10 lầm tưởng khi triển khai Gamification Marketing

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thiết kế Website trọn gói 2,900,000đ

Quảng cáo Google

Quảng cáo Facebook

Chăm sóc Website

Chăm sóc Fanapge

Thiết kế Mobile App

Quảng cáo Tiktok

Có rất rất nhiều lầm tưởng về Gamification Marketing và điều này cản trở các doanh nghiệp đang áp dụng cũng như triển khai. Nếu bạn hiểu thật sự hiểu được bản chất của gamification thì đây sẽ là công cụ vô cùng tuyệt vời để tối ưu hóa bất kỳ dự án và chiến dịch marketing nào. Bạn có thể tham khảo bài viết: Gamification là gì? để hiểu rõ hơn.

Trong bài này mình sẽ chỉ ra cho các bạn 10 lầm tưởng tai hại triển khai Gamification Marketing, giúp bạn mắc những sai lầm không đáng có khi triển khai chiến dịch marketing của mình nhé.

Lầm tưởng 1: Gamification và Game giống nhau

Game thực chất được sản xuất chủ yếu để thu hút và giúp người chơi giải trí có niềm vui và thoải mái mà không cần kết quả cụ thể hoặc những mục tiêu xa hơn. Trong khi có những mục tiêu khác như nhắc tới thương hiệu, tăng doanh số bán hàng, tăng tương tác doanh nghiệp với khách hàng…là những mục tiêu và kết quả mà Gamification thực sự hướng tới.

Gamification đanng là giải pháp được các doanh nghiệp lớn nhỏ ứng dụng để giải quyết những thách thức tăng trải nghiệm và điểm chạm với khách hàng. Một quá trình ứng dụng kỹ thuật trong game như: cách thức, luật chơi (điểm, huy hiệu, bảng xếp hạng…) tích hợp vào: ứng dụng mobile, website, social marketing…nhằm tăng số lượng người tiêu dùng tham gia từ đó chuyển đổi thành khách hàng trung thành, khách hàng mua hàng.

Lầm tưởng 2: Gamification chỉ hiệu quả với người trẻ

Nhiều doanh nghiệp cảm thấy e ngại khi ứng dụng Gamification vào chiến dịch marketing vì cho rằng kỹ thuật này chỉ phù hợp với những người trẻ tuổi và sẽ trở nên không nghiêm túc khi ứng dụng vào đối tượng khách hàng lớn tuổi. Tuy nhiên không một ý kiến nào ở trên là đúng, vì có đến 2,3 tỷ người trên khắp thế giới với nhân khẩu học khác nhau nói rằng họ có hứng thú với game. Bạn có thể nhìn thấy các chiến dịch Gamification của Shopee, Grab, Viettel Pay, TP Bank….bạn sẽ hiểu điều này.

Gamification ngày nay đang được triển khai vào rất nhiều lĩnh vực như: marketing, đào tạo, giải trí, phát triển văn hóa doanh nghiệp… Điểm mấu chốt là cho dù bạn có tham vào trò chơi hay không thì thực chất, bạn đã tham gia vào các hình thức khác nhau của cơ chế trò chơi và động lực. Bạn vẫn đang nhận thức nhất định và có sự hiểu biết về: phần thưởng, thắng thua, thành tích, cạnh tranh. Tất cả các yếu tố đó đều đã và đang được đưa vào game hóa.

Lầm tưởng 3: Gamification chỉ là “mốt”

Gamification là một khái niệm ra đời từ khá lâu, nhưng ta chỉ mới bắt đầu nhìn thấy sự phát triển của nó trong thời gian gần đây khi các thương hiệu lớn liên tục sử dụng. Quan điểm về việc Gamification chỉ như một mánh khóe quảng cáo sẽ không tồn tại trong thời gian dài thực sự đang tác động đến rất nhiều doanh nghiệp, khi các đối thủ của họ đã áp dụng gamification vào chiến dịch marketing và số lượng khách hàng tương tác với các doanh nghiệp này đang tăng lên.

Gamification đã được sử dụng trong nhiều năm để giúp học sinh thực sự nắm bắt các khái niệm trong quá trình thu nạp kiến thức. Chẳng hạn khi học một ngôn ngữ, các trò chơi thường được dùng để cải thiện khả năng ghi nhớ.

Gamification cũng được sử dụng trong đào tạo nội bộ doanh nghiệp. Khi nhân sự mới vào công ty hay checkin đều được chơi gamification tìm các câu trả lời đúng liên quan đến các câu truyện trong một doanh nghiệp.

Khi Gamification ngày càng được ứng dụng nhiều hơn vào cuộc sống hằng ngày, điều đó có nghĩa rằng nó sẽ tiếp tục trở thành một công cụ tối ưu để thu hút và thúc đẩy người dùng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Lầm tưởng 4: Gamification sẽ giúp bạn tăng doanh số

Gamification Marketing là một trong những chiến lược không thể thiếu của các ông lớn như: Grab, Momo, Shopee, Lazada tăng khách hàng và doanh số. Tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như mô hình 4P Marketing: Product (sản phẩm), Price (giá cả), Place (phân phối), Promotions (hỗ trợ bán hàng) thì chiến dịch mới thành công.

  • Sản phẩm có thực sự tốt để khách hàng mua không?
  • Giá cả có hợp lý để khách hàng mua khi nhận được voucher giảm giá và có quyết định mua hàng không?
  • Kênh bán hàng của bạn, địa điểm bán…… có thuận tiện để khách hàng mua hàng không?

Bạn là một thương hiệu mới ra thị trường, ngân sách marketing hạn hẹp, khách hàng chưa nhìn nhận và biết đến sản phẩm của bạn chắc chắn khi triển khai gamification cũng không thể đạt được kết quả như kỳ vọng. Nói cách khác, Gamification giúp bạn có lý do để tương tác và có dữ liệu khách hàng, còn việc chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng mua hàng thì lại là một bài toán khác.

Lầm tưởng 5: Gamification quá tốn kém

Đây là một quan điểm sai lần lớn nhất liên quan đến Gamification. Có thể bạn nghĩ việc phải tìm đơn vị triển khai lập trình gamification, thiết kế giao diện, tư vấn marketing, lựa chọn các quà tặng để tặng người chơi tốn kém hơn giải pháp marketing thông thường.

Bạn hoàn toàn sai, hiện tại có rất nhiều đơn vị đủ năng lực có thể thiết kế gamification cho bạn chỉ trong một ngày với chi phí từ 4 triệu đến 20 triệu tùy yêu cầu của bạn. Việc lựa chọn quà tặng trong gamification cũng là một phần bạn nên lưu ý, bên cạnh sử dụng những phần quà lớn là vật phẩm có giá trị thì bạn cũng nên sử dụng những phần quà dễ dàng thôi thúc khách hàng mua hàng sau khi tham gia gamification như: mã giảm giá, voucher, coupon. Bạn nên tính toán số lượng quà tặng và thiết lập tỷ lệ phù hợp cho từng phần quà nhằm đạt được mục tiêu gia tăng doanh số cũng như giảm chi phí marketing.

Lầm tưởng 6: Gamifcation khắc phục mọi vấn đề tương tác với khách hàng.

Có một điều chắc chắc nếu khách hàng tham gia gamification của bạn mà họ không nhận được bất cứ giá trị gì từ chiến dịch thì chắc chắn chiến dịch đó sẽ rất khó để thành công cho dù bạn có cố gắng đưa các yếu tố nào đi nữa. Hãy cho khách hàng tham gia Gamification cảm nhận được các phần thưởng có lợi khi họ tham gia cũng như luôn tồn tại các yếu tố công bằng và minh bạch trong đó.

Bạn cũng nên có thể lệ luật chơi rõ ràng trong bài viết để khách hàng trước khi tham gia đã nắm được: giải thưởng, luật chơi, thể lệ tránh mâu thuẫn hay phàn nàn không đáng có. Khi đó khách hàng sẽ dần tin yêu thương hiệu của bạn và sẽ sớm thành khách hàng trả tiền trung thành.

Lầm tưởng 7: Gamification tăng traffic tự nhiên không cần quảng cáo

Có một sự thật: Nếu bạn không bỏ tiền ra để chạy quảng cáo thì sẽ không bao giờ có khách hàng. Chiến dịch Gamification cũng cần bạn phải marketing nói cho người xung quanh biết. Một số hình thức tăng traffic một cách tự nhiên mà không mất một đồng quảng cáo nào như:

  • Up bài viết lên Facebook, Zalo cá nhân.
  • Chia sẻ vào các hội nhóm Facebook.
  • Stadee tại các điểm bán, TTTM.
  • Thư cám ơn có QR Code tham gia gamification đính kèm sản phẩm.
  • Marketing truyền miệng.

Một chiến dịch được vạch ra đầy đủ và cụ thể sẽ khiến khách hàng tiềm năng đón nhận. Marketing truyền miệng luôn là cách marketing hiệu quả. Chúng ta thường có xu hướng tin tưởng ý kiến của người mà mình đã quen biết, do đó truyền miệng cũng có thể hiệu quả trọng việc thúc đẩy khách hàng tham gia Gamification.

Lầm tưởng 8: Gamification không mang tính khoa học và logic

Có một điều bạn nên biết là Gamification được ra tạo xung quanh các khái niệm tâm lý học con người. Ba tâm lý học chính của con người như sau:

  • Ai cũng muốn được thưởng: Khuyến khích người chơi ăn phần thưởng khi sử dụng mang lại lợi ích cho cả 2 bên là doanh nghiệp và khách hàng.
  • Thể hiện bản thân chiến thắng: Con người luôn muốn chinh phục chiến thắng mọi thứ. Khi chơi gamification chưa nhận được phẩn thưởng cao nhất, họ sẽ làm mọi thứ để chinh phục thứ họ muốn.
  • Đố kỵ và ghen tỵ: Con người luôn ghen tỵ những thứ xung quanh. Cái mình đạt được mà người khác không đạt được thì càng thích thú. Thích thú khi đạt được thứ mà mình đạt được người khác không đạt được và tận hưởng cảm giác chiến thắng.

Gamification tập trung vào con người, khai thác từng khía cạnh trong tâm lý học nhằm thỏa mãn những mong muốn của con người và dẫn dắt người dùng theo một lộ trình mong muốn bên trong quá trình này.

Khi một doanh nghiệp coi game hóa như là một phương pháp tiếp cận sáng kiến mới, hãy chắc chắn rằng các phương pháp dựa trên nghiên cứu có cơ sở và hợp lý là một phần không thể thiếu của Gamification.

CÔNG TY TNHH HBMEDIA - HBMEDIA CO.,LTD
Trụ sở: 242/8D Bà Hom -Phường 13, Quận 6 - Hồ Chí Minh
VPĐD : 151/67D Liên khu 4-5, Bình Hưng Hòa B, Bình Tân, Tp.HCM
Tư vấn dịch vụ : 0933 576 079
Từ 8h00 – 18h00 các ngày từ thứ 2 đến thứ 7

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *