Nội dung chính
Canva được coi là 1 startup kỳ lân của nước Úc do Melanie Perkins sáng lập năm 2013. Canva cho phép người dùng thiết kế miễn phí với kho đồ họa khổng lồ, đa dạng phong cách và tính năng, thao tác lại vô cùng đơn giản. Người dùng có thể thiết kế và đăng tải tác phẩm của mình ở bất cứ đâu. Tính đến đầu năm 2020, Canva đã phát triển mạnh mẽ với hơn 20 triệu người dùng từ 190 quốc gia sử dụng ứng dụng bản miễn phí trên nền tảng Website.
Blog của Canva được phát triển từ tháng 11/2014. Sáu tháng sau đó, tức tháng 5/2018, blog của họ đã đạt 2.457.779 phiên truy cập, trung bình là 409.000 một tháng. Sau những nỗ lực phát triển từ đội ngũ Content Marketing, Canva chính thức ghi nhận lần đầu tiên trong lịch sử, website đạt 1 triệu phiên truy cập trong một tháng vào tháng 02/2016. Vậy đội ngũ Canva đã làm gì để nhân đôi lượt truy cập website của họ?
1. Sự thay đổi của người dùng từ nội dung trên mạng xã hội sang nội dung tìm kiếm (Search):
Vào tháng 02/2015, organic search đat 51.000 phiên truy cập, chiếm 12% tổng số phiên của tháng đó, trong khi mạng xã hội đóng góp 169.000 phiên, chiếm 40%. Đến tháng 02/2016 mọi thứ đã khác đi rất nhiều. Organic search đã đóng góp 434.000 phiên truy cập, tương đương 42% tổng số phiên trong tháng và mạng xã hội đóng góp 236.000 (hiện chỉ còn 23%). Điều này chứng tỏ rõ rệt xu hướng thay đổi hành vi của người dùng từ mạng xã hội sang organic search
Đặt trọng tâm phát triển vào SEO và evergreen content
Đội ngũ của Canva đặc biệt chú ý đến traffic đến từ organic search bởi họ cho rằng đây là những traffic bền vững.
Để chứng minh điều này, họ đã đăng 2 bài viết, bài thứ nhất (1) là “11 morning habits that will change your life and make you more creative” và bài thứ hai (2) là “The 30 best free social media icon sets” sau đó phân phối theo cùng một cách trên các nền tảng khác nhau. Ở thời điểm mới ra mắt, bài viết (1) đã gây sốt trên mạng xã hội, nhận được hơn 8.000 lượt chia sẻ. Bài báo (2) cũng nhận được phản hồi tốt trên mạng xã hội, nhưng chỉ có hơn 2.000 lượt chia sẻ. Tuy nhiên, sau đó nửa năm, bài viết (1) chỉ còn thu hút 525 lượt truy cập, trong khi bài báo (2) vẫn duy trì được 8.200 lượt.
Dưới đây là ảnh chụp màn hình Google Analytics hiển thị số liệu thống kê lượng truy cập cho mỗi bài viết, từ ngày xuất bản vào tháng 07/2015 cho đến cuối tháng 2 năm 2016. Có thể thấy sự khác biệt đáng kể giữa tính bền vững của lưu lượng truy cập từ bài viết số 1 (biểu đồ đầu tiên) và lưu lượng truy cập từ bài báo số 2 (biểu đồ thứ hai):
Đây chính là lợi ích khi bạn có organic search và evergreen content. Khi đăng một bài viết không chứa topic mà đối tượng mục tiêu đang quan tâm, lượng truy cập sẽ không cao. Mặt khác, một bài viết nói về chủ đề mọi người thường xuyên chủ động tìm kiếm thì bài viết đó sẽ thường xuyên được người đọc chú ý tới. Điều này giúp gia tăng lượng truy cập lâu dài hàng tháng
Thường xuyên kiểm tra nội dung SEO
Một điều quan trọng khác mà đội ngũ Canva thường xuyên làm để đạt mốc triệu lượt truy cập là kiểm tra nội dung SEO. Nếu blog của bạn đã hoạt động được một thời gian (và đã có một lượng nội dung nhất định) thì bạn nên bắt đầu việc này.
Việc kiểm tra nội dung giúp xem xét những bài viết đã được xuất bản và xác định bài nào nên được giữ lại, bài nào nên xóa hoặc chỉnh sửa, cải thiện thêm. Việc này giúp tránh tranh chấp từ khóa, xảy ra khi bạn có nhiều bài viết trên website cùng xếp hạng cho cùng một từ khóa tìm kiếm trên Google. Bên cạnh đó, thường xuyên kiểm tra nội dung SEO cũng giúp blog của bạn gọn gàng hơn và mang lại trải nghiệm người dùng tốt hơn.
Các bước cần tiến hành để kiểm tra nội dung là:
1. Thống kê danh sách tất cả các bài viết đã xuất bản trên blog và đưa chúng vào tab tên là “master list” trên một spreadsheet.
2. Thêm bốn tab khác vào spreadsheet:
- New (Mới): Những bài viết đã có nội dung rất tốt, chỉ cần thay đổi đường dẫn url để cải thiện chất lượng SEO
- Combine (Kết hợp): Những bài viết về cùng một chủ đề, cần được hợp nhất thành một bài viết dài để tập trung giá trị của người đọc và tránh tranh chấp từ khóa.
- Keep (Giữ lại): Những bài viết đã được tối ưu hóa SEO và có chất lượng nội dung tốt, không cần thêm bất kỳ sự thay đổi nào.
- Improve (Cần cải thiện): Đây là những bài viết cần phải viết lại một phần hoặc toàn bộ, vì nội dung chưa được tối ưu hóa SEO hoặc nội dung không đạt tiêu chuẩn chất lượng, mang lại trải nghiệm không tốt cho người đọc.
3. Phân bổ các bài viết từ tab “master list” vào 1 trong 4 tab mới được tạo ở bước 2 theo các tiêu chí ở trên.
4. Thực hiện trên các thay đổi cần thiết cho mỗi bài viết.
5. Chỉnh sửa các đường dẫn, internal-link để không có bất kỳ dead-end URL nào (một trang web không liên kết với bất kỳ trang web nội bộ hoặc trang web bên ngoài nào khác)
2. Tần suất đăng bài:
Vào cuối năm 2015, đội ngũ Canva nhận ra rằng các số liệu trong năm dù có tăng, nhưng bắt đầu trì trệ và họ cần phải làm điều gì đó nhiều hơn nữa. Vì vậy, họ quyết định cần cải thiện tần suất đăng bài của mình.
Tần suất đăng bài là tần suất cố định mà một bài viết cần được xuất bản. Để làm được điều này, Canva cho rằng cần đảm bảo những yếu tố sau:
- Tính nhất quán về xuất bản: Đảm bảo đăng bài viết mới mỗi ngày và không được phép có sai sót về nội dung.
- Sắp xếp lịch xuất bản hợp lý: Luôn có các bài viết được lên lịch trước ít nhất 6 tuần.
- Tính nhất quán của người biên tập: Đảm bảo mỗi bài viết đều trải qua một quá trình biên tập để đảm bảo tính nhất quán và đạt tiêu chuẩn xuất bản.
- Tuyển thêm nhân sự: Để đảm bảo duy trì chất lượng và số lượng bài viết, Canva luôn đảm bảo duy trì nhân sự và tuyển thêm khi cần thiết.
Tính nhất quán về xuất bản:
Đội ngũ Canva đã luôn sử dụng CoSchedule để lập kế hoạch cho lịch biên tập của mình. Họ thường lên lịch xuất bản ít nhất một bài viết một ngày theo giờ Mỹ.
Việc này giúp nội dung nhất quán hơn và bài đăng được xuất bản đều đặn hơn. Tuy nhiên phải mất một thời gian để nhân sự làm quen và phần lớn đã được hỗ trợ bởi yếu tố thứ 2.
Sắp xếp lịch xuất bản hợp lý:
Lý do Canva có thể đạt được sự nhất quán và đều đặn trong biên tập là nhờ việc đảm bảo lịch xuất bản được lên trước ít nhất 6 tuần. Lịch trình này đã tính đến thời gian để người viết sản xuất nội dung và designer hoàn thiện ấn phẩm. Trước đây, đội ngũ Canva thường xuyên phải chỉnh sửa bài viết ngay trước khi đăng. Nếu có một bài bị chậm trễ, họ hiếm khi có một bài khác sẵn sàng thay thế.
Sau nhiều nỗ lực của team, giờ đây, Canva có thể duy trì từ 6 đến 10 bài viết mới mỗi tuần và cả team làm việc cùng nhau để đảm bảo duy trì lịch trình trước 6 tuần như kế hoạch. Để thực hiện điều này phải mất một thời gian nhất định để làm quen, lên kế hoạch và phối hợp làm việc.
Tính nhất quán của người biên tập
Từ lâu, Canva đã nhận ra tầm quan trọng của tính nhất quán trong nội dung – tất cả các bài viết đều phải được chỉnh sửa theo cùng tiêu chuẩn đặt ra. Họ đã xây dựng một số quy định viết bài nội bộ, bao gồm:
- Số lượng từ ở phần mở đầu bài viết là khoảng 150 từ.
- Đảm bảo rằng tất cả các đoạn văn đều ngắn gọn và dễ đọc
- Đảm bảo rằng các tiêu đề phụ của bài viết được đánh số chính xác
- Đảm bảo tất cả các hình ảnh được trích dẫn và hiển thị đúng cách
- Tăng số lượng liên kết nội bộ trong mỗi bài viết
- Đảm bảo rằng tất cả các liên kết có trong bài viết đi đến đúng đích.
Tuyển thêm nhân sự:
Canva sở hữu đội ngũ freelancer content writer tuyệt vời đến từ khắp nơi trên thế giới. Để đảm bảo duy trì chất lượng và số lượng người viết, họ sử dụng quy trình đánh giá thường xuyên hàng tháng, nhằm căn nhắc xem liệu có cần trả nhiều tiền hơn cho các freelancer hay không.
Để làm được như vậy, Canva có một quy trình bài bản, đảm bảo họ có thể tuyển được các freelancer content writer mới đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng. Những cơ chế này giúp quá trình sản xuất bài viết không bao giờ bị gián đoạn.
3. Hình ảnh đóng vai trò rất quan trọng trong việc gia tăng lượng truy cập
Vào tháng 08/2015, lần đầu tiên Pinterest đã vượt qua Twitter để trở thành nguồn đóng góp lượt truy cập lớn thứ 2 vào blog của Canva (thể hiện ở biểu đồ dưới đây).
Nguồn traffic thay đổi từ Twitter sang Pinterest cho thấy một yếu tố quan trọng khác trong sự phát triển blog của Canva, một yếu tố mà bạn nên cân nhắc đưa vào blog của riêng mình. Đó là thêm những hình ảnh chất lượng để minh họa nội dung.
Hình ảnh chất lượng giúp tăng tính thẩm mỹ của một bài viết và giữ chân người đọc lâu hơn. Từ kinh nghiệm có được trong hơn ba năm xây dựng blog Canva, đội ngũ content đã nhận thấy rõ ràng rằng các bài viết có hình ảnh minh họa luôn được chia sẻ nhiều hơn những bài không có hình ảnh nào.
Tạm kết:
Thành công của Canva ở thời điểm hiện tại là nhờ chiến lược Content Marketing bài bản, kết hợp giữa evergreen content, nội dung được tối ưu SEO, tần suất đăng bài hợp lý và hình ảnh thu hút.