Nội dung chính
Trong một năm, các sàn thương mại điện tử tổ chức rất nhiều chiến dịch sale với cấp độ khác nhau. Việc nắm rõ độ lớn của chiến dịch trong một khoảng thời gian xác định giúp marketer có thể lên một kế hoạch thực thi cụ thể, giảm bớt nhiều gánh nặng, từ đó tối đa hóa cơ hội (gia tăng doanh số, conversion rate, traffic…) cũng như giảm thiểu chi phí.
Ví dụ, trong Mega Campaign (chiến dịch sale lớn nhất năm), các sàn thương mại điện tử thường có lượng traffic lớn, user có hành vi mua hàng cũng như “săn sale” cao. Do đó, chi phí đấu thầu từ khoá trong dịp này cũng rẻ hơn nhiều so với ngày thường. Marketer có thể tận dụng cơ hội này để lên kế hoạch phân bổ ngân sách hợp lý hơn. Cụ thể là ưu tiên ngân sách cho những ngày Mega Campaign để thu về doanh thu với tỷ suất lợi nhuận (ROI) cao hơn, còn ngày thường thì sử dụng ít ngân sách hơn.
Nhưng vấn đề không dừng lại ở đó, trong trường hợp là Shop Mall và có mua các gói giải pháp marketing từ sàn, đặc biệt là Lazada, marketer sẽ gặp nhiều vấn đề trong khâu lên kế hoạch, quản lý các cột mốc thời gian của chiến dịch. Vì thông thường, trong một Mega Campaign, nhà bán hàng cần chuẩn bị sẵn materials (hình ảnh, content, bộ banner) và gửi trước cho sàn để họ thực hiện các bước tiếp theo. Theo kinh nghiệm của tôi, lúc team đang chuẩn bị cho chiến dịch 11.11 đồng thời cũng phải lên kế hoạch cho chiến dịch 12.12. Và khi chiến dịch 12.12 sắp triển khai thì đã nghe tin phải chuẩn bị cho chiến dịch Tết.
Chính vì thế, nắm một lịch trình tổng quan sau đó chia nhỏ để lên kế hoạch cho từng chiến dịch cụ thể là điều tối quan trọng giúp marketer theo dõi sát sao các deadline và hỗ trợ đồng đội của mình trước những “cơn bão deadline”.
Các cấp độ của chiến dịch
Ở Lazada, nhìn chung các chiến dịch sẽ được phân theo thang mức độ sau: Mega Campaign → A++ Campaign → A+ Campaign (sắp xếp theo mức độ giảm dần). Tuỳ theo chiến dịch, nhãn hãng / sellers có thể liên hệ với Lazada để đầu tư các gói Marketing Solution (Platinum, Gold Plus, Gold, Silver) để giành được nhiều hạng mục hiển thị, từ đó có nhiều traffic hơn trong các chiến dịch sale.
Việc đề xuất một gói cụ thể để nhà bán hàng đạt được hiệu quả doanh thu tốt nhất là rất khó, vì còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố. Nếu trong năm 2020, Payday (chiến dịch sale nhân ngày lương về) không được Lazada chú trọng, thì hiện tại, Payday đã được nâng lên thành A++ Campaign, tức chỉ xếp sau Mega Campaign (11.11, 12.12).
Marketer cũng có thể bắt gặp TVC giới thiệu về chiến dịch Lương Về Sale Kịch Sàn của Lazada trên TV hay quảng cáo YouTube. Trong giao diện quản lý bán hàng của Lazada, các chỉ số đo lường, đánh giá chiến dịch Payday Campaign April cũng đã được ghi nhận (thường chỉ có Mega Campaign như 11.11). Điều này chứng tỏ, Lazada đang dần nâng tầm các chiến dịch Payday (từ 28 tháng này đến ngày 2 tháng sau) bằng cách dẫn nhiều traffic ngoại sàn truy cập vào Lazada.
Và dù gian hàng không mua các gói marketing do sàn cung cấp, thì cũng đã có một lượng traffic từ các chiến dịch marketing của sàn (hơn nữa traffic này đã có sẵn hành vi mua hàng dựa trên các hoạt động truyền thông của sàn). Marketer có thể tận dụng để tối đa hoá cơ hội bán hàng của các sellers.
Một câu nói mình rất thích từ anh Trần Lâm, Founder July House: “Ở đâu có traffic, ở đó có mình thôi các bạn”.
Sắp xếp sự ưu tiên so với nguồn lực hiện có
Timeline
Bên trên là lịch các chiến dịch cụ thể phân chia theo các cấp độ. Để mọi thứ được kiểm soát ở thế chủ động, marketer cần có timeline cụ thể hơn nữa (Action Plan), phân chia cho các phòng ban, các nhân sự nắm chính để tránh bị chồng chéo deadline và giúp các phòng ban khác chuẩn bị nguồn lực trong những gian đoạn “nóng”.
Rút kinh nghiệm sau nhiều chiến dịch, tôi đã thiết kế một Action Plan Template, khi triển khai một chiến dịch mới, tôi lại tạo một file giống như chiến dịch trước, chỉnh sửa lại một chút, đỡ mất thời gian.
Phân bổ ngân sách
Nếu sử dụng các công cụ trả phí (Paid Ads) nội sàn và ngoại sàn (Facebook CPAS – Affiliate), marketer cần biết được những chiến dịch mà gian hàng tham gia, từ đó phân bổ ngân sách hợp lý trong các ngày bình thường và các ngày Mega Sale để mang về doanh thu theo kế hoạch.
Thông thường, doanh thu của tháng sẽ gồm doanh thu của các ngày sale và doanh thu của các ngày thường. Từ đó, dựa vào chương trình promotion và dữ liệu quá khứ để lên kế hoạch marketing cụ thể.
Công thức chung vẫn là :
GMV (Gross Merchant Values) = Traffic x Conversion Rate (CR) x Average Order Values (AOV)
Đa số, các đợt Mega Sale sẽ chiếm một tỉ lệ doanh thu khá lớn trong cả tháng, kéo theo ngân sách marketing cũng sẽ đầu tư vào các ngày này nhiều hơn.
Kế hoạch xen kẻ
Dĩ nhiên, nếu không phải Mega Sale, thì những ngày bình thường doanh số khá ít, đây là dịp rất tốt để xây dựng những hạng mục bền vững cho gian hàng, ví dụ như tăng lượt theo dõi gian hàng, trang trí trang gian hàng, tăng lượng Rating & Review…
Để các sản phẩm có được performnace tốt nhất trong các đợt Mega Sale (đặc biệt là các sản phẩm mới đăng lên sàn), hãy tận dụng những ngày bình thường để xây dựng các chỉ số performance cho sản phẩm đó (sale, order, traffic, conversion rate).
Kế hoạch hàng hoá
Vấn đề này tôi không phụ trách trực tiếp, tuy nhiên để có thể đáp ứng được một lượng đặt hàng tăng đột biến trong các đợt Mega Campaign thì marketer cũng cần phải có một kế hoạch hàng hoá hợp lý.
Nắm được lịch trình diễn ra các chiến dịch sale trên sàn và nguồn lực nội tại hiện có từ đó đưa ra một kế hoạch, timeline cụ thể để phối hợp các phòng ban với nhau, cũng như phân bổ nguồn lực hợp lí, sẽ giúp việc vận hành gian hàng trở nên “dễ thở hơn” rất nhiều, đặc biệt là trong gian đoạn các Mega Sale diễn ra liên tục.
* Nguồn: totrongnhan