Phân loại kênh bán hàng trong ngành F&B

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thiết kế Website trọn gói 2,900,000đ

Quảng cáo Google

Quảng cáo Facebook

Chăm sóc Website

Chăm sóc Fanapge

Thiết kế Mobile App

Quảng cáo Tiktok

Các kênh phân phối trong ngành hàng F&B thay đổi chóng mặt bởi nhiều tác động như như khách hàng ngày càng khó tính, thị trường ngày càng đa dạng, các thị trường được hợp nhất, yêu cầu khắt khe về pháp lí và dĩ nhiên không thể không kể đến những công nghệ mới của thời đại 4.0.

Từ chợ và tạp hóa của các bà, các mẹ…

Vì chợ và tạp hóa xuất hiện ở khắp mọi nơi từ rất lâu, hầu hết thức ăn khi đến tay người tiêu dùng đến từ kênh này, đặc biệt là ở các nước đang phát triển như Việt Nam (chiếm khoảng 75%). Vậy nên, có thể nói, với ngành hàng F&B, không có cách nào để đem sản phẩm đến với khách hàng tiềm năng – những người phụ nữ của gia đình dễ dàng hơn việc bày bán ở nơi họ đi qua hàng ngày.

Ở những khu chợ, hình ảnh quen thuộc chúng ta thường thấy là những quầy hàng nhỏ với ít kệ dành cho thực phẩm đóng hộp kết hợp thực phẩm tiện lợi và gia vị tươi để phía trước. Còn ở các cửa hàng tạp hóa thì do lợi thế về không gian nên có nhiều tầng kệ dành cho nhiều ngành hàng được đóng gói và có thương hiệu. Đối với các tạp hóa bán buôn, hàng hóa thường được để trong kho do đặc trưng không có khách vãng lai mua lẻ nên không cần trưng bày hàng.

Đối với các kênh bán hàng truyền thống, quyết định mua hàng của khách hàng phụ thuộc rất lớn vào chủ cửa hàng bởi lẽ đó dễ là những người quen của họ. Và vì là người quen nên gợi ý cũng trở nên đáng tin cậy hơn bất cứ TVC nào trên truyền hình. Ngoài ra, những chương trình khuyến mại như mua 2 tặng 1 hay cào trúng thưởng cũng góp phần thúc đẩy hành vi mua hàng.

…Đến siêu thị và thương mại điện tử

Ở mọi nơi trên thế giới, đặc biệt là các thị trường mới nổi ở Đông Nam Á, các đại siêu thị, chuỗi cửa hàng tiện lợi mọc lên như nấm và không thể không kể đến sự xuất hiện của thương mại điện tử như một thành tựu của thời đại 4.0. Đây được coi là những kênh bán hàng hiện đại hứa hẹn sẽ chiếm lĩnh thị trường trong một tương lai không xa.

Kênh bán hàng hiện đại phổ biến nhất hiện nay chính là siêu thị. Sự phát triển như vũ bão của các hệ thống siêu thị một phần là nhờ nhu cầu của những phụ nữ hiện đại ngày nay. Họ không còn là nội trợ toàn thời gian nữa mà đã có sự nghiệp của riêng mình. Họ mong muốn mua sắm trong một không gian mát mẻ, sạch sẽ, nơi những mặt hàng có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng được trưng bày khoa học và có hệ thống. Sự đa dạng các nhãn hàng, cách loại sản phẩm đem đến cho họ nhiều sự lựa chọn hơn để phù hợp với nhu cầu và ngân sách của gia đình.

Kênh bán hàng hiện đại thứ hai cũng gần giống với siêu thị, tuy nhiên có quy mô nhỏ hơn là hệ thống các cửa hàng tiện lợi. Phân khúc này đang thực sự bùng nổ tại thị trường Việt Nam khi tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt 66.2% từ năm 2014 đến 2018. Những cửa hàng tiện lợi có mô hình như là một siêu thị đồ ăn mini vì trên thực tế, hầu hết các mặt hàng trong cửa hàng tiện lợi thuộc về phân khúc F&B. Nhưng khác với siêu thị nơi những “bà nội trợ kiểu hiện đại” thường lui tới, những cửa hàng tiện lợi có khách hàng hầu hết là giới trẻ. Người trẻ yêu thích những cửa hàng này vì các mặt hàng đa dạng, thanh toán nhanh chóng và có ở khắp mọi nơi.

Nói đến các kênh bán hàng hiện đại, làm sao chúng ta có thể bỏ qua “ngôi sao” của thời đại 4.0 đó chính là các trang thương mại điện tử. Phong trào mua hàng online đã và đang rất được ưa chuộng vì sự tiện lợi vượt xa tất cả các phương thức mua hàng khác. Đối tượng mục tiêu là nhân viên văn phòng trẻ, bận rộn, muốn tiết kiệm cho tương lai nên họ hướng tới phương thức mua sắm nào vừa nhanh gọn lại tiết kiệm. Các trang thương mại điện tử đã đáp ứng nhu cầu của họ khi cung cấp cho người dùng các tính năng ưu việt như so sánh giá, các ưu đãi lớn và dịch vụ vận chuyển nhanh chóng.

Tại Việt Nam, có thể dễ dàng nhận ra thương mại điện tử trong ngành hàng F&B ngày càng trở nên phổ biến khi Foody cho ra đời Now, Grab nhanh chóng bắt kịp với GrabFood. Ngoài ra, người nước ngoài sinh sống ở Việt Nam rất ưa chuộng đặt hàng qua vietnammm.com. Mạng lưới nhà hàng đối tác rộng lớn và đa dạng cùng với đội ngũ shipper hùng hậu ở khắp mọi nơi đem đến cho dân văn phòng những bữa ăn nóng hổi với hương vị thơm ngon đến tận nơi làm việc của họ.

Tại Mĩ nơi không hề có thế mạnh về nông nghiệp thì có một dạng ecom về F&B phổ biến hơn các trang giao đồ sẵn như ở Việt Nam. Thrive Market được thành lập tại Mỹ vào năm 2014 với sứ mệnh đưa thực phẩm sạch đến với người tiêu dùng với mức giá chỉ bằng 25-50% so với giá mua ở siêu thị. Tiền phí membership mà Thrive thu về, bên cạnh dùng để vận hành, còn được dùng để quyên góp vào các quỹ hỗ trợ giáo viên các trường công lập, những gia đình có thu nhập thấp. Mô hình này cũng đã du nhập vào Việt Nam vài năm gần đây và hứa hẹn sẽ bùng nổ không kém gì những dịch vụ giao đồ ăn như GrabFood và Now khi nhận thức của người dân về thực phẩm sạch ngày càng được nâng cao.

Hãy lựa chọn kênh bán hàng thật thông minh

Lựa chọn kênh phân phối là một quyết định quan trọng với bất kì một doanh nghiệp nào, đặc biệt trong một ngành cạnh tranh cao như F&B. Lựa chọn của bạn sẽ quyết định cách mà sản phẩm được xử lí và tốc độ sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

Ở bước này, các marketer cần cân đo đong đếm rất nhiều yếu tố để đưa ra quyết định chính xác. Trong đó, ba điểm cốt lõi dưới đây được coi là quan trọng nhất dựa trên đặc thù của ngành F&B:

  • Loại sản phẩm: Nếu đồ ăn, thức uống của bạn nhanh bị hỏng thì nên chọn một kênh phân phối trực tiếp để đảm bảo sản phẩm đến được tay khách hàng trước khi không sử dụng được
  • Thị trường: Nếu đối tượng mục tiêu của bạn là người tiêu dùng, các nhà bán lẻ chắc chắn là một kênh phân phối không thể bỏ qua vì tính phổ biến của nó. Còn nếu doanh nghiệp của bạn bán buôn cho các nhà hàng, khách sạn, bạn cần phải nghiên cứu những các thức khác để tiếp cận thị trường này
  • Ngân sách: Bạn nên cân nhắc ngân quỹ của công ty vì với những mức phí khác nhau và các kênh khác nhau, tốc độ và chất lượng của sản phẩm khi tay khách hàng cũng sẽ khác nhau

Sau khi cân nhắc xong ba điểm này, những bước tiếp theo bạn cần thực hiện là:

  • Làm theo một quy trình bài bản

Điều này có nghĩa là hãy chọn kênh bán hàng trước khi lập kế hoạch marketing chứ đừng làm ngược lại. Các mặt hàng F&B có những yêu cầu đặc biệt về bảo quản và vận chuyển nên kênh bán hàng cần được ưu tiên chú ý trước các hoạt động marketing.

  • Cân nhắc các đối thủ

Bạn cần tự hỏi các đối thủ đang dùng kênh bán hàng nào, và quan trọng hơn là tại sao họ lại chọn những kênh đó. Biết đâu đấy bạn sẽ tìm được một kênh bán hàng tiềm năng mà các đối thủ đã bỏ qua.

  • Cân nhắc chi phí và lợi ích

Một kênh bán hàng phù hợp với mặt hàng của công ty bạn chưa chắc đã là lựa chọn hợp lí nếu bạn chưa xét đến chi phí và thời gian phải bỏ ra để phục vụ mục đích đưa mặt hàng đó đến kênh phân phối đã định.

  • Xếp hạng các phương án

Tùy theo tình hình của mỗi công ty mà bạn có thể lựa chọn bắt đầu với kênh bán hàng phù hợp nhất hay kết hợp nhiều kênh để bổ trợ cho nhau.

CÔNG TY TNHH HBMEDIA - HBMEDIA CO.,LTD
Trụ sở: 242/8D Bà Hom -Phường 13, Quận 6 - Hồ Chí Minh
VPĐD : 151/67D Liên khu 4-5, Bình Hưng Hòa B, Bình Tân, Tp.HCM
Tư vấn dịch vụ : 0933 576 079
Từ 8h00 – 18h00 các ngày từ thứ 2 đến thứ 7

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *