6 CHỈ SỐ MARKETING CẦN THIẾT CHO DOANH NGHIỆP

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thiết kế Website trọn gói 2,900,000đ

Quảng cáo Google

Quảng cáo Facebook

Chăm sóc Website

Chăm sóc Fanapge

Thiết kế Mobile App

Quảng cáo Tiktok

Các chỉ số Marketing rất quan trọng trong việc đánh giá mức độ hiệu quả của các chiến dịch Marketing. Ngoài ra, việc thiết lập các chỉ số đo lường hiệu quả công việc (KPI – Key Performance Indicator) sẽ tạo ra những động lực nhất định cho các thành viên trong nhóm để hướng tới. 

Thêm vào đó, các chỉ số Marketing còn cho phép giám sát các giai đoạn sản xuất, cung cấp trách nhiệm giải trình (accountability) và định lượng các hoạt động Marketing.

Từng chỉ số Marketing nên được theo dõi và điều chỉnh hàng ngày, hàng tuần, hay hàng tháng để có thể cung cấp được cái nhìn toàn diện về những chi phí Marketing phải chi trả và các chỉ số ROIs (tỷ suất hoàn vốn).

1. Chi phí để sở hữu khách hàng (Cost of Customer Acquisition)

Một trong những chỉ số Marketing đóng vai trò quan trọng nhất mà các nhà khởi nghiệp cần quan tâm về hoạt động kinh doanh của họ đó chính là chi phí để có được một khách hàng mới (Cost of Customer Acquisition).

Chỉ số Marketing này được tính bằng cách lấy tổng ngân sách hằng tháng của bộ phận Marketing chia cho số lượng khách hàng mới sở hữu được trong tháng đó.

Từ đó, bạn sẽ biết được số tiền cần chi trả trên một khách hàng để có thể khiến họ từ một người truy cập thông thường trở thành một khách hàng sẵn sàng chi trả tiền cho sản phẩm của bạn.

2. Giá trị vòng đời khách hàng (Customer Lifetime Value)

Một khi bạn đã tính được chi phí để sở hữu một khách hàng mới, bạn sẽ cần phải biết được khách hàng đó đáng giá bao nhiêu cho thương hiệu của bạn.

Để tính giá trị vòng đời của khách hàng, bạn chỉ cần lấy số tiền giao dịch trung bình cho mỗi lần mua hàng nhân với số lần mua hàng của khách hàng và vòng đời khách hàng trung bình.

Ví dụ, nếu một khách hàng trung bình chi 50 đô la cho mỗi giao dịch và thực hiện ba lần mua hàng mỗi năm trong khoảng thời gian 5 năm, thì giá trị vòng đời của họ sẽ là 750 đô la. Vì vậy bạn có thể chi 100 đô la để có được khách hàng này dù họ mua nhiều mặt hàng có giá trị thấp hơn 100 đô la.

3. Lưu lượng truy cập website (Web Traffic)

Chỉ số Marketing tiếp theo mà các Marketers nên lưu ý đó “lưu lượng truy cập web” – một dữ liệu quan trọng giúp bạn tính toán được hiệu quả của các hoạt động Digital Marketing. Dữ liệu này có thể được tìm thấy (cùng với các thông tin nhân khẩu học tương ứng) trong Google Analytics.

Số phiên, thời lượng, số lần xem trang, tỷ lệ thoát và thông tin người dùng là tất cả các chỉ số lưu lượng truy cập web quan trọng cần biết và tất cả đều có sẵn thông qua báo cáo Analytics. Hơn nữa, việc tăng lưu lượng truy cập sẽ đồng nghĩa với việc làm tăng doanh số và doanh thu.

4. Lượt tiếp cận các nền tảng mạng xã hội (Social Media Reach)

Mạng xã hội tiếp tục là một trong những chỉ số Marketing giúp thống kê số liệu về Digital Marketing quan trọng mà các doanh nghiệp phải chú ý vì tỷ lệ chuyển đổi của chúng rất cao. Thực tế, hiện nay đang có hơn 1,8 tỷ người sử dụng các nền tảng này trên toàn cầu.

Các nền tảng như Twitter, Facebook, LinkedIn và Pinterest sẽ theo dõi số lượt tiếp cận các bài đăng của chúng trong mọi lúc và những con số này giúp doanh nghiệp có thể đo lường được mức độ đóng góp hiệu quả của mạng xã hội đối với tỷ lệ chuyển đổi trực tuyến.

5. Các khách hàng tiềm năng của Website (Website Leads)

Mục đích chung của các chiến lược Marketing đó chính là tạo ra danh sách khách hàng tiềm năng (Lead Generation). Bộ phận Marketing thường dựa vào quá trình này như một số liệu quan trọng để xác nhận chỉ số ROI.

Khách hàng tiềm năng trên trang web thường quay lại nhiều lần, do đó, việc theo dõi số lượng khách truy cập trở lại thông qua các hoạt động thu hút khách hàng mới là điều cần thiết, nó có thể cung cấp “bức tranh đầy đủ” về quá trình tạo danh sách khách hàng tiềm năng dựa trên trang web.

6. Tỷ lệ chuyển chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng (Website Leads) sang khách hàng triển vọng (Marketing Qualified Lead – MQL).

MQL là khách hàng triển vọng có khả năng trở thành khách hàng thực sự dựa trên sự tương tác của họ đối với các chiến lược ​​tiếp thị. Các tương tác này có thể bao gồm điền vào biểu mẫu web, đăng ký tài khoản, tải xuống ứng dụng hoặc thể hiện sự quan tâm và mức độ tương tác ngày càng tăng.

Phần mềm quản lý khách hàng tiềm năng (Lead Generation Software) có thể giúp việc theo dõi thông tin này dễ dàng hơn. Cụ thể, phần mềm Salesforce cung cấp một số giải pháp tương thích trong hướng dẫn tạo dựng các khách hàng triển vọng MQL.

Lời kết.

Các chỉ số Marketing giúp doanh nghiệp định lượng được mức độ hiệu quả của các hoạt động tiếp thị của họ. Bằng cách theo dõi số lượng người phản hồi tin nhắn, bao nhiêu người trở thành khách hàng và giá trị của mỗi khách hàng, bạn sẽ có thể tạo ra một chiến lược tiếp thị hiệu quả.

Hãy đảm bảo chủ động theo dõi những thống kê này để doanh nghiệp bạn có thể đưa ra được những quyết định chính xác và kịp thời. Việc chủ động như vậy, không những giúp tiết kiệm các chi phí phát sinh, mà còn giúp doanh nghiệp phát triển và tăng trưởng bền vững trong tương lai.

CÔNG TY TNHH HBMEDIA - HBMEDIA CO.,LTD
Trụ sở: 242/8D Bà Hom -Phường 13, Quận 6 - Hồ Chí Minh
VPĐD : 151/67D Liên khu 4-5, Bình Hưng Hòa B, Bình Tân, Tp.HCM
Tư vấn dịch vụ : 0933 576 079
Từ 8h00 – 18h00 các ngày từ thứ 2 đến thứ 7

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *