Nội dung chính
Nhân viên kinh doanh hay Nhân viên bán hàng (Sales staff) là người chịu trách nhiệm bán các sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp đang kinh doanh hoặc sản xuất. Công việc cụ thể của NVKD là tìm kiếm khách hàng tiềm năng dựa trên data do công ty cung cấp hoặc chủ động tìm kiếm. Sau đó giới thiệu, tư vấn và thuyết phục khách hàng mua sản phẩm dịch vụ, cuối cùng là chăm sóc khách hàng để có thể bán thêm các đơn hàng tiếp theo.
Nhân Viên Kinh Doanh Là Gì?
Nhân viên kinh doanh hay Nhân viên bán hàng (Sales staff) là người chịu trách nhiệm bán các sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp đang kinh doanh hoặc sản xuất. Công việc cụ thể của NVKD là tìm kiếm khách hàng tiềm năng dựa trên data do công ty cung cấp hoặc chủ động tìm kiếm. Sau đó giới thiệu, tư vấn và thuyết phục khách hàng mua sản phẩm dịch vụ, cuối cùng là chăm sóc khách hàng để có thể bán thêm các đơn hàng tiếp theo.
Nhân viên kinh doanh thuộc phòng kinh doanh, dưới sự quản lý trực tiếp của Leader, phó phòng, trưởng phòng tùy theo mô hình và quy mô của công ty.
>> Xem thêm bài viết: Tổng hợp các thuật ngữ trong kinh doanh
Yêu cầu công việc
- Tốt nghiệp Đại học các ngành Quản trị kinh doanh, Marketing hoặc tương tự
- Có kinh nghiệm làm Nhân viên kinh doanh hoặc các vị trí liên quan
- Thành thạo các công cụ MS Office
- Quen thuộc với các phần mềm CRM là một lợi thế
- Có khả năng tự thúc đẩy, tự vạch định mục tiêu cụ thể và tập trung thực hiện mục tiêu
- Thành thạo các kĩ năng bán hàng, giao tiếp và đàm phán tới nhiều loại đối tượng
- Thành thạo các kĩ năng tổ chức công việc, quản lí thời gian
- Thành thạo kĩ năng quản trị mối quan hệ
- Cởi mở tiếp thu các góp ý phản hồi
Mô tả công việc của Nhân viên Kinh Doanh
Công việc chính của Nhân viên kinh doanh là cung cấp các giải pháp hoàn thiện và thích hợp cho từng khách hàng nhằm tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Theo đó, một Nhân viên kinh doanh cần phải tập trung hướng về mục tiêu, chủ động tìm kiếm và tạo dựng mối quan hệ với các khách hàng tiềm năng.
Dây đây là 4 nhóm công việc chính bạn đọc tham khảo, ngoài ra tùy theo từng mô hình cũng như quy mô công ty sẽ chọn ra những công việc phù hợp để hoàn thành công việc một cách tốt nhất.
1 -Tìm kiếm và khai thác khách hàng tiềm năng
- Tìm kiếm thông tin khách hàng qua nhiều kênh khác nhau để xây dựng hệ thống khách hàng tiềm năng.
- Chủ động liên hệ với khách hàng tiềm năng trong danh sách tự tìm kiếm hoặc từ hệ thống dữ liệu của công ty để giới thiệu các sản phẩm dịch vụ, chương trình ưu đãi.
- Gửi thông tin dịch vụ qua mail để khách hàng tham khảo, giải đáp các thắc mắc của khách hàng khi có mail phản hồi từ khách.
- Sử dụng các kỹ năng bán hàng để đàm phán, thuyết phục khách sử dụng các sản phẩm dịch vụ của công ty.
- Tiến hành thủ tục ký kết hợp đồng với những khách hàng đồng ý mua sản phẩm dịch vụ.
2 – Triển khai thực hiện hợp đồng, đơn hàng
- Sau khi đã chốt hợp đồng với khách, nhân viên kinh doanh phối hợp với các bộ phận liên quan triển khai thực hiện hợp đồng, đảm bảo các yêu cầu của khách.
- Giám sát quá trình triển khai hợp đồng, chất lượng dịch vụ để khách hàng nhận được những giá trị tốt nhất.
- Phối hợp với các bộ phận liên quan khắc phục nhanh các vấn đề phát sinh trong quá trình sử dụng sản phẩm dịch vụ của khách.
3 – Chăm sóc khách hàng
- Chủ động liên hệ với các khách đang sử sản phẩm dụng dịch vụ để nắm tình hình, phát triển mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng.
- Kịp thời hỗ trợ, giải đáp các yêu cầu, phàn nàn từ khách hàng.
- Theo dõi thời gian kết thúc hợp đồng để thuyết phục khách tái ký hợp đồng
- Chủ động gửi các thông tin ưu đãi, khuyến mãi cho khách hàng cũ để thuyết phục họ mua mới sản phẩm dịch vụ của công ty.
- Tiến hành thủ tục ký kết hợp đồng mới với những khách hàng cũ muốn mua lại sản phẩm dịch vụ.
4 – Một số công việc khác
- Theo dõi quá trình thanh lý hợp đồng, hỗ trợ phòng kế toán đốc thúc công nợ.
- Phối hợp với bộ phận Marketing lên kế hoạch và triển khai các chương trình ưu đãi vào các dịp lễ, tết; tri ân khách hàng; giới thiệu sản phẩm dịch vụ mới để tiếp cận, thu hút các đối tượng khách hàng.
- Liên kết cùng các bộ phận khác trong công ty nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ để đáp ứng tốt thị hiếu của khách hàng.
- Tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ khi được công ty tạo điều kiện.
- Làm các báo cáo công việc theo định kỳ, phát sinh.
- Tham gia đầy đủ các cuộc họp của bộ phận, báo cáo các thông tin phản hồi từ khách để có giải pháp xử lý, khắc phục hiệu quả.
- Thực hiện có công việc khác khi có yêu cầu từ Quản lý.
KPI công việc của nhân viên kinh doanh
Dưới đây là một số KPI quan trọng để đánh giá mức độ hoàn thành công việc của NVKD.
Nhóm KPI về công việc.
- Các KPI của phòng ban
- Số khách hàng tiếp cận ( lead)
- Số lượng cuộc gọi thực hiện hàng tháng ( telesale)
- Số lượng hợp đồng chốt được hàng tháng
- Tỉ lệ chuyển đổi từ lead sang khách hàng
- Giá trị hợp đồng trung bình
- Mức độ hài lòng của khách hàng
- Thời gian trung bình trả lời khách liên lạc
- Tỉ lệ hủy đơn
- Tỷ lệ khách mua lần 2
Nhóm KPI khác
- Thời gian đi làm trong tháng.
- Số báo cáo thực hiện trong tháng
- Một số KPI liên quan đến thái độ, trách nhiệm làm việc…
Bộ câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh
Tham khảo một số câu hỏi khi phỏng vấn nhân viên kinh doanh.
- Thử thuyết phục tôi sử dụng sản phẩm đó của bạn.
- Bạn kinh doanh loại hình sản phẩm nào tại công ty gần đây nhất? Hãy mô tả về sản phẩm và tập khách hàng của sản phẩm đó.
- Quy mô nhóm làm việc của bạn ở công ty đó là bao nhiêu người?
- Mô tả quy trình bán hàng tại công ty gần đây nhất mà bạn làm việc. Theo bạn thì quy trình đó có điểm gì hiệu quả và điểm gì chưa hiệu quả?
- Chỉ tiêu doanh số của bạn ở công ty đó là bao nhiêu? Nhóm làm việc của bạn đã làm cách nào để đạt tới chỉ tiêu đó?
- Mô tả lại một thương vụ thành công nhất của bạn. Bạn thấy thương vụ đó có điểm gì đáng chú ý?
- Đến lúc nào thì bạn ngừng theo đuổi một khách hàng tiềm năng?
- Mô tả lại một khách hàng khó tính nhất mà bạn từng làm việc cùng. Bạn đã làm thế nào để đối phó với khách hàng đó?
- Nếu tỉ lệ hài lòng của khách hàng thấp, bạn sẽ làm thế nào để cải thiện con số này?
- Nếu được yêu cầu phải tăng doanh thu lên X% trong thời gian Y, bạn nghĩ mình sẽ làm như thế nào để đạt được con số này?
Quyền lợi và mức lương của nhân viên kinh doanh.
Các yếu tố này phụ thuộc vào quy mô của từng doanh nghiệp và năng lực bản thân nhân viên kinh doanh, sẽ có quyền lợi và mức lương khác nhau. Về cơ bản thì một nhân viên kinh doanh sẽ có các quyền lợi và mức lương tham khảo dưới đây.
1- Quyền lợi của nhân viên kinh doanh
- Thu nhập hàng tháng gồm lương cơ bản + hoa hồng + thưởng
- Trợ cấp: Ăn trưa, tiền điện thoại, xăng xe, chi phí tiếp khách ( tùy từng mô hình công ty)
- Được hưởng đầy đủ BHXH, BHYT và BHTN theo Luật lao động hiện hành.
- Được tham gia các hoạt động chung của Công ty: du lịch, teambuilding, sự kiện…
Mức lương Nhân viên Kinh doanh
Hiện nay mức lương Nhân Viên Kinh doanh trên thị trường giao động từ 4 triệu đế 35 Triệu đồng.
Mức lương của nhân viên kinh doanh mới ra trường sẽ nhận mức lương dao động từ 4 triệu đến 8 triệu/tháng. Thu nhập thực nhận khoảng 4 đến 12 triệu/tháng. (Bao gồm doanh thu bán hàng).
Mức lương trung bình của nhân viên kinh doanh kinh nghiệm từ 1 đến 3 năm sẽ nhận mức lương dao động từ 4 triệu đến 12 triệu/tháng. Thu nhập thực nhận khoảng 4 triệu đến 15 triệu/tháng. (Bao gồm doanh thu bán hàng).
Nhân viên kinh doanh kinh nghiệm từ 3 đến 5 năm sẽ nhận mức lương dao động từ 4 triệu đến 20 triệu/tháng. Thu nhập thực nhận khoảng 6 triệu đến 25 triệu/tháng. (Bao gồm doanh thu bán hàng).
Lưu ý: Mức lương nhân viên kinh doanh sẽ được điều chỉnh theo ngành nghề hoạt động sẽ có mức lương cơ bản, doanh số khác nhau.
Top 5 ngành nghề nhân viên kinh doanh có lương cao nhất
#1 Nhân viên sales bất động sản
Lương cứng của nhân viên sales bất động sản vào khoảng 4.500.000-6.000.000 đồng/tháng. Mức hoa hồng cao gấp nhiều lần lương cứng bởi giá trị hợp đồng bất động sản rất cao, họ thường được thưởng 10-20% giá trị hợp đồng.
#2 Nhân viên sales bảo hiểm nhân thọ
Nhân viên sales bảo hiểm nhân thọ có lương cứng 3.500.000-5.000.000 đồng/tháng, hoa hồng từ 10-40% giá trị hợp đồng. Thông thường, hợp đồng bảo hiểm cũng có giá trị rất cao nên thu nhập của nhân viên sales bảo hiểm cũng rất hấp dẫn.
#3 Nhân viên sales ô tô
Lương cứng của nghề này rơi vào tầm 4.000.000-5.000.000 đồng/tháng.Tương tự như bất động sản, sản phẩm bạn bán có giá trị tương đối cao nên mức thu nhập từ hoa hồng cũng rất hứa hẹn.
#4 Nhân viên sales mỹ phẩm
Không phải chỉ những nghề sales bán mặt hàng giá trị cao mới đem lại thu nhập hấp dẫn mà nhân viên bán mỹ phẩm cũng có thu nhập cao bởi lẽ khách hàng thường dễ bị thuyết phục do hiệu quả sản phẩm có thể được nhìn thấy khi khách hàng sử dụng thử sản phẩm nên họ thường đưa ra quyết định mua hàng khá nhanh và nhờ thế mà nhân viên sales mỹ phẩm cũng có mức hoa hồng và thưởng cao.
5 Nhân viên sales tín dụng ngân hàng
Ngành này khá đặc thù và nhân viên kinh doanh mảng này sẽ có cả kỹ năng của một nhà tư vấn, phân tích tín dụng. Công việc chủ yếu của họ là giới thiệu các khoản vay, ưu đãi vay cho khách hàng. Họ cũng được thưởng hoa hồng dựa trên doanh số.
8 website tuyển dụng nhân viên kinh doanh lớn nhất Việt Nam
Để dễ dàng tìm cho mình một công việc/ ứng viên phù hợp thì mọi người có thể tham khảo 1 số website tuyển dụng lớn như:
- https://www.vietnamworks.com
- https://timviecnhanh.com
- https://www.topcv.vn
- https://careerbuilder.vn
- https://www.jobstreet.vn
- https://www.careerlink.vn
- https://jobsgo.vn
- https://123job.vn
Ngoài ra mọi người có thể tìm kiếm thêm trên các group FB tuyển dụng như:
- https://www.facebook.com/groups/tuyendungkvhanoi/ (400k thành viên)
- https://www.facebook.com/groups/469383163393248/ (816k thành viên)
- Hoặc tìm theo link sau https://www.facebook.com/search/groups?q=tuy%E1%BB%83n%20d%E1%BB%A5ng