Nội dung chính
Thị phần là yếu tố quan trọng trong lĩnh vực kinh doanh ngày nay. Nếu doanh nghiệp, công ty xác định đúng thị phần tăng trưởng sẽ giúp họ có hướng đi đúng đắn và cải thiện lợi nhuận. Vậy thị phần là gì? Vai trò và các xác định thị phần như thế nào? Bạn hãy cùng HBMEDIA tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé!
1. Thị phần là gì?
Thị phần là phần thị trường tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đó đang chiếm lĩnh. Trong tiếng Anh thị phần được gọi là market share được biết đến như tỷ trọng trong thị trường. Chẳng hạn như công ty bạn kinh doanh về quần áo, tổng thị phần quần áo bán là ra 100 bộ, trong đó bạn bán được 30 bộ quần áo thì có thể nói rằng bạn đang chiếm 30% thị phần quần áo.
Số liệu về thị phần giúp doanh nghiệp dễ kiếm soát hoạt động kinh doanh của mình như thế nào so với các đối thủ cạnh tranh. Nếu thị trường kinh doanh lớn thì doanh số bán hàng sẽ cao vì doanh nghiệp có nhiều khách hàng. Những doanh nghiệp nhỏ hay mới vào thị trường thì sẽ bị những đối thủ cạnh tranh cùng ngành hàng áp đảo. Ví dụ như Facebook có thị phần lớn mạnh hơn so với Zalo, Biztime, Gapo, Lotus, hay sự áp đảo của Google so với Cốc Cốc.
2. Vai trò của thị phần đối với hoạt động kinh doanh
Thị phần là yếu tố có vai trò quan trọng đối với hoạt động kinh doanh như:
- Doanh nghiệp dễ dàng nắm bắt và so sánh với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành vì thị phần sẽ cung cấp số liệu cụ thể.
- Thị phần là thước đo mức độ tăng trưởng của doanh nghiệp, thể hiện rõ từng phân khúc của các sản phẩm doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp hay công ty có thể phân bổ nguồn lực hợp lý.
- Thị phần mở rộng giúp doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ và thu về nhiều lợi nhuận.
- Thị phần giúp doanh nghiệp đưa ra chiến lược marketing hợp lý khi doanh nghiệp cho ra mắt sản phẩm mới.
3. Một số lưu ý trước khi tính thị phần
Để giúp doanh nghiệp xác định đúng thị phần thì doanh nghiệp hãy bỏ túi cho mình những lưu ý như sau:
- Nghiên cứu thị trường ngành: Giúp bạn hiểu rõ hơn về đối thủ cạnh tranh, thu thập những số liệu và tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ.
- Đơn vị tính đồng nhất, đồng thời điểm: Vì thị phần là con số đại diện tỉ lệ phần trăm của doanh nghiệp của toàn ngành trong một khoản thời gian xác định.
- Những số liệu thống kế nên chính xác: Nhờ đó doanh nghiệp nhận định chính xác hơn về quy mô doanh nghiệp so với ngành hàng và doanh nghiệp so với đối thủ.
4. Công thức tính thị phần
Cách tính thị phần so với thị trường
Khi bạn nắm rõ cách tính thị phần so với thị trường giúp doanh nghiệp xác định được quy mô, vị trí của doanh nghiệp trên thị trường.
Công thức tính thị phần so với thị trường dựa trên doanh thu:
- Thị phần của doanh nghiệp = (Tổng doanh thu của doanh nghiệp/ tổng doanh thu ngành) x100.
Công thức tính thị phần so với thị trường dựa trên sản phẩm:
- Thị phần của doanh nghiệp = (Tổng sản phẩm bán ra của doanh nghiệp/ tổng sản phẩm bán ra ngành) x100.
Cách tính tính thị phần tương đối
Thị phần tương đối giúp thể hiện quy mô và lợi thế của doanh nghiệp so với những doanh nghiệp khác. Nhờ đó, bạn dễ dàng xây dựng những chiến lược phù hợp để cạnh tranh và mở rộng thị phần.
Công thức tính thị phần tương đối dựa trên doanh thu:
- Thị phần tương đối của doanh nghiệp = Tổng doanh thu của doanh nghiệp / tổng doanh thu của đối thủ cạnh tranh
Công thức tính thị phần tương đối dựa trên sản phẩm:
- Thị phần tương đối của doanh nghiệp = Tổng sản phẩm bán ra của doanh nghiệp / tổng sản phẩm bán ra của đối thủ cạnh tranh
5. Làm thế nào để xác định thị phần trong kinh doanh?
Để xác định thị phần tăng trưởng trong kinh doanh, bạn hãy áp dụng cho doanh nghiệp của mình ma trận BCG, còn được gọi là ma trận Boston. Ma trận này còn hỗ trợ doanh nghiệp quyết định tiếp tục đầu tư hay ngừng phát triển sản phẩm đó.
Ma trận này được phân chia thành 4 nhóm:
- Ngôi sao: Doanh nghiệp bạn thuộc ô ngôi sao thì những sản phẩm có thị phần tốt và được đón nhận nhiều. Vì vậy, bạn hãy tập trung đầu tư vào marketing giúp sản phẩm phát triển nhanh hơn và chiếm được thị phần cao.
- Con bò sữa: Sản phẩm thuộc nhóm con bò sữa là đã có thị phần nhất định trên thị trường và tăng trưởng đều giúp doanh nghiệp nắm giữ một thị phần với mức lợi nhuận đều. Bạn chỉ cần bổ sung các nguồn lực cần thiết nhằm duy trì thị phần cho các sản phẩm thuộc nhóm này.
- Dấu hỏi chấm: Đây là những sản phẩm mới, có tiềm năng lớn nhưng chưa có thị phần cà chỗ đứng trên thị trường. Lúc này, bạn cần tập trung marketing để đẩy mạnh thương hiệu và sản phẩm. Đồng thời, doanh nghiệp cần theo sát và quan tâm quá trình phát triển của sản phẩm, kịp thời đưa ra quyết định nên phát triển tiếp hay rút khỏi thị trường.
- Con chó: Doanh nghiệp sẽ không muốn sản phẩm của mình thuộc ô này vì sản phẩm có thị phần nhỏ, ngành đang tuột dốc, thị trường không tiềm năng và không thu về nhiều lợi nhuận. Doanh nghiệp đang phải bỏ tiền từ các sản phẩm tại 3 ô còn lại để nuôi những sản phẩm trong ô con chó.