Nội dung chính
1.Xác định nguyên nhân khiến quảng cáo Facebook bị từ chối.
Trước khi bắt đầu việc “tranh chấp” với Facebook, bạn cần biết một vài thông tin chính về việc: Tại sao quảng cáo của bạn lại bị từ chối.
Tìm hiểu lý do chính xác quảng cáo của bạn bị từ chối:
- Tìm hiểu rõ ràng lý do khiến quảng cáo có thể bị từ chối. Việc này sẽ được thông báo hoặc bạn có thể vào Trình quản lý quảng cáo, sau đó chuyển đến cấp quảng cáo và nhấp vào Chỉnh sửa trên quảng cáo bị từ chối của mình. Lúc này bạn sẽ thấy được lí do mà Facebook đưa ra để từ chối quảng cáo của bạn.
- Phần lớn các lí do đưa ra sẽ khá “củ chuối” và chung chung. Và đôi khi bạn nhận ra rằng điều này hoàn toàn không đúng với bài quảng cáo của mình. Facebook có thể nói rằng: Quảng cáo của bạn không được phê duyệt do có liên quan đến tiền điện tử hay tài chính. Nếu điều đó sai, bạn hoàn toàn có thể nhanh chóng đưa ra phản hồi về điều đó.
Nếu lý do quảng cáo Facebook bị từ chối họ đưa ra rõ ràng là không chính xác. Hãy kiểm tra các điều khoản và chính sách quảng cáo của Facebook chi tiết hơn để chắc chắn về kết luận của mình.
Làm thế nào để tránh những ảnh hưởng xấu đến bài quảng cáo:
- Một trong những lý do lớn nhất khiến quảng cáo Facebook bị từ chối là do các thuộc tính cá nhân. Facebook không thích việc bạn gọi ra một thuộc tính cụ thể nào đó của người dùng trong quảng cáo của bạn. Ví dụ như: Béo bụng, quá béo, người da đen… Hay bạn hoàn toàn có thể nói: “Hãy gặp những chàng trai ở gần bạn” nhưng lại không thể nói “Hãy gặp những chàng trai khác”.
- Cách giải quyết trong trường hợp này là hãy sử dụng một lời chứng thực (review) của khách hàng. Hoặc kể một câu chuyện trong quảng cáo của bạn. Cách tiếp cận này cho phép bạn mô tả kiểu người mà sản phẩm/ dịch vụ của bạn phù hợp. Mà không cần phải nêu rõ đặc điểm cá nhân một cách cụ thể. Nó cũng dễ dàng tiếp cận và chiếm được lòng tin của khách hàng cao hơn, kích thích hoạt động tương tác, chuyển đổi.
2.Gửi yêu cầu xem xét đối với quảng cáo Facebook bị từ chối.
Nếu cần “tranh chấp” về quảng cáo bị từ chối, bạn có thể yêu cầu theo một số cách:
- Dễ dàng nhất đó chính là chuyển đến cấp quảng cáo của chiến dịch, nhấp chọn chỉnh sửa. Sau đó bạn nhấn tiếp vào nút Yêu cầu xem xét.
- Trong trường hợp lựa chọn này không khả dụng với bạn hoặc bạn đã yêu cầu xem xét. Thì bước tiếp theo là truy cập Trợ giúp kinh doanh của Facebook tại facebook.com/business/help . Tại đây bạn có thể tùy chọn trò chuyện với đội ngũ suport của Facebook khi nhấp vào Nhận hỗ trợ. Nếu không, bạn sẽ cần phải gửi các yêu cầu xem xét qua mail.
Trong cả hai trường hợp, bạn sẽ cần cung cấp một vài thông tin về quảng cáo bị từ chối của mình:
- ID tài khoản doanh nghiệp cho Trình quản lý doanh nghiệp của bạn.
- ID quảng cáo cho quảng cáo cụ thể đã bị từ chối.
Hai phần thông tin này sẽ giúp việc xem xét của bạn nhanh và chính xác hơn. Ngoài ra bạn cũng cần phải cho Facebook biết lý do: Tại sao quảng cáo của bạn bị từ chối Facebook đưa ra. Và lý do bạn tin rằng quảng cáo của mình tuân thủ các chính sách và điều khoản của Facebook. Điều này sẽ rất hữu ích khi bạn chứng minh với Facebook rằng: Tôi đọc và hiểu chi tiết về các điều khoản, chính sách của họ. Và có thể trình bày rõ ràng lý do tại sao quảng cáo của tôi bị từ chối sai.
3.Xem trạng thái yêu cầu xem xét quảng cáo của bạn.
Sau khi bạn đã liên hệ được với Facebook về việc xem xét lại quảng cáo thông qua hỗ trợ trò chuyện hoặc email. Bạn có thể kiểm tra tiến trình yêu cầu xem xét của mình trong hộp thư hỗ trợ.
- Cách dễ nhất để truy cập hộp thư đến này là truy cập https://facebook.com/support . Nếu bạn không thấy thông tin trong hộp thư hỗ trợ của mình. Bạn có thể phải theo dõi trong Messenger của mình.
- Nếu bạn không nhận được phản hồi từ Facebook trong một vài ngày. Lời khuyên lúc này cho bạn là: Liên hệ với họ để tìm hiểu tình trạng trường hợp đang xem xét của bạn.
Nếu bạn đã có một quảng cáo Facebook không phê duyệt. Đôi khi bạn không biết tại sao quảng cáo của mình lại từ chối. Hoặc làm thế nào để yêu cầu xem xét lại nó. Hãy nhớ rằng: Facebook liên tục thay đổi không chỉ là các thuật toán mà còn có cả cách mà bạn yêu cầu tranh chấp quảng cáo bị từ chối. Vì vậy hãy luôn xem xét lại kỹ lưỡng quảng cáo bị từ chối của mình. Xem có bao gồm các nội dung bị cấm hay khẳng định thuộc tính cá nhân hay không. Sau đó, bạn có thể chỉnh sửa quảng cáo của mình và gửi lại.