Nội dung chính
Marketing là một ngành đòi hỏi nhiều tính sáng tạo, ý tưởng. Điều này được ví như nghệ thuật. Tuy nhiên, Marketing ngành thương mại điện tử còn có performance marketing. Đây là một công việc dựa vào rất nhiều số liệu để tính toán xem một đồng mình bỏ ra thì sẽ thu lại được bao nhiêu lợi nhuận.
1.Performance Marketing là gì?
Performance Marketing là hình thức quảng cáo, trong đó người mua chỉ trả tiền khi có kết quả. Quảng cáo dựa trên hiệu suất đang trở nên phổ biến hơn với sự lan truyền của phương tiện điện tử, đặc biệt là Internet, nơi có thể đo lường hành động của người dùng do quảng cáo. Hiểu một cách đơn giản, nhà quảng cáo trả tiền cho các lượt view, click, likes… nhờ quảng cáo.
Performance Marketing mang lại khá nhiều ưu điểm. Nó có thể giúp theo đo lường hiệu quả quảng cáo, tập trung vào ROI (chỉ số lợi nhuận), nguy cơ rủi ro được giảm thiểu… Nhờ đó, các marketer có thể theo dõi và quản lý các chiến dịch quảng cáo hiệu quả hơn.
2. Các yếu tố giúp bạn chinh phục Performance Marketing
2.1. Các kênh quảng cáo
Các kênh quảng cáo phổ biến hiện nay là mạng xã hội, Google Adwords, email marketing… Chúng là những yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của performance marketing. Bởi các nền tảng quảng cáo này tiếp cận người dùng Internet một cách dễ dàng. Đồng thời, nó cũng giúp website thương mại điện tử tiết kiệm chi phí mà hiệu quả vẫn cao.
2.2. Kiến thức chuyên môn (expertise)
Con người là yếu tố quản lý, điều hành các chiến dịch performance marketing. Bằng kiến thức và khả năng sáng tạo của mình, con người có khả năng tạo ra và vận hành hiệu quả các quảng cáo cho website thương mại điện tử.Trong performance marketing, kiến thức chuyên môn (expertise) được phân loại thành 3 mảng chính như sau:
- Vertical/Industry expertise: Là kiến thức chuyên môn về lĩnh vực đang chạy quảng cáo. Mỗi lĩnh vực sẽ có cách tiếp cận, quản lý khác nhau.
- Channel expertise: Là kiến thức về các kênh quảng cáo. Mỗi nền tảng quảng cáo sẽ có phương thức hoạt động riêng, có ưu nhược điểm khác nhau. Bởi vậy, chúng đòi hỏi người vận hành phải nắm được cơ chế và hoạt động. Từ đó mới có thể đề xuất ra những chiến lược performance marketing hiệu quả.
- Optimization expertise: Là kiến thức về tối ưu hóa chiến dịch quảng cáo. Để làm được điều này, người vận hành phải hiểu rõ về các chỉ số, yếu tố ảnh hưởng, mô hình phân bổ nguồn ngân sách, điều chỉnh giá bidding… để có thể đưa ra những phương pháp điều chỉnh phù hợp.
2.3. Công nghệ
Công nghệ đóng vai trò quan trọng giúp yếu tố expertise hiệu quả hơn. Công nghệ giúp tiết kiệm ngân sách, thời gian, công sức nhưng vẫn đem lại doanh thu tốt. Yếu tố này bao gồm một số bộ phận sau:
-
- Automation (Tự động hoá): Giúp tự động hoá một số các chu trình lặp đi lặp lại, hoặc các chu trình đã được xác định cụ thể.
- Machine learning (Trí tuệ nhân tạo): Máy có khả năng học và xử lý dựa trên nguồn dữ liệu thu thập được. Có thể tìm ra những mô thức, quy luật trong quá trình chạy để có thể đưa ra những thay đổi phù hợp để cải thiện hiệu quả quảng cáo.
Ngoài ra, công nghệ còn có khả năng tạo ra nhiều công cụ khác trong lĩnh vực marketing như retargeting, personalization…
3. Vai trò của Performance Marketing trong ngành thương mại điện tử
Ngày nay, rất nhiều tập đoàn, doanh nghiệp, công ty thương mại điện tử đều sử dụng Performance Marketing trong các chiến dịch Marketing của mình.
Trong ngành thương mại điện tử, Performance Marketing là một khái niệm khá mới mẻ. Nhưng theo thống kê, nó lại đem lại lợi ích vô cùng hiệu quả. Muốn kinh doanh trên mảnh đất công nghệ thì cần sử dụng các công cụ công nghệ. Các trang thương mại điện tử hiện nay hầu hết đều sử dụng Performance Marketing như một phương thức đánh giá hiệu suất quảng cáo. Khi chạy quảng cáo trên Internet, các doanh nghiệp có thể thống kê được có bao nhiêu lượng người nhìn thấy, truy cập và mua hàng. Không những vậy, marketer còn có thể so sánh số liệu thực tế với mục tiêu KPI đã đề ra. Từ đó giúp tính toán, thống kê được nguồn chi phí, kết quả kinh doanh.
Về mặt lâu dài, Performance Marketing có khả năng phân tích, tổng hợp dữ liệu về thói quen, sự quan tâm, xu hướng mua sắm… của người dùng Internet. Nhờ vậy, nó còn hỗ trợ các marketer tìm kiếm, phân loại và tiếp cận khách hàng tiềm năng đúng đắn. Từ đó, hiệu quả của hoạt động Marketing sẽ được nâng cao nhanh chóng. Nguồn: ads plus