một kịch bản tốt nhất và hoàn thiện nhất.

Lưu ý khi xây dựng kịch bản chatbot thời trang

Khi xây dựng kịch bản chatbot thời trang, bạn cũng cần tìm hiểu một số lưu ý như sau để kịch bản chatbot đạt hiệu quả cao nhất:

  • Cách giao tiếp với khách hàng: Một trong những yếu tố quan trọng khi xây dựng kịch bản chatbot thời trang mà bạn cần lưu ý chính là cách xưng hô với khách hàng. Bạn cần biết lựa chọn cách xưng hô một cách linh hoạt và hợp lý với mọi đối tượng, mọi lứa tuổi tư vấn, hãy cố gắng xây dựng kịch bản chatbot như cách nói chuyện giữa người với người.
  • Sử dụng hình ảnh phải phù hợp với thương hiệu: Hình ảnh chính là yếu tố giúp thu hút sự chú ý của khách hàng và giúp họ có thể biết đến và ghi nhớ doanh nghiệp của bạn. Vì vậy khi lựa chọn hình ảnh minh hoạ cho doanh nghiệp, bạn nên sử dụng những hình ảnh phù hợp với thương hiệu và sản phẩm.
  • Sử dụng tính từ miêu tả: Khi xây dựng kịch bản chatbot thời trang, bạn nên sử dụng đa dạng các tính từ để tư vấn về kiểu dáng và chất liệu sản phẩm. Đồng thời đánh vào tâm lý khách hàng để họ nhanh chóng mua sản phẩm của doanh nghiệp như: giảm giá, freeship, chỉ hôm nay, ưu đãi…
  • Nói lời cảm ơn khách hàng: Để tăng sự thiện cảm và ấn tượng cho khách hàng, trong phần kịch bản chatbot thời trang nên có sự xuất hiện lời cảm ơn và hẹn khách hàng quay lại dù được chốt đơn hoặc không. Đừng quên nói lời CÁM ƠN với khách hàng.

Một số kịch bản chatbot thời trang bắt buộc phải có

Các hoạt động xoay quanh việc bạn tương tác với khách hàng trên Fanpage như: thu hút khách hàng mới, chăm sóc khách hàng cũ, gửi cho khách hàng báo giá, tư vấn size….. Chính vì vậy chúng ta sẽ cần 4 kịch bản như sau:

  1. Kịch bản bắt đầu, chào mừng khách hàng mới: Khi tương tác Fanpage lần đầu.
  2. Kịch bản chương trình khuyến mại/ ưu đãi: Gửi các ưu đãi, sản phẩm giảm giá cho khách.
  3. Kịch bản chuỗi chăm sóc khách im lặng: Tăng tỷ lệ chuyển đổi những khách hàng mà tương tác vào bài quảng cáo nhưng im lặng. Kịch bản này mình thấy quan trọng nhất, vì ngành thời trang tỷ lệ chốt đơn chiếm 10-25% có nghĩa là có đến 80% khách im lặng. Kịch bản này sẽ giúp bạn tăng tỷ lệ bán hàng từ 2-15% (theo kinh nghiệm của mình đang tư vấn cho các nhãn hàng thời trang, đến hàng trend…)
  4. Kịch bản bán hàng: Khi khách hàng bình luận, nhấn nút ở 1 bài quảng cáo, chatbot sẽ gửi kịch bản giới thiệu sản phẩm thông tin gồm: giá, chính sách đổi trả, khuyến mại….

#1: Kịch bản bắt đầu, chào mừng khách hàng mới

Kịch bản này chính là kịch bản bắt đầu gửi cho khách khi khách hàng lần đầu tiên tương tác với Fanpage của bạn. Như một lời chào hỏi, giới thiệu ban đầu. Bạn có thể đặt một câu hỏi như: Chào anh/ chị, anh/ chị cám ơn chị đã quan tâm AA. Chị cần em tư vấn gì không ạ?.

Kèm một số nút bấm với các kịch bản soạn sẵn:

  • Mua sản phẩm: Gửi Selling Page, Website, Landing page giới thiệu các sản phẩm đang bán.
  • Tư vấn Size: Gửi bảng size mẫu để khách hàng biết mình đang mặc size nào, đồng thời xin size của khách để tư vấn.
  • Ý kiến khách hàng: Gửi khách hàng xem feedback những khách đã mua hàng, kèm nút mua ngay.

Mục tiêu kịch bản bắt đầu, chào mừng khách hàng mới ngành thời trang là tạo thiện cảm với khách hàng trong lần tương tác đầu tiên. Khách hàng cũng không bị cảm giác khi tương tác Fanpage lần đầu mà không được chăm sóc. Bạn cũng phải linh động kết hợp giữa chatbot và nhân viên chăm sóc để tạo ra trải nghiệm tốt nhất với khách hàng.

#2: Kịch bản chương trình khuyến mại/ ưu đãi:

Kịch bản gửi chương trình khuyến mại/ ưu đãi ngành thời trang cũng rất quan trọng, bạn có thể sử dụng trong trường hợp như:

  • Gửi ưu đãi, khuyến mại cho khách hàng đã mua hàng, khách hàng cũ mục đích tăng tỷ lệ mua hàng lần thứ 2, thứ 3,..n….
  • Gửi ưu đãi cho nhân dịp ra mắt sản phẩm mới/ showrom mới.

Trong kịch bản này chúng ta sẽ kết hợp sử dụng chatbot và gamification. Các bạn có thể tham khảo bài viết sau nếu chưa hiểu gamification: Gamification là gì?.

Một trong những kịch bản triển khai Gamification kết hợp với Facebook ads bạn có thể tham khảo.

Kịch bản trên chúng ta có thể thấy, khi khách hàng để lại thông tin nhận quà tức là chúng ta đã có thông tin khách hàng, bạn hoàn toàn có thể điều hướng biến một khách hàng từ khách hàng chơi game => Khách hàng mua hàng. Hoặc khách cũ mua hàng lần 1 => Khách mua hàng lần 2, lần 3, khách trung thành.

Ví dụ: Khách cũ đã mua hàng 1 lần lướt newfeed thấy bài quảng cáo của bạn với nội dung: “Kỷ niệm tròn 1 năm shop khai trương, chương trình giảm 50% với khách hàng cũ, bấm vào đây để tham gia chơi minigame nhận quà”. Khách hàng sẽ click vào và tham gia chơi. Phần thưởng khách hàng nhận được có thể là món phụ kiện nào đó, voucher, mã giảm giá (khuyến khích các bạn sử dụng phần thưởng dạng voucher để tăng tỷ lệ chuyển đổi mua hàng).

Chẳng hạn khách nhận được voucher giảm 20% => Lúc đó kịch bản chăm sóc sẽ gửi cho khách hướng dẫn khách mua hàng trên website, shopee, fanpage => Khách mua hàng với mức giảm giá 20%. Đó là luồng kịch bản tuyệt vời giúp bạn biến khách hàng từ một người tham gia chơi game thành một khách mua hàng. Bạn có thể vận dụng tùy biến trong nhiều trường hợp để kịch bản mang lại hiệu quả cao nhất.

Một video show case study, bên mình đã tư vấn triển khai cho một chuỗi nhà hàng nhân dịp khai trương, bạn có thể xem thực tế trải nghiệm khách hàng tương tác hệ thống sẽ thế nào:

Hiểu đơn giản trong phần này chúng ta sẽ sử dụng minigame là công cụ để có thể có lý do chính đáng tặng quà cho khách nhân một dịp nào đó. Gamification là một trợ thủ đắc lực giúp bạn tặng cho khách hàng những món quà, voucher, mã giảm giá mà khiến khách hàng cảm thấy hứng thú và muốn để lại thông tin để nhận quà. Hình thức tặng quà này cũng được rất nhiều các thương hiệu lớn sử dụng thường xuyên như: Shopee, Grab, VNPay, VinID….

Nguồn :trungthanh.net

CÔNG TY TNHH HBMEDIA - HBMEDIA CO.,LTD
Trụ sở: 242/8D Bà Hom -Phường 13, Quận 6 - Hồ Chí Minh
VPĐD : 151/67D Liên khu 4-5, Bình Hưng Hòa B, Bình Tân, Tp.HCM
Tư vấn dịch vụ : 0933 576 079
Từ 8h00 – 18h00 các ngày từ thứ 2 đến thứ 7

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *