Là một phương thức marketing giúp phối hợp các kênh một cách thống nhất giúp tăng độ phủ sóng thương hiệu và quan tâm đến khách hàng nhiều hơn, không chỉ giúp nâng cao giá trị nhãn hiệu mà còn thúc đẩy doanh số một cách đáng kể. Đó chính là Omni channel, vậy omni channel là gì?
Omni channel là gì?
Omni channel trong marketing có nghĩa là “Tiếp thị đa kênh” nói một cách dễ hiểu, tức là thực hiện một chiến dịch marketing phủ sóng trên tất cả các phương tiện thông tin, bất cứ nơi nào có các khách hàng tiềm năng. Khi áp dụng mô hình omni channel, bạn phải đảm bảo cung cấp cho khách hàng trải nghiệm liền mạch và nhất quán dù ở cửa hàng thực tế hay trên môi trường trực tuyến.
1.Thế nào là bán hàng đa kênh?
Bán hàng đa kênh – Omni-channel là gì không đơn thuần là việc bán hàng ở nhiều nơi khác nhau. Theo khảo sát về kết quả kinh doanh năm 2017 được thực hiện vào đầu năm 2018 của phần mềm quản lý bán hàng Sapo.vn thì gần như tất cả các cửa hàng đều bán hàng trên 2 kênh trở lên trong đó 5 kênh bán hàng được đánh giá hiệu quả tốt nhất lần lượt là bán tại cửa hàng, Facebook, website, Zalo, Instagram và phát triển mạng lưới đại lý, cộng tác viên.
Có nhiều kênh để khai thác, tuy nhiên, một bài học rút ra là đừng vì thế mà tham lam ôm quá nhiều kênh. kênh nào cũng đẩy hàng lên bán mà không có chiến lược tập trung. Cách tốt nhất để bán hàng đa kênh hiệu quả là cần có thời gian trải nghiệm thử trên các kênh. Sau đó chọn lọc kênh phù hợp nhất, mang lại hiệu quả tốt nhất và tìm cách tối ưu trải nghiệm của khách hàng trên kênh đó.
2.Tiếp thị đa điểm
- Một khách hàng sẽ mua hàng khi họ được tiếp cận một cách đúng và đủ. Đó là lý do vì sao, các doanh nghiệp, cửa hàng cần phải gia tăng điểm chạm, điểm tiếp xúc với khách hàng hơn.
- Với nhóm kinh doanh online, nền tảng website Bizweb cũng khảo sát trên 3.000 chủ website thì thấy rằng 5 kênh tiếp thị được sử dụng nhiều nhất giảm dần là quảng cáo Facebook (80%), đăng bài trên các diễn đàn (63%), Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm-SEO (62%), quảng cáo Google Adwords (56%), quảng cáo Zalo (52%).
- Với nhóm cửa hàng bán lẻ, theo khảo sát của Sapo.vn, Top 5 kênh tiếp thị được các cửa hàng sử dụng nhiều nhất đó là tiếp thị trên facebook (87%), tiếp thị tại cửa hàng (70%) và tiếp thị online qua các kênh khác như email marketing, đăng bài trên diễn đàn, youtube (51%), tối ưu công cụ tìm kiếm-SEO (43%), Google Adwords (38%).
3.Quản lý dữ liệu tập trung
Thực tế có nhiều cửa hàng có tới hàng trăm, hàng nghìn mã sản phẩm, việc ghi nhớ, thay đổi thông tin trên nhiều kênh là việc mất rất nhiều thời gian dẫn đến thiếu đồng bộ thông tin, hình ảnh, giá cả trên các kênh.
Trên thị trường hiện nay chưa có giải pháp, nền tảng nào giải quyết tuyệt đối đúng chuẩn về Omni-channel, đặc biệt là việc quản lý dữ liệu tập trung một cách mượt mà trên các kênh khác nhau như website, sàn, mạng xã hội nhưng trong tương lai gần chắc chắn sẽ có thêm những giải pháp giúp xử lý triệt để, đưa bán hàng đa kênh omni-channel về đúng nghĩa.
Omni channel là gì?
Việc phân bổ nguồn lực để xử lý riêng rẽ từng kênh đã khiến cho chủ cửa hàng mất nhiều thời gian, công sức cũng như ngân sách. Nền tảng hỗ trợ bán hàng đa kênh cũng đã đang cố gắng làm tốt vai trò của họ.
Một số mẹo nhỏ để bạn có thể bắt đầu chiến lược omni-channel marketing
- Xóa hết những tư tưởng cũ kĩ và lạc hậu
Cách thức bán hàng truyền thống chỉ còn tồn tại trong sách vở mà đã sớm “bay màu” ở thực tế. Chính vì vậy, hãy thôi nghĩ khách hàng của mình như một biến trong bài toán giải phương trình và áp dụng những phương thức nhàm chán kia. Đối xử với họ như một người thực sự và tập trung vào đáp ứng những gì họ mong muốn, quan tâm đến những trải nghiệm của họ và giúp họ tương tác với thương hiệu của mình. Điều này không chỉ giúp ích được cho omni-channel marketing mà còn với tất cả các cách tiếp thị khác.
- Có một cái nhìn tổng quát về khách hàng của bạn
Đây là yếu tố quan trọng nhất đối với kênh omni-channel marketing, một cách đơn giản để có thể biết khách hàng của mình đang nghĩ gì, đó là thông qua một cuộc khảo sát, các thương hiệu đặt một câu hỏi đơn giản với khách hàng. Từ đó, nhờ vào những phân tích thống kê để đưa ra kết quả phù hợp và có ích nhất.
Omni channel là gì?
- Tương tác với khách hàng tại kênh thông tin ưa thích của họ
Chúng ta đều hiểu rằng mỗi một phân khúc khách hàng, họ lại có một loại phương tiện thông tin hay thiết bị yêu thích nào đó. Trong một ngày, ít nhất các kênh này sẽ được khách hàng truy cập 3-4 lần hoặc nhiều hơn. Các thương hiệu vì thế cũng nên dựa vào các dữ liệu thông tin tìm kiếm được để phân loại và áp dụng các cách thức sao cho phù hợp như gửi email, gọi điện, nhắn tin hay quảng bá trên mạng xã hội.
- Làm bạn với các cơ sở dữ liệu
Marketing không thể thành công nếu không có các dữ liệu được thu thập, đặc biệt trong môi trường kinh doanh hiện nay. Trước khi bắt tay vào thực hiện kênh omni-channel marketing, bạn cần phải có một chiến lược tìm kiếm dữ liệu thích hợp theo cả chiều rộng và chiều sâu.
Sau khi hiểu rõ được bản chất của Omni channel, bạn tự tin bao nhiêu phần trăm rằng mình sẽ thành công với mô hình này. Thành công nào cũng phải đi qua những khó khăn, cái gì càng khó càng ló ra tiền. Chúc các bạn thành công
Nguồn : adsplus.vn