Story-Telling khám phá nghệ thuật kể chuyện trong Marketing

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thiết kế Website trọn gói 2,900,000đ

Quảng cáo Google

Quảng cáo Facebook

Chăm sóc Website

Chăm sóc Fanapge

Thiết kế Mobile App

Quảng cáo Tiktok

Bạn đã bao giờ khóc khi thấy xác của em bé Syria trên bờ biển Hy Lạp hay cảm thấy hạnh phúc khi chứng kiến một người mẹ tìm thấy đứa con thất lạc lâu ngày hoặc suy ngẫm khi xem phóng sự, hồi ký về chiến tranh Việt Nam? Đó chính là quyền năng mềm của những câu chuyện và nghệ thuật kể chuyện. Vậy, bạn có thể ứng dụng nghệ thuật kể chuyện (story-telling) trong content để chạm đến cảm xúc của khách hàng hay không?

1. Tại sao bạn lại phải kể chuyện?

Công chúng mục tiêu của bạn cũng vậy, họ cũng thích nghe kể chuyện. Khi nghe một câu chuyện, họ sẽ bắt đầu hình dung ra viễn cảnh, với con người, khung cảnh, âm thanh,… đôi lúc cả mùi vị nữa. Họ tự đưa mình vào trong câu chuyện. Câu chuyện khiến những thông tin khô khan nhất trở nên thú vị và có sức sống hơn, gắn kết con người với con người, con người với sự vật.

Công chúng có thể quên những gì bạn nói, họ cũng có thể quên những gì bạn làm nhưng họ khó có thể quên được cảm xúc mà bạn mang đến cho họ.

Vì vậy, hãy kể cho họ nghe một câu chuyện thuyết phục!

2. Tìm những câu chuyện ở đâu?

Tìm ý tưởng để kể chuyện dựa trên việc quan sát, nhặt nhạnh cuộc sốmg hàng ngày. Ngoài các nguồn như mạng xã hội, diễn đàn, đọc báo, xem phim, nói chuyện với trẻ con… có thể đọc thêm văn học kinh điển, đi du lịch để tìm hiểu, khám phá, thậm chí nghe lỏm chuyện của mọi người xung quanh.

Bạn quan sát càng nhiều, tích luỹ càng chi tiết, học cách tư duy của những nhóm công chúng khác nhau thì bạn càng có nhiều chất liệu cho câu chuyện của mình và khiến câu chuyện trở nên gần gũi, thân thuộc hơn.

Rõ ràng, kể chuyện là một lựa chọn thú vị cho doanh nghiệp để khách hàng cảm nhận thương hiệu theo hướng gần gũi hơn. Hãy khám phá những bài viết tiếp theo và bắt đầu xây dựng câu chuyện của riêng bạn!

  •  Công thức của một câu chuyện hấp dẫn

Bạn đã bao giờ tự hỏi, tại sao người ta có thể kể được nhiều câu chuyện hay như thế chưa? Công thức bí mật đằng sau những câu chuyện đó là gì?

  •  Bạn cần làm gì trước khi xây dựng câu chuyện

Kể chuyện cũng giống như viết content vậy, không thể tự dưng nghĩ bừa ra một câu chuyện gì đó, sau đấy viết luôn được. Hãy dừng lại một chút và dành thời gian để trả lời những câu hỏi sau:

– Xác định mục tiêu kể chuyện: công chúng thay đổi nhận thức, thay đổi cảm xúc, thay đổi hành vi hoặc thúc giục hành động sau khi lắng nghe câu chuyện.

– Ước chừng mức giá trị gia tăng của thương hiệu trong mắt công chúng: thương hiệu muốn nhấn mạnh giá trị gì (sự tin tưởng, sự minh bạch, tình cảm gia đình…), muốn công chúng cảm nhận thế nào về thương hiệu thông qua câu chuyện đó, câu chuyện này sẽ giúp hình ảnh thương hiệu thay đổi ra sao…

– Có những câu chuyện nào đã từng được kể: đối thủ của bạn đã từng kể những câu chuyện gì, khách hàng của bạn quan tâm và đang bàn luận về những câu chuyện nào…

– Kể cái gì: hãy xác định rõ góc tiếp cận và chủ đề câu chuyện của bạn. Đừng cố gắng lồng nhiều câu chuyện nhỏ, không liên quan vào trong chủ đề đó. Hãy kể một câu chuyện thôi, tập trung cho một câu chuyện hay và ấn tượng nhất để khách hàng nhớ, còn hơn là kể nhiều nhưng không ai nhớ gì. À, đừng quên đặt tên cho câu chuyện đó nữa!

– Sản phẩm, thương hiệu đóng vai trò gì: rốt cuộc, bạn đang kể một câu chuyện có lợi cho thương hiệu nào đó. Nếu chỉ dừng lại ở việc nhắc đến tên thương hiệu thì hơi… lãng phí vì thương hiệu sẽ không đọng lại trong lòng khách hàng. Bạn phải xác định rõ vai trò của sản phẩm, thương hiệu trong câu chuyện của mình: thương hiệu kết nối cảm xúc con người, thực hiện hoá ước mơ hay mang lại niềm vui. Vì thương hiệu cũng như một nhân vật trong câu chuyện nên bạn hãy cho nó một vai trò thật ấn tượng trong câu chuyện đó!

  • Các yếu tố trong một câu chuyện

a. Nhân vật

Mỗi câu chuyện thông thường sẽ có các nhân vật. Mỗi nhân vật đều có hình tượng của mình. Họ có thể là người bình thường hoặc một người có đặc điểm nổi bật, tính cách, ngoại hình, gia cảnh. Thậm chí, đó có thể là một vật vô tri vô giác nhưng được xây dựng hình tượng như con người.

Công chúng luôn muốn hiểu hơn về nhân vật nhưng họ không muốn xem một nhân vật vô nghĩa: Nhân vật chính của câu chuyện phải đại diện cho một điều ý nghĩa. Đó có thể là người kết nối tình cảm gia đình, người mang đến hi vọng về cuộc sống hoặc đơn giản là một nhân vật hài hước và mang đến niềm vui từ những câu chuyện nhỏ.

b. Cấu trúc câu chuyện

Thông thường, một câu chuyện bao gồm ba phần: mở – thân – kết, với các tình huống xen kẽ để nhân vật bộc lộ tính cách của mình. Phần mở đầu đóng vai trò giới thiệu, tạo tiền đề để dẫn dắt nhân vật đến những tình huống tiếp theo và “hành động”.

Một câu chuyện tốt sẽ giống như một vở kịch: sau phần giới thiệu, phải xuất hiện tình huống thắt nút và tháo nút.

Sơ đồ của một story thông thường

Đôi lúc, câu chuyện sẽ có nhiều hơn một tình huống thắt nút.

Sơ đồ của một story có nhiều thắt nút

Các tình huống thắt nút có thể là mâu thuẫn bên trong nội tâm nhân vật, mâu thuẫn của nhân vật với con người, thiên nhiên, sự vật, vấn đề xã hội,…

Tuy nhiên, khi gần kết thúc, bạn cần đưa ra thông điệp hoặc ý nghĩa của câu chuyện mà công chúng đã “trải qua”. Những bài học đó sẽ “đi theo” họ, khiến họ nhớ, hồi tưởng, suy ngẫm, thậm chí là tranh luận về câu chuyện trên. Một câu chuyện tốt sẽ khiến con người tình nguyện thay đổi, thay đổi cách họ nghĩ, thay đổi cách họ hành động, thay đổi các họ đối xử với những chủ thể từ những chi tiết nhỏ nhặt nhất trong câu chuyện trên.

Nếu bạn đang tập viết những câu chuyện đầu tiên, bạn có thể vào website http://www.plot-generator.org.uk/ và tham khảo ý tưởng cốt truyện. Tham khảo thôi, đừng quá lạm dụng và phụ thuộc!

c. Cảm xúc

Cảm xúc là lý do để công chúng quan tâm đến câu chuyện của bạn. Muốn chạm đến cảm xúc của công chúng, kết nối với họ và khiến họ đồng cảm với câu chuyện, bạn phải để họ sống trong câu chuyện đó. Có thể là kể lại câu chuyện của họ hoặc kể lại câu chuyện của người khác để họ có thể chia sẻ cảm xúc với nhân vật trong video.

Tuỳ vào thể loại (tình yêu, tình cảm gia đình, bi kịch, trinh thám…) và diễn biến của câu chuyện, bạn sẽ xây dựng tình huống phù hợp để công chúng chia sẻ cảm xúc với nhân vật.

  •  Lựa chọn hình thức kể chuyện nào là phù hợp

Có rất nhiều cách để truyền tải một câu chuyện. Tuỳ vào nội dung câu chuyện và nền tảng đăng tải có thể chọn một hình thức hoặc kết hợp nhiều hình thức dưới đây:

Câu chuyện có chuyển động hoặc cảm xúc của nhân vật:

Video hoặc animation:  Nếu là những mẩu chuyện nhỏ nhỏ, vui vui, bạn có thể kể bằng hình ảnh hoặc bằng chữ.

Câu chuyện có phần “nhìn” cực mạnh và không có nhiều chuyển động:

Ảnh: Bạn có thể kết hợp thêm phần “chữ” để nói thêm về bối cảnh, nhân vật và để công chúng tự cảm nhận phần còn lại của câu chuyện.

Câu chuyện có phần lời nói tường thuật hoặc hội thoại:

Âm thanh: Khi kể chuyện, bạn có thể kết hợp các hình thức trên để “chạm” đến mọi giác quan và tạo cảm xúc chân thực nhất cho công chúng. Có thể chọn video, kết hợp với âm thanh.

Những câu chuyện đầu tiên theo phong cách story-telling có thể sẽ gượng gạo và khó khăn một chút. Nhưng hãy cứ cầm bút lên và viết đi. Đừng ngại, viết nhiều rồi bạn sẽ làm tốt lên!

Nguồn : trungduc.net

CÔNG TY TNHH HBMEDIA – HBMEDIA CO.,LTD
Trụ sở: 242/8D Bà Hom -Phường 13, Quận 6 – Hồ Chí Minh
Điện thoại : (028) 6253 8332
Tư vấn dịch vụ : 0933 576 079
Chăm sóc khách hàng : 0933 534 039
Từ 8h00 – 18h00 các ngày từ thứ 2 đến thứ 7

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *