Tối ưu hiệu suất quảng cáo Facebook sau khi Scale ngân sách

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thiết kế Website trọn gói 2,900,000đ

Quảng cáo Google

Quảng cáo Facebook

Chăm sóc Website

Chăm sóc Fanapge

Thiết kế Mobile App

Quảng cáo Tiktok

Cho dù bạn là nhà quảng cáo chuyên nghiệp thì việc gặp phải sự cố khi chạy quảng cáo cũng là điều bình thường và không hiếm gặp, kể cả khi bạn đang dùng tài khoản partner và được support riêng. Dưới đây là một trường hợp phổ biến. Tối ưu hiệu suất quảng cáo Facebook sau khi Scale ngân sách

Làm sao để kiểm soát chi phí hiệu quả, tại sao chi phí trên mỗi kết quả tăng khi tăng ngân sách?

Có bao giờ bạn gặp trường hợp này không ?

Nhân viên : Nhóm quảng cáo em test hôm nay tốt lắm anh ạ!

Sếp : Tốt lắm em, cho thêm tiền vào cho anh.

Ngày hôm sau…

Nhân viên : Anh ơi, nhóm quảng cáo ấy đắt gấp đôi so với hôm qua rồi anh, phải làm gì đây ạ?

Đây là trường hợp khá hay gặp đối với những bạn chạy quảng cáo. Chúng ta thường chạy nhóm quảng cáo có ngân sách nhỏ và khi kết quả đạt như kỳ vọng, ta sẽ muốn tăng ngân sách để thừa thắng xông lên “phát huy” những kết quả đó.

Nhưng thật không may, những phép toán đầy tính kinh tế đấy lại chẳng đơn giản. Nó như ở một thế giới khác, quảng cáo Facebook nó là một phép tính mà kết quả ta nhận được tỷ lệ nghịch với ngân sách gia tăng hay nói cách khác, khi tăng ngân sách thì chi phí trên mỗi kết quả sẽ có xu hướng tăng lên. Việc chúng ta chấp nhận nó thì đó là sai lầm trong việc “sửa sai” cho nghiệp vụ tăng giá (thông tin này chỉ áp dụng cho loại quảng cáo đấu giá, sử dụng quá trình phân phối chuẩn).

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM . Dịch vụ Quảng Cáo Facebook

 

Nguyên nhân của hiện tượng trên là do khi thiết lập nhóm quảng cáo, Facebook sẽ cố gắng tìm ra tập đối tượng dễ dàng mang lại kết quả cho bạn nhất với giá thấp nhất, nên giá thầu cho nhóm quảng cáo đó sẽ giảm và tối đa hóa được kết quả. Khi thêm tiền, Facebook phải tính toán và phân phối để chi tiêu ngân sách lớn hơn. Số lượng cuộc đấu giá có cùng mức chi phí trên mỗi kết quả mà chúng ta đang nhận được không nhiều, vì vậy, chúng ta phải tham gia những cuộc đấu giá với mức thầu lớn hơn và chi phí trên mỗi kết quả đương nhiên tăng theo.

Ví dụ dành cho bạn: Với mục tiêu tương tác và đặt ngân sách 100.000đ, Facebook sẽ phân phối đến tập đối tượng có giá thầu thấp và dễ mang lại kết quả để khai thác tối đa ngân sách nhỏ bé đó. Nếu giá thầu là 500đ, bạn có thể chiến thắng các cuộc đấu giá 500đ và chi tiêu toàn bộ ngân sách, khiến chi phí trung bình trên mỗi kết quả trở thành 500đ.

Tuy nhiên, nếu bạn tăng ngân sách lên 200.000đ, ngay cả khi bạn giành chiến thắng trong tất cả các cuộc đấu giá với kết quả 500đ thì cũng hiếm khi có tới 400 cuộc đấu giá có chi phí thấp như vậy để chiến thắng. Vì thế, Facebook phải đưa quảng cáo của bạn vào các cuộc đấu giá có kết quả tốn kém hơn.

Rõ ràng là điều này sẽ tăng chi phí trung bình trên mỗi kết quả nhưng dù sao Facebook vẫn đang mang lại cho chúng ta những kết quả giá thấp nhất hiện có với ngân sách bỏ ra và các biến động thị trường.

Tóm lại là chuyện chi phí trung bình tăng khi ngân sách tăng là chuyện bình thường. Tuy nhiên, có nhiều bạn thấy chi phí trên mỗi kết quả tăng sau khi tăng ngân sách và cố gắng thay đổi nhóm quảng cáo bằng mọi cách để hạ chi phí. Đa phần những cách ấy đều không mang lại hiệu quả. Dưới đây là một số lỗi thường gặp mà mọi người mắc phải khi cố làm điều này và đi kèm là lời giải thích:

Phân chia nhóm quảng cáo có ngân sách tăng lên thành nhiều nhóm quảng cáo nhỏ hơn với các ngân sách cộng lại bằng ngân sách của nhóm quảng cáo ban đầu.

Khi bạn tạo nhiều nhóm quảng cáo giống nhau và phân chia ngân sách bạn muốn chi tiêu cho các nhóm đó, các nhóm quảng cáo sẽ tự cạnh tranh với nhau trong cuộc đấu giá. Vì các nhóm quảng cáo đều giống nhau nên bạn sẽ chỉ còn lại một nhóm quảng cáo với ngân sách nhỏ, tất cả các nhóm còn lại sẽ tự động bị xóa khỏi cuộc đấu giá. Và kết quả là quảng cáo sẽ phân phối chậm hơn với chi phí sẽ cao hơn việc bạn chỉ để một nhóm.

Phân tách nhóm quảng cáo có ngân sách tăng lên thành nhiều nhóm nhỏ hơn với cách nhắm mục tiêu loại trừ nhau và ngân sách cộng lại bằng ngân sách ở nhóm ban đầu.
Vấn đề đầu tiên của việc này là khi ta thay đổi nhắm mục tiêu, thực ra chúng ta đang tạo một nhóm quảng cáo mới vì thế ta không thể biết liệu nhóm này có đạt được chi phí trên mỗi kết quả thấp như nhóm cũ không. Kể cả giả định rằng điều đó sẽ xảy ra thì vẫn còn các vấn đề khác. Giả sử ta phân chia nhóm quảng cáo thành công thành hai nhóm quảng cáo có ngân sách như nhau, một nhóm nhắm mục tiêu tới nam giới và một nhóm nhắm mục tiêu tới nữ giới. Mọi thứ khác về các nhóm quảng cáo này đều giống nhóm quảng cáo ban đầu.

Trong hầu hết trường hợp, việc chi tiêu toàn bộ ngân sách cho một đối tượng mục tiêu lớn hơn sẽ hiệu quả hơn so với việc sử dụng hai ngân sách nhỏ hơn cho hai đối tượng mục tiêu hẹp hơn. Quay lại trường hợp trên, nếu nam giới mang lại nhiều cơ hội hơn và chi phí của cơ hội rẻ hơn so với nữ giới thì Facebook sẽ tự động chi tiêu nhiều tiền hơn từ tổng ngân sách của ta cho nam giới trong đối tượng mục tiêu lớn hơn của nhóm quảng cáo duy nhất.

Tuy nhiên, nếu sử dụng hai nhóm quảng cáo, ta có thể chi tiêu toàn bộ ngân sách nhỏ hơn của nhóm quảng cáo nhắm mục tiêu tới nam giới trước khi bạn có thể tận dụng tất cả các cơ hội đáng lẽ sẽ có. Thay vào đó, một phần trong tổng ngân sách của ta sẽ bị chi tiêu kém hiệu quả hơn cho những cơ hội ít ỏi hơn và tốn kém hơn với nữ giới.

Trên đây là chia sẻ của mình về việc Scale ngân sách để quảng cáo vẫn hiệu quả. Bạn cũng không nên áp dụng quá dập khuôn mà nên có sự thay đổi, sáng tạo tìm cách tối ưu hóa để quảng cáo của mình tốt nhất.

Chúc các bạn thành công!

Nguồn : trungduc.net

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM . Dịch vụ Quảng Cáo Facebook

 

CÔNG TY TNHH HBMEDIA – HBMEDIA CO.,LTD
Trụ sở: 242/8D Bà Hom -Phường 13, Quận 6 – Hồ Chí Minh
Điện thoại : (028) 6253 8332
Tư vấn dịch vụ : 0933 576 079
Chăm sóc khách hàng : 0933 534 039
Từ 8h00 – 18h00 các ngày từ thứ 2 đến thứ 7

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *