Nội dung chính
XML Sitemap là gì?
Sơ đồ trang web (Sitemaps) là phương tiện để quản trị viên của website đó thông báo cho các công cụ tìm kiếm về các nội dung có sẵn trên website nhằm mục đích giúp công cụ tìm kiếm thu thập thông tin.
Sitemaps bao gồm những tệp file XML liệt kê tất cả những đường dẫn (URL) có trong website cũng với siêu dữ liệu bổ sung cho mỗi đường dẫn đó. Ví dụ như:
- Bài viết được cập nhật lần cuối khi nào ?
- Mức độ thay đổi thường xuyên của nội dung ?
- Độ quan trọng của nội dung này với nội dung khác?
- …
Điều này sẽ công cụ tìm kiếm (Chủ yếu là Google) có thể thu thập và xử lý thông tin 1 cách thông minh & chính xác hơn.
XML Sitemap được xem như là một tấm bản đồ của website. Đây là một đường dẫn trên trang web của bạn có đuôi .xml.
Việc tạo ra XML Sitemap & khai báo với công cụ tìm kiếm cũng là việc mà bạn thông báo cho công cụ tìm kiếm về các bài viết/trang tồn tại trong website của bạn, mức độ bạn cập nhật bài viết như thế nào cũng như mức độ quan trọng của các bài viết trên trang.
Tạo sitemap và khai báo với Google là công đoạn quan trọng mà với bất kỳ website mới nào cũng cần phải làm.
Ở bài viết này, mình sẽ giúp bạn hiểu được XML Sitemap là gì, lý do tại sao phải khai báo với Google? Cùng với đó mình sẽ hướng dẫn XML sitemap đối với website sử dụng WordPress.
Tại sao mỗi website đều nên có XML Sitemap?
Thông thường, những mạng lưới thu thập thông tin thường phát hiện những nội dung trên website từ những liên kết nội bộ trong trang web đó, hoặc từ những trang web khác trỏ về.
Sitemaps sẽ bổ sung dữ liệu để công cụ tìm kiếm có thể lấy được toàn bộ đường dẫn và hiểu về các dữ liệu liên quan.
Sử dụng giao thức Sitemap không đảm bảo được website của bạn sẽ xuất hiện trên công cụ tìm kiếm. Nhưng sẽ giúp cho công cụ tìm kiếm xử lý nội dung, thông tin & dữ liệu ở website bạn 1 cách nhanh & chính xác hơn.
Theo các chuyên gia về SEO thì sitemap không trực tiếp làm gia tăng thứ hạng từ khóa của bạn trên kết quả tìm kiếm.
Nhưng ví dụ có một vài bài viết trên trang web của bạn không (hoặc lâu) được lập chỉ mục (index) thì sitemap sẽ chính là công cụ khai báo cho google về các bài viết này, từ đó Google có thể lập chỉ mục cho các bài viết nhanh chóng.
Hoặc có bất cứ nội dung nào được cập nhật trên website của bạn, sitemap sẽ giúp Google phát hiện ra điều đó sớm hơn. Tương tự đối với page, danh mục hay thẻ tag,…Điều này ảnh hưởng gián tiếp tới SEO.
Phương thức hoạt động rất đơn giản. Sau khi bạn tạo sitemap và thêm vào trên Google Search Console (Công đoạn này mình sẽ hướng dẫn ở trong bài này), các bot tìm kiếm của Google hay công cụ tìm kiếm khác sẽ theo các đường link trong sitemap này & thông báo để lập chỉ mục.
Việc tạo sitemap rất hữu ích đối với các website mới. Vì những website mới luôn gặp khó khăn về vấn đề index (rất ít backlink trỏ về nên những con bọ của Google không thèm ghé thăm).
Nếu nói vui cho dễ hiểu thì XML sitemap sẽ thay mặt bạn nói với Google rằng:
“Tôi có website mới, hãy vào do thám và index website của tôi đi”
Còn đối với các website cũ, XML sitemap sẽ giúp cho Google biết được mức độ cập nhật của website, giúp cho website bạn có được cái nhìn tổng quan hơn từ công cụ tìm kiếm, từ đó có thể xếp hạng chính xác hơn trên kết quả tìm kiếm.
Hướng dẫn tạo XML Sitemap trên WordPress
Yoast SEO chính là plugin về SEO mà mình dùng từ trước đến nay.
Nó có nhiều chức năng về SEO hoặc liên quan đến SEO, thực hiện khá tốt nhiệm vụ trong SEO Onpage nên Yoast SEO đang là plugin được nhiều người tin dùng và lựa chọn trên site mình.
Plugin Yoast SEO này cũng đã tích hợp luôn tính năng tạo sitemap, nên bạn không cần dùng thêm 1 plugin riêng biệt nào để tạo Sitemap nữa.
Sau khi cài Yoast SEO. Bạn hãy vào SEO => General => Feature để kiếm tra xem tính năng tạo sitemaps đã bật lên hay chưa. Nếu nó đang ở trạng thái Off thì bạn bật On lên.
Sau đó bạn bấm vào See the XML sitemap xem sitemap đã hoạt động hay chưa.
Nó hiển thị như hình dưới đây thì bạn đã tạo sitemap thành công.
Nếu bước này trang web không tải ra trang như trên bạn hãy thử vào mục Setting => Permalink => Chọn Post name rồi lưu lại. Sau đó vào lại link sitemap ở trên kiểm tra lại lần nữa.
Thông báo cho Google biết về Sitemap
Đây là công việc bạn phải làm sau khi tạo xong sitemap.
Lưu ý: Hãy đảm bảo rằng bạn đã tạo ra sitemap có giao diện tương tự như bước trên, nếu bạn chưa tạo được sitemaps thì không thể submit nó lên Google Search Console.
Thao tác thông báo cho Google sẽ được thực hiện trong 2 bước :
- Bước 1 : Xác thực website của bạn với Google Search Console, hãy đảm bảo đã hoàn thành bước này trước khi qua bước 2.
- Bước 2 : Thêm sitemap vào Google Search Console. Các bước thao tác bạn làm theo dưới đây.
Sau khi xác thực Website của bạn với Google Search Console theo bước 1 thành công, hãy vào giao diện Google Search Console => Sơ đồ trang web
Ở hình như dưới đây bạn chỉ thêm đuôi của sitemap.
Ví dụ ở trên mình tạo sitemap bằng plugin Yoast SEO và có đuôi là sitemap_index.xml thì chỉ thêm đuôi này vào. Sau đó bạn nhấn Gửi.
Giao diện như dưới đây là bạn đã được submit lên Google Search Console thành công.
Tại Google Search Console bạn sẽ có được số liệu thống kê những bài viết, trang, chuyên mục nào trên website của bạn đã được index.
Ngoài ra, bạn còn nắm được những lỗi hay vấn đề phát sinh xảy ra trong quá trình Google thu thập dữ liệu và index thông tin trên website.
Kết luận
Nếu như bạn đọc tài liệu của Google về sitemaps, thì họ đề cập rằng Sitemaps sẽ có ích “cho các website thực sự lớn”, hoặc “Cho các website sử dụng nội dung đa phương tiện”, hoặc “Các website mới có những đường dẫn ra các web khác”,…
Tuy nhiên các chuyên gia về SEO luôn khẳng định rằng, Sitemaps luôn phát huy lợi ích cho mọi website, cho dù là website lớn hay nhỏ, có nhiều nội dung hay ít nội dung hay có sử dụng nội dung đa phương tiện hay không.
Chẳng hạn như Brian Dean từ Backlinko list Sitemap vào 200 yếu tố ảnh hưởng tới SEO.
Vì vậy nếu bạn làm website mới. Đừng quên cài Yoast SEO và thông báo với Google Search Console về sitemap bạn mới tạo. Nếu không làm được theo hướng dẫn, hãy để lại comment phía dưới bài viết, mình sẽ hỗ trợ.