Nội dung chính
Kinh doanh trong thời kỳ thương mại điện tử phát triển như hiện nay thì website là cụm từ đã quá quen thuộc với mọi người. Theo đó một website sẽ được cấu thành bởi 3 phần cơ bản đó là Hosting, Domain và Source Code. Trong bài viết này cùng HBMEDIA tìm hiểu về source code là gì và các loại source code hiện nay.
Source Code là gì? Phân loại mã nguồn cơ bản hiện nay
Source Code là gì?
Source Code – Mã nguồn, là những bộ mã chương trình được tạo ra bởi các lập trình viên khi sử dụng ngôn ngữ lập trình như PHP, Java, C, Ruby…. Source Code thường được hiển thị ở dạng văn bản. Mã nguồn sẽ tập trung nhiều dòng lệnh nhằm tạo nên một thao tác nào đó trên website.
Với những ngôn ngữ lập trình Script như JavaScript thì thuật ngữ source code không được áp dụng bởi chỉ có một dạng mã nhất định.
Tầm quan trọng của Source Code
Source code website không chỉ đơn giản là những dòng lệnh giúp bạn xây dựng website đẹp; nhiều tính năng; mà nó còn ảnh hưởng khá nhiều đến việc phát triển website của bạn; nhất là chất lượng SEO.
Mã nguồn cũng ảnh hưởng lớn đến các vấn đề về bảo mật. Một số doanh nghiệp mới thường tìm kiếm các mã nguồn free được share trên mạng nhằm tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên đây có thể là mối hiểm họa cho website của bạn bởi nó rất dễ trở thành mục tiêu tấn công của các hacker nhằm đánh cắp thông tin; nhất là những website có thông tin cá nhân hoặc thông tin giao dịch trực tuyến.
Việc sở hữu source web cũng là yếu tố cực kỳ quan trọng đối với bạn. Nếu bạn sử dụng dịch thiết kế web hãy trao đổi với họ về việc có giao source web hay không. Nhiều đơn vị thường không gia hoàn toàn cho bạn; điều này sẽ làm bạn phụ thuộc vào họ và trong tương lai nếu không hài lòng và không muốn sử dụng dịch vụ của họ nữa thì khả năng bạn sẽ mất luôn trang web của mình hoặc phải mua lại với giá rất cao. Vì thế hãy chọn những đơn vị uy tín và có độ bảo mật cao trong thiết kế như Webdoctor.vn.
Source Code là gì? Phân loại mã nguồn cơ bản hiện nay
Phân loại mã nguồn
Có 2 loại mã nguồn cơ bản bạn cần viết đó là mã nguồn mở và mã nguồn đóng.
- Mã nguồn mở (Open Source): Đây là mã nguồn mà các phần mềm miễn phí và được công khai mã nguồn. Đồng nghĩa với đó là ai cũng có thể download mã nguồn để điều chỉnh lại phù hợp với nhu cầu sử dụng.
- Mã nguồn đóng (Mã nguồn bản quyền): Đây là mã nguồn do lập trình viên tự xây dựng. Do đó mà toàn bộ chức năng của website đã được hoàn thiện và tích hợp sẵn trong mã nguồn; mỗi đơn vị sẽ có một bộ mã nguồn riêng dành cho việc thiết kế website.
So sánh mã nguồn mở và mã nguồn đóng
Tính bảo mật
- Mã nguồn mở: Đối với mã nguồn mở, sẽ có một cộng đồng lớn các lập trình viên tham gia phát triển cùng hàng ngàn người sử dụng phản hồi. Chúng được kiểm duyệt của chính đơn vị phát hành nên sẽ đảm bảo được tính bảo mật cao. Tuy nhiên hạn chế là do các hacker cũng đều có mã nguồn nên trong trường hợp các lỗi chưa được thông báo; website của bạn cũng có thể bị tấn công.
- Mã nguồn đóng: Được thiết kế và xây dựng theo từng yêu cầu cụ thể. Không dư thừa các chức năng không được sử dụng và có cơ chế bảo mật riêng. Mã nguồn đóng chỉ do đơn vị lập trình nắm giữ nên hạn chế được một phần của các cuộc tấn công của hacker. Tuy vậy, tốc độ web cập nhật phụ thuộc vào đơn vị phát triển. Do có quy trình riêng về bảo mật nên có đơn vị phát triển mới có thể điều chỉnh được.
Chi phí
- Mã nguồn mở: Miễn phí các chức năng cơ bản nhất; nếu muốn có giao điện dẹp, thanh toán, mua bán được trên website bạn đều phải trải một khoản phí bản quyền sử dụng. Với các tính năng mới thì chi phí thực hiện sẽ thấp hơn.
- Mã nguồn đóng: Đối với mã nguồn này thì thường chi phí ban đầu cao. Trong quá trình sử dụng thì những thay đổi nhỏ bạn sẽ được hỗ trợ miễn phí. Với các tính năng mới, chi phí thực hiện sẽ thấp hơn; bởi đơn vị thiết kế đã nắm rõ toàn bộ mã nguồn nên việc điều chỉnh sẽ dễ dàng thực hiện hơn.
Source Code là gì? Phân loại mã nguồn cơ bản hiện nay
Nâng cấp
- Mã nguồn mở: Nếu webiste của bạn đã được điều chỉnh theo yêu cầu riêng thì việc nâng cấp sẽ mất khá nhiều thời gian.
- Mã nguồn đóng: Tất cả các vấn đề về chỉnh sửa; nâng cấp đều sẽ tuân theo quy tắc của nhà phát triển. Hơn nữa các module có thể sẽ được đơn vị thiết kế phát triển độc lập; sau đó sẽ tích hợp vào website của bạn một cách cực dễ dàng.
Hỗ trợ
- Mã nguồn mở: Nếu trong trường hợp cần hỗ trợ bạn phải tự tìm cách thực hiện từ các diễn đàn hoặc trải phí để đơn vị khác hỗ trợ bạn.
- Mã nguồn đóng: Đơn vị phát triển sẽ có trách nhiệm hỗ trợ cho bạn do đã nắm rõ từng chi tiết mã nguồn nên họ có thể hỗ trợ bạn một cách nhanh chóng.
Việc sử dụng mã nguồn đóng hay mở sẽ tùy thuộc rất nhiều mục đích sử dụng website của bạn. Nếu muốn website chất lượng tốt; hoạt động nhanh và đầu tư sử dụng lâu dài và khả năng nâng cấp cao.
Nguồn: adsplus.vn