300 Thuật Ngữ Marketing- Google, Facebook, SEO, Tiktok, Instagram

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thiết kế Website trọn gói 2,900,000đ

Quảng cáo Google

Quảng cáo Facebook

Chăm sóc Website

Chăm sóc Fanapge

Thiết kế Mobile App

Quảng cáo Tiktok

Tổng hợp các thuật ngữ, viết tắt trong marketing giúp cho bạn mới tham gia ngành Digital marketing có thể hiểu và lắm bắt được ngay, tránh nhầm lẫn trong công việc. Cùng tham khảo ngay nhé.

I. Các thuật ngữ marketing trong Facebook ADS

1.1 Thuật ngữ về tài khoản Facebooke

  • VPCP – viết tắt của từ vi phạm chính sách (được tìm kiếm khá nhiều)
  • BM (Business Manager) là tài khoản doanh nghiệp kinh doanh để quản lý tài khoản quảng cáo và Fanpage,
  • BM5 là tài khoản doanh nghiệp tạo được 5 tài khoản quảng cáo
  • BM30 là tài khoản doanh nghiệp tạo được 30 tài khoản quảng cáo
  • BM80 là tài khoản doanh nghiệp tạo được 80 tài khoản quảng cáo
  • BM250 là tài khoản doanh nghiệp tạo được 250 tài khoản quảng cáo
  • BM2500 là tài khoản doanh nghiệp tạo được 2500 tài khoản quảng cáo
  • BM50 là tài khoảng quảng cáo có ngưỡng chi tiêu giới hạn là 50 USD (Đô La Mỹ)/ 1 ngày, xấp xỉ 1,160,200 VND (Việt Nam Đồng)
  • BM350 là tài khoảng quảng cáo có ngưỡng chi tiêu giới hạn là 350 USD (Đô La Mỹ)/ 1 ngày, xấp xỉ 8,160,200 VND (Việt Nam Đồng)
  • VOI là tài khoản invoice, tài khoản doanh nghiệp có mức chi tiêu cao từ $20,000 – $40,000/ tháng. Tùy vào độ uy tín của doanh nghiệp mà hạng mức tín dụng trên tài khoản sẽ hạn mức thanh toán khác nhau.
  • Chạy chiết khấu: Khi bạn có 100 triệu để chạy quảng cáo nhưng bạn chỉ cần trả 70 triệu cho ông thần cưỡi VOI chạy quảng cáo, ông thần VOI vẫn đảm bảo đạt được kết quả của 100 triệu. Nếu các bạn thấy các chị bán “Bưởi” hay livestream trên các Fanpage tích xanh với tần xuất cao thì chắc chắc các chị ấy đang thuê thần VOI để chở đi bán bưởi.
  • Via là tài khoản bị hack từ người dùng thật, thường thì via bị hack chủ yếu là Via ngoại để phục vụ cho những anh em làm Facebook Ad break, ngoài ra một số via trong nước để dùng tạo tài khoản quảng cáo để tài khoản quảng cáo được sống thọ hơn.
  • Via Việt là tài khỏan Facebook cá nhân tạo tại Việt Nam
  • Via Ngoại là tài khỏan Facebook cá nhân tạo bên ngoài Việt Nam
  • Via 2FA là ài khỏan Facebook bật xác minh 2 lớp
  • Clone là tài khoản Facebook được tạo ra để spy, spam và sờ đủ thứ nếu muốn.
Ảnh minh họa: thuật ngữ marketing trong facebook

2.2 Thuật ngữ trong quảng cáo Facebook

  • Ad Sets (nhóm quảng cáo)
  • Campaign (Chiến dịch)
  • Target:  Đây là thuật ngữ nói đến việc nhắm đối tượng mục tiêu. Target trong tiếng Anh có nghĩa là mục tiêu, đích đến đó bạn.
  • Ads (quảng cáo): Ở cấp độ quảng cáo, bạn có thể tạo được một hoặc nhiều mẫu quảng cáo khác nhau trong nhóm quảng cáo, để tìm ra được mẫu quảng cáo có kết quả mục tiêu tốt nhất.
  • Results (kết quả) Là số lượt kết quả đạt được dựa trên mục tiêu quảng cáo
  • Bid Stratery (chiến lược giá thầu) : Là cách đặt giá thầu trong mỗi mục tiêu quảng cáo, có thể đặt thầu thủ công hoặc đặt giá thầu tự động (dành cho người mới làm quen với quảng cáo Facebook)
  • Delivery (phân phối): Là trạng thái của một chiến dịch quảng cáo bao gồm (đang hoạt động, chiến dịch: tắt, lỗi trong quảng cáo, đã hoàn tất…).
  • Budget (ngân sách): Là ngân sách bạn có thể chi tiêu trong một chiến dịch quảng cáo nhắm mục tiêu (có thể đặt ngân sách ở cấp độ chiến dịch hoặc nhóm quảng cáo trong chiến dịch).
  • CTW (Click To Web): Là tùy chọn chiến dịch quảng cáo tăng số lượt nhấp chuột về trang đích (website) của bạn, viết tắt là Web click (WC) hoặc CTW.
  • PPE (Page Post Engagement): Là tùy chọn chiến dịch quảng cáo tăng tương tác cho bài viết trên Fanpage viết tắt là PE hoặc PPE.
  • Facebook Reach (tiếp cận): Là số lần quảng cáo tiếp cận đến người dùng trên Facebook (số lượt tiếp cận không bao giờ lớn hơn số lượt hiển thị) trong 1 chiến dịch quảng cáo.
  • Tần suất (Frequency): Là số lần lặp lại quảng cáo trên 1 người dùng, công thức tính Impression/ Reach
  • Impression Facebook: Là số lần quảng cáo hiển thị đến người dùng trên Facebook (quảng cáo có thể hiển thị nhiền lần đến 1 người dùng, bạn có thể thấy việc ấy thường xuyên nếu hay dùng Facebook).
  • CPM (Cost Per Mile): chi phí phải trả cho mỗi 1000 lượt hiển thị quảng cáo đến người dùng.
  • CPC (Cost Per Click): chi phí quảng cáo phải trả trên mỗi lượt click (nhấp chuột) vào quảng cáo.
  • CTR (Click Though Rate): là số lần nhấp chuột vào quảng cáo trên số lần hiển thị quảng cáo. Tỷ lệ nhấp càng cao thì quảng cáo của bạn được đánh giá là hiệu quả (tuy nhiên nếu CTR cao mà tỷ lệ thoát cũng cao thì cần xem lại đối với quảng cáo mục tiêu là truy cập website).
  • ThruPlay: Là quảng cáo với mục tiêu là lượt xem video trên Facebook.
  • Cost per ThruPlay: Là chi phí phải trả trên một lượt Thurplay.

Đang cập nhật thêm….

I. Các thuật ngữ marketing trong Google ADS

Trang web cho nhà quảng cáo google: https://ads.google.com/

1. Thuật ngữ khi Thiết lập chiến dịch Google Adwords

  •  Ad group (Nhóm quảng cáo)

Đứng sau cấp độ chiến dịch thì nhóm quảng cáo là tập hợp những từ khóa, ngân sách và mẫu quảng cáo nhằm triển khai chiến lược tới đối tượng mục tiêu cụ thể đã xác định trong cùng một chiến dịch.

  • Ad extensions (Tiện ích mở rộng cho quảng cáo)

Tiện ích mở rộng quảng cáo Google Ads là một tính năng của Adwords hiển thị, cho phép bổ sung thông tin về doanh nghiệp. Và thông tin này chỉ được hiển thị dưới dạng màu xanh bên dưới mô tả quảng cáo.

  • Google Search Network (Mạng tìm kiếm Google)

Là một nhóm trang web của bạn chứa từ khóa liên quan đến từ khóa tìm kiếm của khách hàng được phép xuất hiện. Khi bạn quảng cáo trên Mạng tìm kiếm, quảng cáo của bạn có thể hiển thị trên các trang web của Google như Maps, Google Shopping, Google hình ảnh,…

  • Google Display Network (Mạng hiển thị Google) hay Quảng cáo GDN

Là tập hợp các website hiển thị (Zing, Youtube, Dân trí,..) trong Mạng hiển thị của Google. Cho phép quảng cáo của bạn kết nối với khách hàng dưới định dạng nội dung văn bản, video, banner,…

  • Text Ads (Quảng cáo văn bản)

Quảng cáo có chức năng chỉ hiển thị văn bản quảng cáo, đồng thời mô tả thông điệp. Quảng cáo hình thức văn bản này khá phổ biến.

  • Location Targeting (Nhắm mục tiêu vị trí)

Cho phép bạn lựa chọn các vị trí địa lý cụ thể để làm nổi bật mẫu quảng cáo, tập trung quảng cáo tiếp cận gần hơn đến khách hàng mục tiêu. Bạn có thể cài đặt quảng cáo xuất hiện trên phạm vi cấp quốc gia, tỉnh thành hay trong khu vực bán kính tùy chỉnh. Đây là một tính năng có lợi cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty đang muốn quảng cáo từ khoá trong khu vực nhỏ hoặc phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ.

  • Campaign (Chiến dịch)

Chiến dịch quảng cáo nằm ở cấp bậc cao nhất trong cấu trúc cấp bộ. Một chiến dịch được tạo ra từ nhiều nhóm quảng cáo. Từng nhóm quảng cáo sẽ có cùng mức ngân sách, loại chiến dịch và các cài đặt khác trong quảng cáo.

  • Keywords (Từ khóa)

Là các từ hoặc cụm từ mà ta đã chọn cho quảng cáo của mình, nó quyết định vị trí và thời điểm quảng cáo bạn xuất hiện khi khách hàng tìm kiếm.

Ảnh minh họa: thuật ngữ marketing trong google

Các thuật ngữ về các thông số thống kê quan trọng

  • Quality Score (Điểm chất lượng)

Điểm chất lượng được tính khi từ khóa của bạn trùng khớp với truy vấn tìm kiếm của khách hàng, có tiềm năng để kích hoạt quảng cáo hiển thị trên trang tìm kiếm. Đây là chỉ số đo lường từ Google dựa trên mức độ liên quan giữa mẫu quảng cáo, từ khóa được thiết lập và URL đích đến của quảng cáo.

Khi điểm chất lượng càng cao thì vị trí của quảng cáo sẽ ở vị trí cao hơn và giảm được chi phí cho mỗi lần nhấp chuột. Đồng nghĩa rằng mẫu quảng cáo, từ khóa và trang đích của bạn phù hợp và hữu ích cho người xem mẫu quảng cáo.

  • Chuyển đổi (Conversion)

Được xem là một lượt chuyển đổi là khi khách hàng click vào quảng cáo của bạn, chuyển hướng tới trang đích, sau đó hoàn thành việc mua sắm hoặc có điền form, thì lúc này được tính là một chuyển đổi trên trang đích.

  • Impressions (Số lần hiển thị)

Là tần suất mà quảng cáo của bạn được hiển thị trên Google

  • Ad Rank (Xếp hạng quảng cáo)

Xác định nơi quảng cáo của bạn được hiện thị ở thứ hạng mấy trên một trang. Điểm số này dựa trên điểm chất lượng và giá thầu cho một lần nhấp chuột.

Thuật ngữ về quảng cáo Google Adwords

  • Call to Action (Nút kêu gọi CTA)

CTA là nút kêu gọi hành động, nghĩa là bạn muốn người tìm kiếm của bạn thực hiện điều gì đó. Nút CTA thường dùng các thuật ngữ ngắn gọn, sử dụng từ ngữ kêu gọi sự hành động như: “Mua”, “Nhận”, “Hành động ngay”,v..v..

  • Click Through Rate (Tỉ lệ nhấp chuột – CTR)

CTR là tỉ lệ số lần khách hàng nhấp vào quảng cáo của bạn.

Công thức tính:

CTR = Số nhấp chuột ÷ Lần hiển thị

  • Landing Page

Đây là một trang đích hoặc trang mục tiêu trên một web mà bạn có chủ đích hướng người dùng đến một hành động nào đó hay nhấp chuột truy cập vào.

  • Optimization (Tối ưu hóa)

Tối ưu hóa trong Google Adwords là quá trình sửa đổi quảng cáo của bạn để cải thiện điểm chất lượng trên trang web, đẩy lượng truy cập hướng gần với khách hàng mục tiêu hơn.

Thuật ngữ quan đến chi phí

  • Actual Cost per click – ACPC (Trả phí theo mỗi lượt click thực tế)

Là khoảng chi phí thực tế bạn phải trả cho một click chuột vào mẫu quảng cáo. Chi phí này có thể thấp hơn so với giá thầu tối đa bạn đề ra trước đó. CPC tối đa là số tiền tối đa bạn chấp nhận trả cho một lần nhấp chuột vào quảng cáo của bạn.

  • Average Cost per Click – Avg.CPC (Trung bình giá phí mỗi lượt click)

Là số tiền trung bình mà bạn phải trả cho một click chuột trên mẫu quảng cáo của bạn.

  • Split Testing (Chiến lược giá thầu)

Chiến lược giá thầu là cách bạn thiết lập chiến lược giá của mình để trả cho việc người xem tương tác với quảng cáo của bạn trên Google

  • Daily budget (Ngân sách hàng ngày)

Ngân sách hàng ngày là số tiền bạn sẵn sàng chi trả trong một ngày cho việc quảng cáo.

  • PPC (Pay-per-click)

Tương tự như CPC. PPC là hình thức đưa quảng cáo của bạn xuất hiện trên trang tìm kiếm bằng cách trả tiền khi ai đó nhấp vào quảng cáo của mình.

Nhiều bạn nhầm lẫn giữa CPC và PPC. Hai loại này có một sự phân biệt nhỏ là: PPC là loại hoạt động Marketing trả cho quảng cáo, còn CPC là tỷ lệ tính trên đơn vị tiền chấp nhận trả cho một lần click vào quảng cáo.

  • CPM (Cost per Mille)

CPM là hình thức tính chi phí cho mỗi 1000 lần hiển thị. Được sử dụng phổ biến nhất trong Display Advertising (quảng cáo hiển thị).

Thuật ngữ về cấu trúc Quảng cáo

  • Headline (Tiêu đề quảng cáo)

Tiêu đề quảng cáo thường được xuất hiện dưới dạng chữ màu xanh trong quảng cáo.

  • Destination URL (URL đích)

Là địa chỉ URL của một quảng cáo trong nhóm quảng cáo mà bạn muốn người dùng tiếp cận khi họ click vào quảng cáo của bạn. Khách hàng của bạn sẽ không thấy URL trong quảng cáo, chỉ thầy hình ảnh quảng cáo mà thôi.

  • Display URL (URL hiển thị)

Loại URL này được phép hiển thị trong quảng cáo của bạn, thường có màu xanh lá cây phía trên phần mô tả. Bạn có thể điều chỉnh để tăng sự nhận diện thương hiệu, làm rõ sản phẩm dịch vụ của bạn. Từ đó, bạn có thể gia tăng tỉ lệ chuyển đổi.

  • Side Ad

Side Ad là các quảng cáo hiển thị phía bên tay phải của trang kết quả công cụ tìm kiếm (SERP). Bạn có thể tham khảo các vị trí quảng cáo hiển thị khác tại.

  • Top Ad

Top Ad là loại quảng cáo được hiển thị trong hộp nổi bật phía trên kết quả tìm kiếm không phải trả tiền.

III. Thuật ngữ marketing trong SEO

3.1 Thuật Ngữ Quan Trọng

  • SEO (Search Engine Optimization) – tối ưu hóa công cụ tìm kiếm gồm tập hợp các phương pháp giúp cải thiện thứ hạng của một website trên trang kết quả công cụ tìm kiếm – SERPs.
  • Content (Nội dung )
  • Affiliate Marketing (Tiếp thị liên kết)
  • Algorithm (Thuật toán)
  • Alt text là chữ rút gọn của từ Alternate Text.
  • Analytics: Đây là một phần mềm giúp bạn dễ dàng phân tích các trang web của bạn trong một tài khoản. Nó thu thập thông tin về lưu lượng truy cập tới trên trang web của bạn:
  • Bounce rate (tỉ lệ thoát)
  • Từ khoá ( keyword)
  • Anchor text là một văn bản mà bạn có thể nhấp được của một liên kết
  • Backlinks: chỉ đơn giản có nghĩa là kiếm được liên kết (link) trỏ về trang web bạn
  • Broken Links (liên kết bị hỏng)
  • Bounce Rate (Tỷ lệ thoát)
  • Branded anchor text (anchor text thương hiệu)
  • Canonical link : giúp công cụ tìm kiếm ngăn chặn nội dung trùng lặp trong việc xếp hạng chúng trên các công cụ tìm kiếm.
  • Canonical Tag: là một thẻ kinh điển được thêm vào các trang nội dung trùng lặp để đảm bảo rằng nó không xếp hạng trên những nội dung gốc
  • Content Management Systemt – CMS ( hệ thống quản lý nội dung)
  • Conversion (Chuyển đổi)
  • Converion Rate (Tỷ lệ Chuyển đổi)
  • Cost Per Click – CPC (Chi phí mỗi lần nhấp chuột)
  • Cost per Thousand – CPM (Chi phí trên tỉ lệ 1000)
  • Content spinning – Spin Content: là dùng một nội dung văn bản đã có sẵn và thay nó bằng một đoạn văn mà trong đó các chữ sẽ được thay bằng các từ đồng nghĩa. Cấu trúc spin : {Tôi| mình| Tớ} {đi| tới | Đến} học.
  • CopyWriting :Là một bài viết bán hàng bằng chữ.
  • Directory (Trang Thư mục)
  • Disavow Backlinks: từ chối backlink chỉ tới trang web của bạn
  • Domain name (tên miền)
  • DA – Domain Authority: DA là một trong những thang điểm giúp đánh giá sự tin tưởng/ sức mạnh của website đối với google, thang điểm này được tạo ra bởi Moz
  • DR – Domain Rating: Tương tự như DA nhưng thang điểm này được tạo ra bởi Ahrefs ( tất nhiên cách tính điểm sẽ khác nhau nhưng nhìn chung đều thể hiện chung 1 vài trò)
  • Duplicate content (content trùng lặp)
  • E-commerce site : Là một trang web thương mại điện tử, nơi mà họ bán những sản phẩm của họ hoặc của người khác online ( ví dụ như lazada, tiki)
  • External Links (link ngoài): là những link mà khi bạn bấm vô, bạn được chuyển hướng tới một trang web khác.
  • EMD (Exact Match Domain – tên miền chính xác): là những domain ( tên miền) chứa đựng từ khóa của bạn seo
  • FootPrint (dấu chân): Footprint là một trong những dấu hiệu lặp đi lặp lại khiến cho google sinh nghi và có thể phạt bạn.
  • Google My Business (doanh nghiệp google của tôi)
  • GSA: Một tools chuyên dùng để xây dựng link, được biết đến rộng rãi cũng như được sử dụng nhiều trong giới seo
  • Heading ( H) là tiêu đề của trang bài viết bạn được trình bày dưới các dạng thẻ H1 , H2 với kiểu phông chữ thường lớn hơn bình thường để có thể thu hút sự chú ý
  • Hosting: Nếu website đóng vai trò như một ngôi nhà thì hosting giống như là “miếng đất” của website bạn vậy.
    Impressions (số lần hiển thị)
  • Inbound Link: giống như Backlinks vậy, là một liên kết từ website khác tới web của bạn.
  • Index: có nghĩa là cho thêm một trang web vào kết quả tìm kiếm trên bộ máy tìm kiếm để cho việc khách hàng có thể tìm thấy website của bạn khi họ tìm kiếm.
  • Keyword (từ khóa)
  • Internal Link (liên kết nội bộ)
  • Keyword density (mật độ từ khóa)
  • Keyword Research (nghiên cứu từ khóa)
  • Keyword spam: Đây là một hành động cố tình lặp đi lặp lại nhiều lần từ khóa trong bài viết và đương nhiên rằng nó chả tốt tí tẹo nào cả.
  • Keyword Stuffing (nhồi nhét từ khóa)
  • Landing page (trang đích đến)
  • Link: là một đoạn chữ ( hoặc chữ) mà bạn có thể click vào. Khi người dùng click vào, họ sẽ được chuyển hướng đến một trang khác có thể chứa hình ảnh hoặc bài viết.
  • Link building (xây dựng link)
  • Link Farm: Điều này có nghĩa là một nhóm website được liên kết với nhau, A backlinks B và B backlinks A nhằm cố gắng nhằm “đánh lừa” bộ máy tìm kiếm để rank cao hơn trong SERPs.
  • Link Juice: là sức mạnh của đường link được truyền đến website của bạn thông qua một website khác. Ví dụ trang A backlinks về trang B thì sức mạnh của backlinks ấy được gọi là link juice
  • Long Tail Keyword (từ khóa dài): là từ khóa có độ dài trên 2 chữ trở lên
  • Meta description (mô tả)
  • Meta Tags (thẻ meta)
  • Meta keywords: là những tags/ keyword cụ thể dùng để mô tả về chủ đề bài viết.
  • SERPs (Search engine result page – những trang kết quả trên bộ máy tìm kiếm)
  • Research tools (các tools để nghiên cứu)
  • Sitemap (sơ đồ trang web)
  • Spider (Crawler- trình thu thập thông tin, Bot, Robot)
  • Traffic (lượng truy cập)
  • Trust rank: Là một thang điểm ẩn của google tạo ra nhằm đánh giá 1 trang web có uy tín hay không. Bạn có thể coi video tôi nói kĩ về Trust rank và cách tăng Trust rank cho trang web.
  • Web 2.0: Bất kỳ trang web nào mà nội dung được xây dựng chủ yếu bằng cách khuyến khích người dùng có các trang của riêng họ
  • WordPress: Một nền tảng mã nguồn mở và miễn phí cho giúp bạn tạo lập và thiết kế website dễ dàng.
  • No follow: là một đoạn code nhỏ dùng để bỏ vô một link, nó có nhiệm vụ như là một tin hiệu báo với google rằng link này được liên kết tới trang khác nhưng mà google đừng đi theo link đó tới trang ấy.
  • Noindex: là một bản thể của HTML và nó có nghĩa là không cho những bot của bộ máy tìm kiếm không index những trang ấy.
  • Off page seo: là một trong những kĩ thuật giúp người chủ sở hữu website có được các backlinks chất lượng, liên quan để giúp rank cao hơn trong kết quả tìm kiếm
  • On page seo là kĩ thuật giúp người chủ sở hữu website tối ưu hóa trên trang website cho bộ máy tìm kiếm
  • Outbound Link (liên kết ra ngoài)
  • PA (Page Authority): Là một thang điểm khác của Moz, giúp đo lường sức mạnh và độ uy tín của trang cụ thể ấy trên website ( Url cụ thể)
  • PageRank: Là một chỉ số của google để đo lường sức mạnh và độ uy tín của trang ấy trong mắt google. Đây là một chỉ số đã cũ và google đã không cho hiển thị nó cũng như cập nhập nó nữa vào năm 2016
Ảnh minh họa: Ảnh minh họa: thuật ngữ marketing trong SEO marketing

3.2 Thuật ngữ về các phương pháp SEO

  • Black Hat seo (seo mũ đen)
  • Grey Hat SEO (SEO Mũ xám)
  • White Hat SEO (SEO Mũ Trắng)

3.2 Các thuật toán trong SEO Marketing

  • Panda (gấu trúc)

Google Panda là một cập nhập của google giúp Google hạ thấp xếp hạng các trang web chất lượng thấp và kém chất lượng với nội dung mỏng ( bài viết ít chữ) và tăng thứ hạng trang web có nội dung chất lượng cao.

  • Penalties (Hình phạt)

Google áp dụng các trang web không tuân theo nguyên tắc của quản trị viên web và cố gắng thao túng kết quả tìm kiếm bằng cách hạ thấp xếp hạng của họ trong SERP hoặc bằng cách cấm mãi mãi.

  • Penguin (chim cánh cụt)

Là một chuỗi cập nhập thuật toán khác của google tập trung vào việc Kiểm tra Anchor text, URL và “các hàng xóm xấu” – những backlinks xấu và spam tới website. Tôi cũng làm 1 bộ video rất kĩ nói về google penguin lẫn nếu như bạn bị google penguin phạt thì tôi cũng chỉ cách khắc phục nó trong vòng 5p, bạn có thể xem video đó tại đây.

3.4 Thuật ngữ khác

  • Authority Site Là một trong những trang web đáng tin cậy nhất
  • Auctions Domains (Tên miền đấu giá)
  • Bing: là công cụ tìm kiếm khác do Microsoft sở hữu và điều hành.
  • Blog: là một phần của trang web của bạn nơi bạn đăng tải nhiều loại nội dung có thể có hoặc không liên quan đến tên miền của bạn.
  • Bookmark (Dấu trang)
  • Cache (Web Cache) là một bản sao của tài liệu web như HTML Tags hoặc Hình ảnh (images) hoặc bất kỳ tài liệu nào khác của các trang web mà bạn đã truy cập, lưu trữ và sử dụng khi sử dụng công cụ tìm kiếm google. Nó cũng có thể được lưu trữ trong ổ cứng gắn ngoài của bạn.
  • Crawl là việc bạn kêu Crawler(bot hoặc spider) tới lập chỉ mục dữ liệu cấu trúc cho URL bạn mong muốn.
  • Call to Action (CTA): là bạn đang đòi hỏi/ làm cho một người truy cập thực hiện một hành động nào đó, ví dụ như mua hàng, click vào đường link, đăng kí vào email list bằng cách cung cấp email họ. Bạn sẽ muốn CTA của bạn thật rõ ràng và hiệu quả.
  • Click Bait : là một kỹ thuật được sử dụng bởi các blogger/ content creator ( người làm content) để làm cho người dùng/ bạn muốn nhấp vào liên kết mà họ đã cung cấp.
  • Cloaking (che giấu): là một Hành đồng khiến nội dung hiển thị với người đọc khác với nội dung bộ máy tìm kiếm ( trong trường hợp này là google) đọc. Là Google đọc thấy A, còn người đọc thấy B
  • Crawler là một chương trình tự động trên World Wide Web, lập chỉ mục dữ liệu hoặc cấu trúc nó. Còn Crawl là việc bạn kêu Crawler tới lập chỉ mục dữ liệu/ cấu trúc cho URL bạn mong muốn
  • Crawl: là việc bạn kêu Crawler(bot hoặc spider) tới lập chỉ mục dữ liệu cấu trúc cho URL bạn mong muốn.
  • Cascading Style Sheets (CSS): là một thuật ngữ trong code được sử dụng để mô tả các phần khác nhau của trang web của bạn – làm thế nào nó sẽ nhìn, cấu trúc và dòng chảy của trang web, …
  • Citation: là các Web 2.0 và nó sẽ “đòi bạn” nhập những thông tin như :Name (tên), Address ( địa chỉ), Phone ( số điện thoại)
  • CPA (Cost per action – trả tiền trên một hành động)
  • Deep Link (liên kết sâu)
  • Dedicated Server là một máy chủ mà bạn thuê hoàn toàn và nó sẽ tách rời từ công ty lưu trữ máy chủ. Nó được dành riêng bạn và sẽ không chia sẻ nó với bất kỳ khách hàng hoặc công ty khác như Share Hosting
  • Hidden text (những text được che dấu)
  • Money site: là một trong nhữn trang web chính của bạn dùng để thu hút traffic ( người dùng) và sau đó họ có thể mua hàng hay bấm vào quảng cáo trên web bạn và bạn có được tiền từ đấy.
  • Natural link (Link tự nhiên)
  • RSS Feed (Really Simple Syndication). Một người dùng có thể đăng ký vào tùy chọn này để có được những cập nhật mới nhất và thông báo từ trang web
  • Reciprocal Link: Là một hiện tượng mà Hai trang web cùng nhau quyết định liên kết lẫn nhau để đạt được thứ hạng trong kết quả tìm kiếm. ( A backlink B và B backlink A )
  • Sandbox: Google Sandbox là một hiện tượng giới SEO thường hay nhắc đến mỗi khi SEO trên 1 website mới (hoặc khi SEO một cụm từ khóa mới). Đó giống như 1 khoảng thời gian mà Google thử thách một website mới bất kì, kìm hãm website ấy xuất hiện trên các kết quả tìm kiếm.
  • 301: Move Permanently – là trang web bạn đang cố gắng truy cập đã bị chuyển hướng tới một đích đến khác.
  • 404: Not Found: là trang web bạn đang cố gắng truy cập không được tìm thấy trên server/website ấy
  • 400 bad request: là server bạn đang cố gắng truy cập không thể chạy lúc này

IV. Thuật Ngữ Marketing Khác

4.1 Thuật Ngữ Marketing Trong Tiktok

Ảnh minh họa: Ảnh minh họa: thuật ngữ marketing trong tiktok marketing
  • Mobile Sudio: Đây là một tính năng hợp nhất giữa trí tuệ nhân tạo và tính năng chụp ảnh. Tạo nên sự đồng bộ trong tất cả, về cơ thể, cử động, cũng như nhịp điệu trong video.
  • KOLs (Key Opinion Leader): dịch sang tiếng Việt là “Người tư vấn quan điểm chính”. Tức là, những người này là người có chuyên môn về một lĩnh vực nào đó, có sức ảnh hưởng tới đông đảo mọi người
  • Viral: là một thuật ngữ được dịch sang tiếng Việt có nghĩa “lan tỏa”
  • Influencers: là người có tầm ảnh hưởng, có khả năng ảnh hưởng đến quyết định, hành vi mua hàng của nhóm khách hàng mục tiêu. Những người này thường có một mức độ nổi tiếng nhất định, hoặc có kiến thức và địa vị đối với nhóm đối tượng khán giả của họ.
  • Followers: Người theo dõi trang tiktok của bạn
  • In-feed ads là quảng cáo gốc được đặt ở cuối video TikTok tự nhiên hoặc trong nguồn cấp dữ liệu như một phần của hàng đợi video, tùy thuộc vào loại sản phẩm
  • One Day Max: chỉ hiển thị 1 ngày
  • Brand Premium: Hiển thị thường xuyên
  • Brand takeovers là định dạng quảng cáo thương hiệu trên nền tảng TikTok. Quảng cáo sẽ xuất hiện ngay lập tức khi người dùng mở TikTok. Quảng cáo sau đó có thể được chuyển hướng đến một liên kết trong hay ngoài nền tảng, ví dụ như một video khác trên TikTok hoặc một trang web hoặc ứng dụng bên ngoài.
  • First-view Takeover: người dùng sẽ nhìn thấy đầu tiên trong ngày khi mở ứng dụng
  • Regular Take Over: Xuất hiện ngẫu nhiên trong 80 video đầu tiên
  • Hashtag Challenge: là chiến dịch quảng cáo sử dụng nội dung do người dùng tạo ra (user-generated content – UGC) bằng cách khuyến khích họ tham gia vào một thử thách nào đó, kèm theo hashtag như #TransformUrDorm. Đây là dạng marketing rất phổ biến trên TikTok.

4.2 Thuật ngữ Marketing Trong Email Marketing

  • Autoresponder – tự phản hồi
  • Tỷ lệ mở: Open rate
  • Tỷ lệ nhấp: CTR.
  • Conversion rate: Tỷ lệ chuyển đổi.
  • Bounce Rate: Tỷ lệ thoát
  • Soft Bounce: Chúng bị từ chối do hộp thư đến đầy đủ hoặc giới hạn kích thước giới hạn trên máy chủ email của đối tượng của bạn.
  • Hard Bounce:

Email của bạn bị chặn hoặc địa chỉ bạn đang sử dụng không chính xác. Phân tích số lần thoát cứng trên mỗi chiến dịch email có thể cho bạn biết địa chỉ email nào cần xóa, tiết kiệm thời gian và công sức cho chiến dịch tiếp theo của bạn. Nhìn vào các số liệu và câu chuyện họ kể sẽ giúp bạn hiểu được những gì hoạt động và những gì là không. Bước tiếp theo là điều chỉnh bất kỳ chiến dịch nào trong

  • Blacklist: danh sách đen
  • Bonded Sender: Người gửi được đảm bảo
  • Chương trình đọc email (email client):
  • CRM (Customer Relationship Management):

Quản trị quan hệ khách hàng. Là một hệ thống cho phép theo dõi mọi tương tác với tất cả các khách hàng tiềm năng và khách hàng, theo dõi xu thế và lập bảng tổng kết các ghi chú như vậy trên quy mô tổng thể. Về cơ bản, một giao tiếp thông minh cho phép lưu lại ghi chú với mọi hành động, giao dịch bán hàng, điện thoại, email, fax,…

Nó cho phép doanh nhân hiểu biết tốt hơn về khách hàng của họ. CRM là một hệ thống tích hợp được thiết kế để nhận dạng, dành, và giữ lại khách hàng.

CRM cho phép tố chức tối đa hóa giá trị của mỗi tương tác khách hàng bằng cách quản lý và phối hợp các tương tác khách hàng qua nhiều kênh và nhiều bộ phận.

  • CSV (Comma separated value):

Một định dạng đặc trưng bằng việc mỗi trường được ngăn cách bởi một dấu phẩy. VD: Nguyễn Văn,Minh,minhnv@company.com,Nam,35.

  • De-deping: xóa trùng lặp
  • ESP (Email Service Provider):

Nhà cung cấp dịch vụ Email Marketing. Các ASP (xem ASP – Nhà cung cấp dịch vụ ứng dụng) như BlinkContact là một ví dụ về ESP.

  • Feedback loop

Thiết đặt với ISP. Một khi feedback loop được thiết đặt, ISP sẽ liên hệ với bạn để bàn về những phàn nàn. Nếu feedback loop không được thiết đặt, ISP có thể blacklist bạn mà không cho bạn cơ hội thanh minh. AQL, Juno, Netzero có cung cấp feedback loop.

  • Header email (Message headers): phần text/coder ẩn phía trên mỗi thông điệp email. Mọi email gửi đi đều có một header.
  • Lập lịch gửi email (Scheduling): Tính năng cho phép thiết đặt thời gian bắt đầu gửi email đi tại một thời điểm trong tương lai.
  • Link dừng nhận tin (Unsubscribe link):

Đường link thường đặt ở cuối cùng trong email để cho phép người nhận dừng nhận tiin hoặc sửa đổi thông tin của họ.

  • Mẫu email HTML

Một mẫu đồ họa được thiết kế sẵn bằng HTML để bạn chỉ cần chèn thêm các nội dung là tạo thành một bản tin email.

  • Opt-in: đồng ý đăng ký nhận

Một khái niệm dùng để chỉ những người nhận đã đồng ý nhận bản tin email. Nếu họ đã đăng ký thông qua website của bạn, họ là opt-in. Nếu bạn sử dụng một phần mềm để thu thập địa chỉ email trên Internet và sau đó thêm họ vào danh sách nhận tin của họ, đó không phải là opt-in. Chiến thuật này đường được dùng bởi những người phán tán thư rác.

CÔNG TY TNHH HBMEDIA - HBMEDIA CO.,LTD
Trụ sở: 242/8D Bà Hom -Phường 13, Quận 6 - Hồ Chí Minh
VPĐD : 151/67D Liên khu 4-5, Bình Hưng Hòa B, Bình Tân, Tp.HCM
Tư vấn dịch vụ : 0933 576 079
Từ 8h00 – 18h00 các ngày từ thứ 2 đến thứ 7

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *