Lưu ý khi xây dựng danh tiếng thương hiệu trên các mạng xã hội âm thanh như Clubhouse

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thiết kế Website trọn gói 2,900,000đ

Quảng cáo Google

Quảng cáo Facebook

Chăm sóc Website

Chăm sóc Fanapge

Thiết kế Mobile App

Quảng cáo Tiktok

Clubhouse vừa kỷ niệm một năm thành lập với thành tích ấn tượng là 13 triệu lượt tải xuống  chỉ tính riêng trên Apple App Store toàn cầu. Mạng xã hội âm thanh này đã tạo ra một làn sóng trong thời gian vừa qua và trở thành một chủ đề bàn luận nóng hổi. Theo eMarketer, 2% người trưởng thành ở Mỹ hiện đang sử dụng Clubhouse ở một số hình thức hoặc thời trang, tuy vẫn đứng sau các ứng dụng mạng xã hội lớn khác, nhưng vẫn tăng trưởng đáng kể trong một khoảng thời gian vô cùng ngắn.

Mức độ sử dụng và chấp nhận Clubhouse trong giai đoạn hiện nay có thể là tiền đề cho sự tăng trưởng đáng kể của ứng dụng khi nó mở cửa cho người dùng Android, được đồn đoán là sẽ ra mắt vào tháng 5/2021.

Tuy nhiên, Clubhouse không phải là ứng dụng mạng xã hội âm thanh duy nhất trên thị trường.

Twitter đang nỗ lực để cho phép tất cả người dùng “host” một không gian âm thanh của riêng họ với tính năng Space được ra mắt trong ứng dụng vào cuối tháng 4 vừa qua. Tính năng này hiện đã được Twitter thử nghiệm trên các thiết bị Android trước khi triển khai trên các thiết bị khác.

Trong khi đó, LinkedIn cũng đang thử nghiệm các tính năng mới để giúp người dùng của mình tạo ra ảnh hưởng lớn hơn trên nền tảng này. Ứng dụng này cũng đang phát triển trải nghiệm âm thanh xã hội của riêng mình, trong khi đó Facebook cũng đang thử nghiệm và kiểm tra khả năng thành công của thị trường mạng xã hội âm thanh trước khi chính thức lấn sân vào đó.

Nhà phân tích ngành Jeremiah Owyang đang tiến hành theo dõi thị trường này một cách sát sao và ghi nhận rằng có tới gần 36 ứng dụng mạng xã hội âm thanh đang hoạt động trên thế giới hiện nay. Ông cho rằng, giống như các mạng xã hội truyền thông hiện nay, các mạng xã hội âm thanh sẽ phải đối mặt với sự hợp nhất trên quy mô lớn diễn ra trong vòng 12 tháng 18 tháng tới. Cùng chờ xem ai sẽ là người còn lại cuối cùng và chứng tỏ được khả năng sinh tồn mạnh mẽ trong cuộc chiến “đoạt mệnh” này (ý chỉ các thương vụ mua bán và sáp nhập, ứng dụng nào tồn tại mạnh mẽ và không bị mua bởi ai sẽ giành chiến thắng, tương tự như vụ việc Snapchat đã thoát khỏi sự thâu tóm của Facebook năm xưa vậy). Nhưng trước mắt, hãy cứ tận hưởng và khám phá thêm đi, vì mạng xã hội âm thanh mới chỉ bắt đầu những bước đi đầu tiên trên hành trình của mình thôi.

Có nhiều cơ hội cho các thương hiệu tham gia và sử dụng mạng xã hội âm thanh này để tương tác với khách hàng và kể những câu chuyện về thương hiệu. Song song với đó, những rủi ro cũng sẽ xảy ra cho dù thương hiệu của bạn có tham gia hay không.

Cơ hội gắn kết thương hiệu

Các thương hiệu có thể sử dụng mạng xã hội âm thanh cho các chương trình marketing và truyền thông của mình theo nhiều cách khác nhau. Điều này chắc chắn sẽ phát triển và mở rộng hơn theo thời gian khi có nhiều ứng dụng mới hơn được ra mắt trên thị trường và nhiều tính năng/ chức năng mới được xây dựng.

Brand Sponsorships

Một số phòng trên mạng xã hội âm thanh hiện nay đã được tài trợ bởi các thương hiệu. Ví dụ như vào tháng 3 vừa qua, nền tảng Influencer Marketing Izea đã tài trợ cho một phòng có tên “Giá trị của các nền tảng Influencer Marketing” và mời Lissette Calveiro – một Influencer cũng khá có tiếng tăm khác làm host. Hiện nay, vẫn chưa có chức năng nào được tích hợp trong Clubhouse cho phép các Influencer và thương hiệu giao dịch tiền với nhau, nhưng tôi chắc chắn rằng, đó sẽ là ưu tiên hàng đầu của họ trong thời gian tới. Hiện tại, Clubhouse đã bắt đầu thử nghiệm tính năng mới trong ứng dụng là Creator Payments, tức là Thanh toán cho các nhà sáng tạo nội dung.

Quảng cáo hiển thị (Display Ads)

Hiện tại Clubhouse vẫn chưa tích hợp bất cứ quảng cáo của bên thứ ba nào. Nhưng hiển nhiên, đó chỉ là vấn đề thời gian. Và việc tích hợp quảng cáo vào trong các ứng dụng mạng xã hội hiện nay không còn là điều gì quá mới lạ. Hãy tưởng tượng mà xem, người dùng sẽ phải xem một video hoặc pop-up đăng ký nhận newsletter trước khi truy cập vào một phòng mới sẽ giúp họ tăng khả năng tương tác và tiếp cận với các thương hiệu. Đó cũng là cách chèn quảng cáo chung trong các ứng dụng mạng xã hội hiện nay. Đối với các thương hiệu B2B, đây cũng sẽ là cơ hội để họ tạo ra khách hàng tiềm năng, giống như khi bạn tài trợ cho một hội nghị công nghệ và quyền lợi bạn nhận được là có một gian hàng riêng để thu hút mọi người tham quan.

Nhà lãnh đạo tư tưởng

Clubhouse là một mạng xã hội âm thanh được thành lập ra với mục tiêu chia sẻ kiến thức và học hỏi lẫn nhau giữa những người dùng và chuyên gia trong các lĩnh vực khác nhau. Điều này mang đến cơ hội lớn cho các thương hiệu có CEO là chuyên gia trong lĩnh vực của họ và muốn tăng cường sức ảnh hưởng của họ trên toàn hệ sinh thái truyền thông xã hội. Không ít CEO của các công ty công nghệ hàng đầu đã host và tham gia vào các phòng với tư cách là chuyên gia và xây dựng tầm ảnh hưởng của họ.

Vận động nhân viên (Employee Advocacy)

*Emloyee Advocacy: Về cơ bản, đây là hình thức tiếp thị vận động, nuôi dưỡng và khuyến khích nhân viên trở thành người ủng hộ đáng tin cậy cho hình ảnh, thương hiệu bằng cách tổ chức các hoạt động nội bộ như khen thưởng,…

Tương tự như các CEO, những nhân viên có chuyên môn trong các lĩnh vực nhất định cũng có thể nâng cao tầm ảnh hưởng của họ, xây dựng mức độ liên quan và chia sẻ kiến ​​thức với nhiều người dùng khác nhau. Điều đó không có nghĩa là các nhân viên nên spam thư rác vào các phòng có thương hiệu. Mà có nghĩa là họ phải chứng minh được khả năng lãnh đạo tư tưởng cũng như cung cấp giá trị cho các cuộc trò chuyện và cộng đồng lớn hơn. Bản thân việc xây dựng thương hiệu này là hoàn toàn có thể tạo ra tác động đến các doanh nghiệp.

Những thách thức đối với thương hiệu và mạng xã hội âm thanh

Hiện tại, không có cách nào để theo dõi các cuộc trò chuyện diễn ra trong các phòng âm thanh vì nhiều lý do khác nhau.

Tính năng tìm kiếm hiện tại trong Clubhouse chỉ cho phép bạn khám phá mọi người và câu lạc bộ dựa trên các từ khóa bạn đang tìm kiếm. Trên thực tế, cách duy nhất để theo dõi các chủ đề hoặc cuộc trò chuyện trong phòng là nghe trực tiếp hoặc theo dõi các nền tảng truyền thông xã hội khác trong trường hợp ai đó chia sẻ thông tin về phòng ở đó.

Một ngày nọ, tôi đang xem qua dữ liệu và thấy một bài đăng rất quan trọng của một người nào đó trên Twitter, nêu bật sự thiếu đa dạng trong một cuộc trò chuyện diễn ra ở Clubhouse ba tuần trước. Người này thậm chí còn đề cập đến tên công ty trong tweet, và họ cho rằng công ty là đơn vị tài trợ cũng như tổ chức của cuộc trò chuyện đó.

Tôi biết người đứng đầu bộ phận marketing ở đó và họ đã gửi cho anh ta một email gắn cờ về vấn đề này. Rõ ràng người này không biết cuộc trò chuyện hay phòng này được thành lập bao giờ, và cho đến bây giờ anh ấy cũng không biết phòng âm thanh đó chứa những nội dung gì hay ai là diễn giả trong đó. Nói tóm lại, anh ấy chẳng biết gì về nó nhưng lại chia sẻ những thông tin cơ mật ấy lên một mạng xã hội khác.

Có một số điều cần phải giải thích thêm ở đây.

Đầu tiên, bất kỳ ai cũng có thể tạo phòng âm thanh riêng, ở bất kỳ lúc nào và nói về bất kỳ điều gì họ muốn, cũng như được tự do thoải mái hợp tác với bất kỳ thương hiệu hoặc cá nhân nào. Và ngay cả những thương hiệu có các chương trình theo dõi và công cụ social listening phức tạp như thế nào cũng không thể nắm bắt được những gì đang được nói trong ứng dụng. Nhưng nếu bạn có những nhóm nhân viên đang hoạt động trong và ngoài ứng dụng, thì các vấn đề được thảo luận trong đó có thể được lan truyền trên quy mô lớn.

Tin tốt ở đây là Clubhouse có các URL duy nhất cho các phòng, câu lạc bộ và bây giờ là hồ sơ của người dùng. Hầu hết các nền tảng trí tuệ xã hội đều có thể quét các trang web để lấy dữ liệu, nhưng với Clubhouse thì họ chỉ có thể thấy được vài câu giới thiệu cơ bản về các phòng, câu lạc bộ hoặc hồ sơ. Dù điều này không hữu ích lắm trong bối cảnh khủng hoảng thông tin bị lan truyền như hiện nay, nhưng ít nhất nó cũng cho thấy Clubhouse đã bắt đầu hành động để chống lại tình trạng này.

Một cuộc khủng hoảng hoặc một vấn đề có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Có thể đến từ việc nhân viên bất mãn, không hài lòng với quản lý, vấn đề lương thưởng, đồng nghiệp hoặc lợi ích của họ tại công ty. Hay có thể đến từ những khách hàng đã có trải nghiệm tiêu cực với thương hiệu. Và tất nhiên, những người này sẽ luôn chờ thời cơ để gây ra những rắc rối cho các thương hiệu.

Có một tin tốt đó là tính đến ngày hôm nay, vẫn không có bất kỳ bản record nào ghi âm lại cuộc trò chuyện của một phòng nào khi nó kết thúc. Nói cách khác, nó sẽ không hiển thị sau 2-3 tuần trong kết quả tìm kiếm của Google. Lưu ý ở đây là nếu ai đó viết blog về trải nghiệm hoặc tweet về nó, thì họ sẽ bị gắn cờ như trường hợp mà tôi đã nói ở trên.

Kết

Điểm mấu chốt là các thương hiệu thuộc mọi quy mô và trên tất cả các lĩnh vực, phải phát triển một kế hoạch trước khi lao đầu vào một ứng dụng mới đang hot. Đúng, mạng xã hội âm thanh đang là chủ đề hot và thống trị các cuộc thảo luận trên toàn cầu, nhưng hãy lên một kế hoạch chu đáo trước khi tham gia vào nền tảng này. Nó sẽ giúp bạn đảm bảo một chương trình tiếp thị thành công, cũng như kế hoạch ứng phó khi có bất kỳ điều gì xảy ra.

CÔNG TY TNHH HBMEDIA - HBMEDIA CO.,LTD
Trụ sở: 242/8D Bà Hom -Phường 13, Quận 6 - Hồ Chí Minh
VPĐD : 151/67D Liên khu 4-5, Bình Hưng Hòa B, Bình Tân, Tp.HCM
Tư vấn dịch vụ : 0933 576 079
Từ 8h00 – 18h00 các ngày từ thứ 2 đến thứ 7

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *