Nội dung chính
Marketing chính là chìa khóa chủ chốt giúp doanh nghiệp đưa thương hiệu, sản phẩm của mình gần hơn với người tiêu dùng. Mỗi ngày có rất nhiều sản phẩm và thương hiệu mới ra đời, vậy làm thế nào để khách hàng nhớ và muốn trải nghiệm sản phẩm của bạn?
Marketing giúp doanh nghiệp tạo được sự khác biệt của mình đối với các đối thủ cạnh tranh. Vậy thuật ngữ marketing là gì? Tầm quan trọng của nó đối với doanh nghiệp ra sao? Hãy cùng HBMEDIA tìm hiểu qua bài viết sau nhé!
Marketing là gì?
Marketing (trong tiếng anh là Tiếp thị) là quá trình tối ưu và tìm hiểu yêu cầu mong muốn của khách hàng, là hoạt động tiếp thị để xác định khả năng sản xuất với giá thành phù hợp. Sau đó sản xuất và bán ra thị trường với chiến lược giá đã đề ra. Marketing còn được coi là một hình thức phổ biến giúp kết nối với khách hàng. Và marketing gồm tất cả những việc cần thực hiện để thu hút khách hàng đến với thương hiệu và duy trì mối quan hệ với họ.
- Tiếp thị, chiến lược truyền thông
- Phát triển thương hiệu
- Nghiên cứu thị trường
- Tâm lý khách hàng
- Định vị khách hàng
- Thiết kế
- Định giá
- Đo lường hiệu quả
Yếu tố cốt lõi của Marketing chính là sự thấu hiểu những quan tâm và mong muốn của khách hàng để thuyết phục khách hàng mua sản phẩm, dịch vụ. Là cơ sở để phát triển lâu dài trong tương lai. Để thành công lâu dài, doanh nghiệp phải không ngừng tìm hiểu nhu cầu mong muốn của khách hàng. Từ đó gia tăng giá trị thông qua những cách tiếp cận khác nhau với chủ đề mà khách hàng quan tâm.
Theo Philip Kotler, giáo sư Marketing nổi tiếng thế giới; “cha đẻ” của marketing hiện đại định nghĩa rằng “Marketing là khoa học và nghệ thuật khám phá, sáng tạo và cung cấp giá trị nhằm thỏa mãn nhu cầu của thị trường mục tiêu với lợi nhuận. Marketing xác định các nhu cầu và mong muốn chưa được đáp ứng. Nó xác định, đo lường và định lượng quy mô của thị trường đã xác định và tiềm năng lợi nhuận. Nó xác định phân khúc nào công ty có khả năng phục vụ tốt nhất và nó thiết kế và quảng bá các sản phẩm và dịch vụ phù hợp”.
Marketing không chỉ là một hoạt động riêng lẻ mà nó là cả một quá trình, tập hợp những hoạt động từ mô hình 4P, 7P, 4C. Sự phối hợp với hàng loạt các hoạt động đó được gọi là marketing mix (marketing hỗn hợp). Marketing ngày nay phát triển mạnh mẽ trong nhiều nghành nghề: marketing công nghiệp, marketing thương mại, marketing du lịch, marketing dịch vụ, marketing phi kinh doanh (chính trị, văn hóa, xã hội, y tế).
TÀI LIỆU MARKETING CĂN BẢN CHO NGƯỜI MỚI CẦN NẮM
Tài liệu Marketing căn bản | Môi trường marketing | Tìm hiểu B2C |
Nghiên cứu thị trường | Marketing Mix | Tìm hiểu B2B |
Customer Insight | 4P trong Marketing | Tìm hiểu C2C |
Hành vi khách hàng | 7P trong Marketing | Phương pháp Pitching thành công |
Phân tích đối thủ | 4C trong Marketing | Xây dựng chiến lược marketing |
Phân khúc thị trường | Ma trận BCG Matrix | Marketing Plan |
Nghiên cứu định tính định lượng | Customer Journey | Marketing Funnel |
Tìm hiểu thị phần | Phân tích SWOT | Inbound Marketing |
Target khách hàng | Mô hình AISAS | Mẫu Proposal Free |
Định vị thương hiệu | Mô hình AIDA |
Lịch sử phát triển và hình thành Marketing
Sau khi thế giới loài người xuất hiện những mâu thuẫn về nhu cầu cung và cầu của thị trường hoàng hóa thì định nghĩa của Marketing cũng được ra đời kể từ đó. Đầu tiên, định nghĩa này được truyền bá tại nước Mỹ và sau đó lan rộng ra các nước trên thế giới. Tại Việt Nam, những năm 80 đầu 90 khi nền kinh tế bắt đầu mở rộng và hội nhập với thế giới thì các trường đại học cũng bắt đầu tiếp nhận và giảng dạy môn học này. Hiện nay, với những ngành liên quan đến kinh doanh, đặc biệt là ngành quản trị kinh doanh được học rất nhiều về Marketing và được xem như đây là một trong những môn học quan trọng và bắt buộc.
Lúc đầu, marketing chỉ là quá trình tổng kết thực tiễn sản xuất kinh doanh trong môi trường kinh doanh, nhưng về sau nó trở thành lý luận khoa học. Từ khi quá trình sản xuất hàng hóa còn thô sơ, sử dụng sức lao động của con người là chính sau đó tiến bộ hơn chuyển sang lao động cơ giới hóa, sản xuất số lượng lớn và hàng loạt thì nhu cầu của thị trường cũng tăng và tăng đến vượt mức báo động.
Ngoài ra, nguyên nhân khác đó chính là xuất hiện những người trung gian trong quá trình giao lưu hàng hóa giữa người sản xuất và người mua hàng, khiến cho người sản xuất không hiểu được nhu cầu cũng như mong muốn của khách hàng. Và điều đó càng trở nên nghiêm trọng khi số lượng hàng hóa sản xuất ngày càng nhiều, nhưng không đáp ứng được nhu cầu của người mua và nó khiến cho hàng hóa bị tồn đọng. Đương nhiên, không quá khó hiểu khi các nhà sản xuất bắt đầu tìm kiếm nhiều cách khác nhay để bán được hàng hóa của mình.
Mục tiêu kinh doanh là “ Bán những cái mình có sẵn”, sau đó người ta bắt đầu nghĩ đến việc “Bán những cái khách hàng cần” khi cung vượt quá ngường cầu, và đây trở thành chính sách kinh doanh mới của marketing. Để thực hiện tư duy đó, doanh nghiệp phải liên tục cải tiến, tìm tòi và hiểu được nhu cầu cũng như mong muốn của khách hàng mình, nghiên cứu thị trường cạnh tranh của các đối thủ để đưa ra những phương pháp sản xuất và cải tiến hợp lý nhất.
Marketing thay đổi từ quy mô bó hẹp trong lĩnh vực kinh doanh trong những năm đầu thì hiện nay marketing đã lấn sân sang hầu hết các lĩnh vực kể cả các ngành liên quan đến giáo dục: đào tạo, văn hóa- thể thao, du lịch, chính phủ….Không chỉ tất cả các trường đại học thực hiện hàng loạt các chương trình truyền thông để quảng bá thương hiệu, mà ngay cả những kế hoạch nhỏ như “Sinh đẻ có kế hoach” cũng phải nhờ đến marketing mới thành công và truyền bá đi rộng rãi và hiệu quả nhất.
Vai trò của Marketing
Mang lại thông tin
Ở giai đoạn nền tảng, marketing rất có ích cho việc giáo dục khách hàng. Nói cách khác, để khách hàng mua sản phẩm của bạn, họ cần phải biết sản phẩm của bạn làm được những gì và nó hoạt động như thế nào. Marketing chính là cách hiệu quả nhất để truyền thông các giá trị của bạn đến khách hàng. Đó là lý do tại sao, đối với những sản phẩm đặc thù, các doanh nghiệp càng cần phải đầu tư rất nhiều vào các hoạt động marketing.
Cân bằng cơ hội cho các doanh nghiệp SMB nhỏ (SMB = Social media business)
Marketing hiện đại đang ngày càng ít tốn kém nếu bạn có chiến lược đúng đắn – dùng sức mạnh của digital để thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp. Các nền tảng mạng xã hội và các chiến dịch email đã giúp doanh nghiệp tăng khả năng tiếp cận đến các khách hàng, với chi phí ngày càng hợp lý hơn. Đối với các doanh nghiệp SMB, các chiến dịch Marketing thông minh còn có thể giúp các doanh nghiệp nhỏ có thể cân bằng cuộc chơi với những cái tên lớn khác trong ngành.
Do các đặc thù của doanh nghiệp, các công ty SMB nhỏ có thể quan tâm nhiều hơn đến từng cá nhân các khách hàng của mình thông qua các nền tảng Marketing. Đặc biệt là khi người tiêu dùng hiện đại bây giờ ngày càng quan tâm đến các trải nghiệm hơn là giá thành sản phẩm. Những trải nghiệm 1-1 này có thể giúp khách hàng yêu thích doanh nghiệp của bạn hơn những doanh nghiệp lớn khác.