Kantar FMCG Monitor năm 2022: Nhóm ngành hàng chăm sóc cá nhân quay lại tăng trưởng mạnh mẽ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thiết kế Website trọn gói 2,900,000đ

Quảng cáo Google

Quảng cáo Facebook

Chăm sóc Website

Chăm sóc Fanapge

Thiết kế Mobile App

Quảng cáo Tiktok

Báo cáo cập nhật tình hình thị trường FMCG Việt Nam năm 2022 (52 tuần kết thúc vào 1/1/2023) tại Thành thị 4 thành phố chính và Nông thôn. Tăng trưởng ngành hàng tiêu dùng nhanh trong năm 2022 chủ yếu đến từ việc tăng giá trung bình, đặt ra thách thức trong việc dự đoán sức mua của người tiêu dùng trong năm 2023.

Tình hình kinh tế Việt Nam

Ngược dòng với thế giới, Việt Nam đã có một năm phục hồi và tăng trưởng mạnh mẽ, vượt kỳ vọng và đạt những kết quả khả quan ở hầu hết các lĩnh vực. Tăng trưởng GDP ước đạt 8,02%, là mức cao nhất kể từ năm 2011 đến nay; lạm phát được kiểm soát ở mức 3,15%, thấp hơn mục tiêu đề ra.

Quan điểm người tiêu dùng

Bất chấp mức tăng trưởng GDP trên 8%, sự lạc quan của người tiêu dùng đã giảm mạnh vào quý IV/2022 sau làn sóng nghỉ việc trong nhiều ngành do nhu cầu đối với hàng xuất khẩu suy yếu trên toàn cầu, ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống người dân, đặc biệt là giai đoạn Tết âm lịch gần kề.

Nỗi lo về việc làm và thu nhập hộ gia đình gia tăng trước áp lực giá cả thị trường leo thang, được phản ánh rõ nét trong khảo sát về mối quan tâm của người tiêu dùng cuối năm 2022.

Bức tranh FMCG

Tăng trưởng trong dài hạn của ngành hàng tiêu dùng nhanh được thúc đẩy bởi sự gia tăng giá trung bình. Ngoài ra, khu vực Nông thôn vẫn còn tăng trưởng dương về khối lượng tiêu thụ.

Tăng trưởng theo ngành hàng

Sự phục hồi của ngành hàng thức uống, chăm sóc cá nhân & chăm sóc gia đình góp phần đáng kể vào tăng trưởng của FMCG tại Thành thị 4 thành phố, cả về giá trị và khối lượng.

Trong khi đó, hầu hết các ngành hàng đều có mức tăng trưởng đáng kể ở khu vực Nông thôn, ngoại trừ thực phẩm đóng gói hiện đang tăng trưởng chậm lại so với năm ngoái.

Ngành hàng tiêu biểu

Nhóm ngành hàng chăm sóc cá nhân quay lại tăng trưởng mạnh mẽ, đặc biệt là sản phẩm tẩy trang và kem chống nắng với mức tăng trưởng ấn tượng về giá trị suốt 2 năm liên tiếp. Điều đó cho thấy tác động tích cực của việc khuyên dùng kem chống nắng thường xuyên hơn cũng như làm sạch da chuyên sâu hơn lên nhu cầu của người tiêu dùng.

Toàn cảnh thị trường bán lẻ

Tính đến quý IV/2022, tốc độ tăng trưởng của kênh mua sắm trực tuyến đang chững lại so với cùng kỳ năm 2021, tuy nhiên vẫn trong mức tăng trưởng hai con số, cùng với siêu thị mini và cửa hàng chuyên doanh. Giá trị các kênh mua sắm hiện đại và truyền thống (đặc biệt là chợ) đang phục hồi sau khi giảm vào quý III.

Tiêu điểm chính

Thời điểm cuối năm 2022, nhiều người tiêu dùng đang trở nên lo lắng về tình hình tài chính của họ, đồng nghĩa với việc họ sẽ lập ngân sách và chi tiêu dè dặt hơn. Thách thức mới này sẽ khiến các khoản chi tiêu trong ngành hàng tiêu dùng sẽ bị ảnh hưởng. Các nhãn hàng cần ứng phó nhanh chóng với thay đổi trong tâm lý người tiêu dùng để hạn chế rủi ro trong tương lai.

* Nguồn: Kantar

CÔNG TY TNHH HBMEDIA - HBMEDIA CO.,LTD
Trụ sở: 242/8D Bà Hom -Phường 13, Quận 6 - Hồ Chí Minh
VPĐD : 151/67D Liên khu 4-5, Bình Hưng Hòa B, Bình Tân, Tp.HCM
Tư vấn dịch vụ : 0933 576 079
Từ 8h00 – 18h00 các ngày từ thứ 2 đến thứ 7

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *