Hiệu ứng lan truyền là gì? 5 cách ứng dụng trong marketing

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thiết kế Website trọn gói 2,900,000đ

Quảng cáo Google

Quảng cáo Facebook

Chăm sóc Website

Chăm sóc Fanapge

Thiết kế Mobile App

Quảng cáo Tiktok

Bạn thường xuyên cập nhật xu hướng TikTok, theo dõi một người nổi tiếng trên Facebook vì được nhiều người yêu thích, hay bạn cảm thấy thất vọng vì thành tích không giống như mọi người… Tất cả những hiện tượng đó được gọi chung là Hiệu ứng lan truyền. Vậy hiệu ứng lan truyền là gì? Nó được ứng dụng vào thực tiễn như thế nào? Hãy cùng HBMEDIA tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Hiệu ứng lan truyền là gì?

Hiệu ứng lan truyền (tiếng Anh: Social Proof hay Informational Social Influence) là một hiện tượng tâm lý xã hội, trong đó mọi người có xu hướng sao chép/bắt chước hành động của người khác nhằm cố gắng thực hiện hành vi trong một tình huống nhất định. Hiệu ứng này đặc biệt nổi bật trong các tình huống xã hội mơ hồ, không rõ ràng, khi mọi người không thể xác định phương thức hành vi thích hợp và họ bị thúc đẩy bởi giả định rằng những người xung quanh có hiểu biết hơn về tình hình hiện tại.

Hiệu ứng lan truyền là gì? Ảnh: sujanpatel

Hiểu một cách đơn giản, hiệu ứng lan truyền là việc chúng ta nhìn vào người khác để hành xử, liên tục so sánh và bị ảnh hưởng bởi số đông. Mặc dù những hành động này mang tính chủ quan nhưng lại được chúng ta tuân theo bởi niềm tin rằng cách giải quyết của họ là chính xác và đáng tin cậy hơn.

Các khuynh hướng chính của Hiệu ứng lan truyền

Để hiểu rõ về cách thức hoạt động của hiệu ứng lan truyền là gì để từ đó áp dụng vào thực tiễn, dưới đây là 3 khuynh hướng chính của hiệu ứng lan truyền mà bạn cần biết:

Hiệu ứng đoàn tàu

Hiệu ứng đoàn tàu (Bandwagon Effect) là một hiện tượng tâm lý trong đó mọi người có khuynh hướng làm theo hay tin theo một sự việc nào đó mà nhiều người khác đang làm, bất kể niềm tin của họ về sự việc đó là gì và dù chẳng hiểu vì sao người ta làm vậy.

Hiệu ứng đoàn tàu là khuynh hướng ta tiếp nhận một dạng hành vi, thái độ hay phong cách nào đó đơn giản chỉ bởi vì những người khác đều đang làm như vậy

Bandwagon là một đoàn tàu/ xe dùng để chuyên chở các đoàn diễu hành, gánh xiếc hay đoàn giải trí lưu diễn. Thành ngữ “jump on the bandwagon” (nhảy lên đoàn tàu) được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1848 khi Dan Rice, một anh hề rất nổi tiếng ở thời điểm đó, quyết định dùng đoàn xe của mình và âm nhạc để thu hút sự chú ý nhằm vận động cho Tổng thống Zachary Taylor.

Thành công của chiến dịch dẫn đến việc nhiều chính trị gia khác cũng tham gia vào đoàn xe với mong muốn ăn theo sự thành công của Dan Rice. Thậm chí trong cuộc tranh cử tổng thống năm 1900, bandwagon được xem như là chuẩn mực trong vận động tranh cử và thành ngữ “jump on the bandwagon” (mang hàm ý chê bai) được sử dụng để mô tả những người cố gắng bon chen ăn theo thành công của người khác mà không quan tâm đến đối tượng là ai, kể cả nó đi ngược lại với những nguyên tắc và niềm tin của họ.

Những ví dụ thực tiễn

Hiệu ứng đoàn tàu len lỏi và tồn tại trong nhiều khía cạnh của cuộc sống, nhưng thường thấy nhất trong chính trị và hành vi của người tiêu dùng.

  • “Bắt trend” trên các nền tảng mạng xã hội TikTok, Facebook
Tổng hợp một số trend hot đầu tháng 6/2021
  • Bầu chọn cho ứng viên nào đó vì được nhiều người nhắc đến mặc dù không biết người đó là ai
  • Ngó lơ những hành động phạm pháp vì không thấy ai lên tiếng

Hiệu ứng mặc định

Hiệu ứng mặc định (Default effect) hiểu đơn giản là khi con người đang phân vân chưa đưa ra được quyết định rõ ràng thì họ có thiên hướng lựa chọn phương án mặc định. Đa số con người thích mọi thứ được giữ nguyên, có thói quen lặp lại những hành vi quen thuộc.

Hiệu ứng mặc định được ứng dụng rộng rãi trong kinh doanh, marketing

Để hiểu rõ hơn, hãy cùng đọc qua một số ví dụ thực tiễn sau:

  • Khi cài đặt một ứng dụng nào đó, đa số mọi người sẽ lựa chọn cài đặt mặc định (được đề xuất) mà ứng dụng gợi ý
  • Tùy chọn mặc định của máy in là in hai mặt

Hiệu ứng bầy đàn

Hiệu ứng bầy đàn (Herd effect) là một thuật ngữ mô tả hiện tượng suy nghĩ và hành động của con người trong xã hội bị ảnh hưởng bởi những người khác. Hiệu ứng này còn mang nghĩa ý nghĩa mỉa mai những hành vi bầy đàn, thụ động, a dua, dễ bị kiểm soát, tự cho là đúng là sáng suốt mà không hiểu về ý nghĩa của sự việc.

Khác với hai khuynh hướng trên, khuynh hướng này thường tạo ra những kết quả theo hướng tiêu cực, Chẳng hạn:

  • Tràn vào trang cá nhân của một người nào đó thả phẫn nộ, để lại bình luận xúc phạm mặc dù chưa biết ai đúng ai sai

Các trọng tài trong trận đá của đội tuyển Việt Nam thường xuyên nhận được “bão phẫn nộ” từ cộng đồng người dùng mạng Việt Nam

  • Kêu gọi đánh giá 1 sao cho nhà hàng không may bị một khách hàng nào đó “bóc phốt”

Ứng dụng của hiệu ứng lan truyền trong Marketing

Hiệu ứng lan truyền là nền tảng tạo nên và định hướng cách chúng ta hành xử trong đám đông. Nghe có vẻ khó hiểu nhưng chúng ta thường xuyên rơi vào hiện tượng tâm lý này. Chẳng hạn, bạn thường xuyên bị thu hút bởi những nội dung có nhiều lượt like, share và comment trên các nền tảng mạng xã hội.

Hiệu ứng tâm lý này được các nhà quảng cáo ứng dụng thường xuyên trên các nền tảng trực tuyến của mình như website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, YouTube), sàn thương mại điện tử,… Ví dụ như tạo đánh giá 5 sao, review sản phẩm, hợp tác với người nổi tiếng,..

Trên thực tế, hiệu ứng này rất dễ áp dụng trong marketing, dưới đây là 3 cách ứng dụng hiệu ứng này vào hoạt động thực tiễn một cách hiệu quả nhất.

Xếp hạng và đánh giá

Gần như tất cả người tiêu dùng hiện nay đều đọc các bài đánh giá trực tuyến trước khi mua một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó. Theo Bright Local, 91% khách hàng trong độ tuổi từ 18-34 tin tưởng vào các đánh giá trực tuyến tương tự như các đề xuât cá nhân. Ngoài ra, 93% người tiêu dùng cho biết đánh giá trực tuyến là yếu tố tác động đến quyết định mua hàng của họ.

Xếp hạng và đánh giá có tác động rất lớn đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng

Nhìn chung, điểm đánh giá và xếp hạng càng cao, khả năng tạo được niềm tin nơi người tiêu dùng càng lớn.

Điều này được thể hiện rõ nhất trên các sàn thương mại điện tử, càng nhiều đánh giá tích cực cơ hội chuyển đổi của thương hiệu càng cao.

Hiển thị lượt xem

Càng đông người, hiệu ứng lan tỏa càng tốt. Chẳng hạn, một cửa hàng đông nghịt khách sẽ tạo cho mọi người cảm giác rằng đây là nơi phục vụ tốt, sản phẩm chất lượng,…

Vậy trên môi trường trực tuyến, các thương hiệu có thể làm gì? Có một cách đơn giản hơn nhiều nhưng hiệu quả mang lại không hề kém cạnh, đó là hiển thị lượt xem.

Hiển thị lượt xem giúp sản phẩm, nội dung thêm hấp dẫn và thu hút hơn từ đó tỷ lệ chuyển đổi cũng sẽ được gia tăng.

Tạo tính tương đồng 

Một trong những cách ứng dụng hiệu ứng lan truyền hiệu quả trong marketing là tạo gợi ý “sản phẩm tương tự” hoặc “có thể bạn cũng thích” để tạo cho khách hàng cảm giác rằng có nhiều người lựa chọn tương tự như họ. Điều này được ứng dụng rộng rãi trong hoạt động của các trang thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki,…

Tính tương đồng thể hiện rõ nhất trên các sàn thương mại điện tử

5 ví dụ về social proof – hiệu ứng lan truyền phố biến nhất

Sau khi đã tìm hiểu social proof là gì sẽ có rất nhiều cách để ứng dụng hiệu ứng này vào hoạt động của doanh nghiệp. Dưới đây là tổng hợp 5 ví dụ phổ biến nhất về social proof mà bạn có thể sử dụng.

Xác nhận của người nổi tiếng

Với lực lượng người hâm mộ hùng hậu và trung thành, những lời mà người nổi tiếng nói, chiếc áo mà họ mặc, địa điểm mà họ đến, sản phẩm mà họ sử dụng đều tạo nên những hiệu ứng lan truyền.

Chiếc áo len Louis Vuitton được Jungkook (thành viên nhóm nhạc BTS) diện trên tạp chí nhanh chóng cháy hàng trên website của hãng tai Mỹ, mặc dù chiếc áo có giá lên tới… 530 triệu đồng

Xác nhận của citizen

Không chỉ những người có ảnh hưởng, người nổi tiếng mới tạo nên tiếng nói và uy tín đến người dùng khác. Hành động và suy nghĩ của một người dùng mạng xã hội thông thường cũng có thể tạo nên những ảnh hưởng nhất định.

Khi mọi người dùng xung quanh bạn đều đang làm điều gì đó, bạn sẽ có tâm lý lo sợ bỏ lỡ (FOMO) và điều này sẽ thúc đẩy bạn tham gia vào những hoạt động đó.

Xác nhận của chuyên gia

Chuyên gia luôn tạo được niềm tin với mọi người bởi chuyên môn, nghiệp vụ và uy tín của họ. Khi một chuyên gia chia sẻ một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó mà họ hài lòng, những người theo dõi sẽ nhanh chóng tin tưởng, tiếp nhận thông tin, cũng như quyết định sử dụng sản phẩm, dịch vụ đó.

Câu chuyện thành công

Không có gì đáng tin cậy hơn những câu chuyện thành công trong thực tế. Thông qua việc chia sẻ những thành công của riêng mình, bạn có thể truyền cảm hứng cho người khác, đồng thời khuyến khích họ thử làm điều tương tự

Chứng nhận của bên thứ ba

Việc có được chứng nhận, xác minh tính hợp lệ từ một bên thứ ba có uy tín sẽ giúp bạn xóa đi những nghi ngờ và tăng độ uy tín của của thương hiệu. Chẳng hạn, một fanpage có tích xanh của Facebook, website có chứng chỉ SSL,…

Kết

Chúng ta thường xuyên bắt gặp và rơi vào hiệu ứng lan truyền trong hoạt động sống hàng ngày. Với hiệu quả mà nó mang lại, hiệu ứng lan truyền ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau.

Hy vọng những thông tin về hiệu ứng lan truyền là gì (social proof là gì) được HBMEDIA tổng hợp trong bài viết này sẽ mang lại cho bạn những góc nhìn toàn diện nhất về hiệu ứng lan truyền là gì và cách áp dụng hiệu ứng này vào thực tiễn.

CÔNG TY TNHH HBMEDIA - HBMEDIA CO.,LTD
Trụ sở: 242/8D Bà Hom -Phường 13, Quận 6 - Hồ Chí Minh
VPĐD : 151/67D Liên khu 4-5, Bình Hưng Hòa B, Bình Tân, Tp.HCM
Tư vấn dịch vụ : 0933 576 079
Từ 8h00 – 18h00 các ngày từ thứ 2 đến thứ 7

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *