Cách làm SEO Website mới doanh nghiệp cần phải biết

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thiết kế Website trọn gói 2,900,000đ

Quảng cáo Google

Quảng cáo Facebook

Chăm sóc Website

Chăm sóc Fanapge

Thiết kế Mobile App

Quảng cáo Tiktok

1. Tối ưu Onsite ngay từ khi xây dựng website

Tối ưu Onsite là công việc vô cùng quan trọng trong bất cứ dự án SEO nào.

Tuy vậy, khi xây dựng website(trong quá khứ), đây không phải là yêu cầu được nhiều doanh nghiệp ưu tiên.

Điều này đã dẫn đến việc nhiều doanh nghiệp đã phải tốn không ít chi phí khi bắt đầu làm SEO để tối ưu Onsite, dù bạn thuê ngoài hay tự triển khai.

Hơn nữa, việc tối ưu giữa chừng này có thể sẽ rất phức tạp với những website không sử dụng CMS hay mã nguồn mở để xây dựng website. Đi kèm với nó là chi phí sửa lớn hơn và tốn thời gian hơn, chưa kể không phải người nào cũng có thể đảm nhận.

Hiện nay, đa số các bên xây dựng website đều có tích hợp việc tối ưu chuẩn SEO Onsite ngay trong gói dịch vụ của mình. Tuy nhiên nếu bạn đã có ý định làm SEO thì hãy check thật kĩ hoặc nhờ sự tham gia của các Agency SEO để đảm bảo website bạn thật sự chuẩn SEO.

2. Tối ưu Onpage cho website

Việc tối ưu Onpage là công việc đòi hỏi sự tỷ mỉ, công phu của chủ website hoặc quản trị website, vì mỗi 1 page trong 1 website khỏe mạnh mới kéo được thứ hạng toàn website lên top, ngay sau khi hoàn thành website dù đã tối ưu Onsite rồi bạn cũng nên để ý xem việc tối ưu Onpage đã tốt chưa nhé.

2.1. Xác định từ khóa mục tiêu cho mỗi Page

Việc đầu tiên là cần phải xác định được từ khóa mục tiêu cho mỗi trang, bạn không làm việc này sẽ lãng phí thời gian và công sức cho các nỗ lực SEO sau này.

2.2. Tối ưu thẻ Title cho page

Title tags: Thẻ tiêu đề của trang, thường được sử dụng trên trang kết quả của tìm kiếm (SERPs) hiển thị trong các đoạn preview, rất quan trọng đối với SEO và người dùng, bởi đây là thông tin bạn cung cấp cho người tìm kiếm.

Lưu ý về thẻ Title:

  • Mô tả thông tin quan trọng nhất của trang
  • Chứa từ khóa ngay phần đầu của thẻ
  • Nội dung duy nhất, không trùng lặp cho từng page
  • Độ dài từ 35 – 65 ký tự (không để quá ngắn hoặc quá dài)

Nội dung thẻ Title xuất hiện trên Tab của trình duyệt và trong code HTML:

<title>Quy trình SEO Tổng Thể 2021 lên top Google nhanh và bền vững</title>

2.3. Tối ưu Meta Description cho page

Meta Descriptions là thuộc tính HTML cung cấp lời mô tả ngắn ngọn về nội dung của trang web. Meta description được sử dụng trong các kết quả tìm kiếm hiển thị preview cho trang web, tương tự như Title tag, là 2 thông tin quan trọng quyết định khách tìm kiếm có đến trang web của bạn không.

Thông tin thẻ Description thể hiện như hình phía trên của Title tag.

Một số lưu ý về Description

  • Mô tả ngắn gọn nội dung trang web của bạn
  • Mô tả duy nhất, không trùng lặp cho từng trang
  • Độ dài khuyến nghị từ 100-155 ký tự
  • Đặt từ khóa chính ngay phần đầu của thẻ mô tả

2.4. Tối ưu Keyword tag

Chúng ta có nghe Google không sử dụng yếu tố Meta Keyword trong xếp hạng do bị lạm dụng và nhồi nhét từ khóa quá nhiều, nhưng theo tôi khuyên bạn vẫn nên sử dụng Meta keyword một cách hợp lý khai báo 1 từ khóa mục tiêu 3-5 biến thể của từ khóa phù hợp với nội dung vẫn có giá trị với SEO.

2.5. Heading tags

Các thẻ Heading là yếu tố xếp hạng rất quan trong với SEO đặc biệt là thẻ H1, các thẻ H2 thể hiện nội dung có phân cấp và có cấu trúc rõ ràng thân thiện và dễ hiểu hơn với Search Engine

  • H1: thường có nội dung tương tự thẻ Title, có chứa từ khóa ngay phía đầu và chỉ sử dụng duy nhất 1 thẻ H1 cho mỗi trang
  • H2: nội dung tổ chức thành các mục và mỗi thẻ H2 thể hiện những điểm chính của từng đoạn trong bài viết, H2 có chứa từ khóa 1 lần, và chứa các biến thể của từ khóa.
  • H3: Tương tự như H3 nếu nội dung phân cấp H2 có nhiều mục con

2.6. Image – Tối ưu hình ảnh

  • Công cụ tìm kiếm không hiểu thông tin hình ảnh vì thế bạn cần tối ưu hóa hình ảnh
  • Hình ảnh liên quan rất quan trọng trong SEO
  • 1 hình ảnh ấn tượng có thể có giá trị hơn 1000 lời nói vì vậy hình ảnh rất quan trọng trong nội dung của bạn và mỗi nội dung nên có ít nhất 3 hình ảnh, đặt ở ngữ cảnh nội dung liên quan để thể hiện rõ hơn về thông tin bạn muốn truyền tới tới người đọc.
  • Tối ưu hình ảnh trước khi upload: Resize, Compression
  • Chọn định dạng file: GIF, JPG, PNG
  • Sử dụng tên ảnh, thuộc tính ATL, để mô tả ảnh
  • Đặt tên không dấu phân tách các từ bởi ký tự gạch ngang ví dụ: vi-tri-dat-tu-khoa-seo-onpage.png
  • Dung lượng không nên quá 100K cho ảnh lớn, 50K cho ảnh trung bình, 30K cho ảnh nhỏ
  • Đặt ảnh ở các vùng text có nội dung liên quan tới hình ảnh

2.7. Anchor text

  • Anchor text là đoạn văn bản đặt trong siêu liên kết dẫn link sang một trang nội dung khác, thường sử dụng text màu xanh và gạch chân.
  • Nếu 2 liên kết trong một bài viết cùng dẫn tới một URL thì chỉ liên kết đầu tiên được tính bởi Google, vì thế bạn hãy lưu ý không nên dùng quá 2 anchor text để dẫn tới cùng 1 URL.
  • Trên một bài viết có thể dẫn nhiều anchor text theo từng mục trong nội dung và lưu ý dẫn trong ngữ cảnh tới các nội dung liên quan, đặt các từ khóa trong anchor text phù hợp với nội dung của trang đích được dẫn link

2.8. Tối ưu Internal link

Liên kết nội bộ là các siêu liên kết trỏ tới các trang khác trong cùng domain của site

Liên kết nội bộ hữu ích nhất cho việc thiết lập kiến trúc trang web và quảng bá liên kết có nội dung chất lượng.

Nếu liên kết nội bộ được tối ưu hóa tốt thì bạn có thể giữ khách truy cập lâu hơn trên website. Sẽ giảm được tỷ lệ thoát (Bounce Rate).

2.9. Tối ưu cấu trúc URL

  • URL thân thiện với người dùng và có chứa từ khóa
  • Độ dài không quá 75 ký tự
  • URL viết thường không dấu, không chứa các ký tự đặc biệt
  • Không dùng nhiều quá 3 subfolder

2.10. Làm nổi bật các phần text quan trọng

Việc làm nổi bật những cụm từ quan trọng trong bài viết giúp độc giả tập trung chú ý hơn tới những nội dung đó và giúp độc giả nắm bắt những thông tin chính của bài tốt hơn, tương tự như thế đối với các công cụ tìm kiếm.

Sử dụng các thẻ sau trong khi soạn thảo nội dung:

  • Sử dụng các thẻ H1, H2, H3
  • Sử dụng Anchor text
  • Sử dụng keyword trong các thẻ Bold, Strong (B), In nghiêng (I), gạch chân (U)

3. Nghiên cứu kỹ bộ từ khóa toàn ngành

Việc nghiên cứu từ khóa là bước quan trọng đầu tiên khi SEO website, những trường hợp làm SEO không nghiên cứu từ khóa kỹ dẫn đến bỏ sót từ khóa, bỏ sót chủ đề tiềm năng tạo ra chuyển đổi là lỗi thường xảy ra với các doanh nghiệp khi bắt tay vào làm SEO.

Làm SEO cho quá nhiều từ khóa hay chỉ SEO các từ khóa sản phẩm đều sẽ khiến doanh nghiệp tiêu tốn nguồn lực một cách lãng phí.

Nếu doanh nghiệp SEO quá nhiều từ khóa không liên quan, không tập trung vào những nhóm từ mà khách hàng mục tiêu mình đang tìm kiếm thì sẽ là sự lãng phí lớn.

Ví dụ: doanh nghiệp A bán chuyên bán các dòng điện thoại cao cấp nhưng lại đang làm SEO cho từ khóa “điện thoại dưới 2 triệu đồng”.

Ngược lại với các từ khóa danh mục sản phẩm, nhiều doanh nghiệp nghĩ rằng làm ít từ khóa, chỉ tập trung vào các từ khóa có lượng search cao là tiết kiệm.

Tuy nhiên, trên thực tế triển khai, việc SEO một vài từ khóa như vậy không hề tiết kiệm như bạn nghĩ .

Lý do?

Nếu chỉ đơn thuần là thực hiện nội dung SEO chất lượng để đẩy Top, thì khả năng cao là sẽ không thể thể đạt được vị trí mong muốn với các từ khóa ngắn siêu cạnh tranh. Kể cả khi bạn là 1 brand lớn thì cũng mất từ 1 – 2 năm để chiếm TOP với từ khóa này.

Các từ khóa ngắn, từ khóa sản phẩm thường có mức độ canh trạnh vô cùng cao

Để làm được, doanh nghiệp sẽ cần đầu tư rất nhiều nguồn lực vào xây dựng backlink, site vệ tinh, viết bài PR, thậm chí chi tiền đổ traffic, v.v, như vậy đã mất một khoản không hề nhỏ cho chi phí đẩy TOP những từ này.

Quan trong hơn, để SEO được từ khóa ngắn bạn phải SEO được nhiều từ khóa thông tin, từ khóa dài khác nữa.

Trong bản hướng dẫn đánh giá kết quả tìm kiếm (Search Quality Guideline) của Google, họ luôn nhấn mạnh để trang của bạn được đánh giá cao, website của doanh nghiệp cần có yếu tố thẩm quyền cao (Authority).

Điều này có nghĩa là trang của bạn phải là một nguồn có uy tín đáng tin cậy về chủ đề được đề cập đến.

Và có 2 cách để bạn chứng minh được với Google trang của bạn là nguồn uy tín về 1 chủ đề:

  • Có nhiều backlink trỏ đến
  • Cung cấp nhiều nội dung có giá trị với người dùng xoay quanh chủ đề chính

Chính vì thế nên doanh nghiệp cần cung cấp những thông tin hữu ích, thông tin liên quan xoay quanh dịch vụ sản phẩm của mình cho khách hàng thông qua các từ khóa dài, chứ không chỉ tập trung cho các trang danh mục, sản phẩm.

Vậy nên, chi phí, công sức để bạn SEO được các từ ngắn, cạnh tranh cũng bằng với việc bạn SEO các từ khóa dài, chứ không tiết kiệm hơn như nhiều doanh nghiệp vẫn nghĩ.

Traffic là một yếu tố quan trọng để đánh giá xếp hạng của Google và Backlink cũng vậy

Chính vì thế không ít người làm SEO muốn thao túng 2 yếu tố này để có thể đẩy từ khóa lên TOP một cách nhanh nhất.

Bơm traffic ảo, spam backlink với số lượng lớn là những thủ thuật “black hat” thường được sử dụng.

Và những thủ thuật thật sự có hiệu quả đáng kinh ngạc …… nếu bạn làm SEO tầm 8 năm trước. Trước khi Google đưa ra các thuật toán như Penguin để trừng phạt những site áp dụng phương pháp này.

Trong bối cảnh Google ngày càng thông minh, bạn hoàn toàn không thể qua mặt Google với những thủ thuật đó nữa, bây giờ mà làm chỉ khiến website bị phạt mà thôi.

Vậy nên đừng tốn tiền vô ích vào những chiêu trò này, thay vào đó hãy tập trung vào nội dung hoặc xây dựng backlink thông qua các con đường chính thống hơn như làm guest post, cung cấp thông tin hữu ích liên quan trên các diễn đàn, báo chí, hoặc tận dụng các mối quan hệ cùng ngành để trao đổi link với nhau.

5. Thuê viết content bên ngoài – Tiết kiệm nhưng cần cẩn trọng

Việc thuê viết content bên ngoài có thể nói là tiết kiệm chi phí và thời gian gần như tối đa so với tự viết hoặc thuê nhân viên viết bài ngồi tại doanh nghiệp nhưng nó như con dao 2 lưỡi, nếu bạn kiểm soát tốt chất lượng nội dung và tỷ lệ unique cao thì website của bạn sẽ tăng trưởng rất tốt theo thời gian nhưng nếu bạn không kiểm soát và cho up bài ào ào lên web thì không tốt chút nào.

Cuối cùng thì chi phí xây dựng nội dung không những không tiết kiệm mà còn cao hơn bình thường.

Bạn nên nhớ mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp cho hạng mục này vẫn phải là chất lượng nội dung đúng với mong muốn của doanh nghiệp và chuẩn SEO.

*Một số mẹo hay khi doanh nghiệp thuê cộng tác viên:

– Hãy test thử bài viết của cộng tác viên trước khi ký kết làm hợp đồng lâu dài. Nội dung test có thể lấy luôn những bài doanh nghiệp đang định triển khai. Và doanh nghiệp cũng nên trả chi phí tương ứng cho bài test để 2 bên làm việc thoải mái nhất có thể.

– Đưa ra đầy đủ các checklist về nội dung, checklist SEO thật rõ ràng. Việc này sẽ giúp doanh nghiệp kiểm soát được chất lượng nội dung ban đầu, tiết kiệm thời gian chỉnh sửa sau này.

– Một nhược điểm của việc thuê cộng tác viên là họ sẽ không thể am hiểu về doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ của bạn như nhân sự in-house. Hãy đảm bảo CTV của bạn có đủ tài liệu và các hướng dẫn quan trọng khi nói về sản phẩm dịch vụ của bạn. Dưới đây là một bản brief về content có thể giúp bạn đảm bảo được điều đó.

6. Đừng bỏ phí traffic về site

Một trong những lý do khiến nhiều doanh nghiệp thường “đứt gánh giữa đường” với hoạt động SEO là việc họ không thấy được có bất cứ sự tăng trưởng về mặt doanh thu cũng như sự đóng góp về kinh doanh của hình thức online marketing này.

Để tránh những trường hợp như vậy, thì doanh nghiệp cần suy nghĩ sâu hơn là việc chỉ lên Top xong để đấy

Bạn cần phải hiểu là SEO không chỉ là để lên TOP, bản chất của SEO là tiếp cận khách hàng tiềm năng trên môi trường mạng tìm kiếm

Nếu so sánh với các hoạt động marketing offline, không doanh nghiệp nào mời khách hàng, thu hút được họ vào cửa hàng của mình rồi để họ ngó quanh, đi ra mà không có bất cứ tiếp xúc nào cả, ít nhất cũng phải có nhân viên CSKH đến hỏi xem họ có cần tư vấn gì không. Nếu làm tốt, bạn có thể thu được data của khách, thậm chí thuyết phục họ bỏ tiền ra mua hàng.

Doanh nghiệp cũng cần áp dụng tư duy đó vào làm SEO

Điều hướng traffic, sử dụng banner, internal link, CTA cùng các phương pháp tối ưu chuyển đổi trên trang để tận dụng triệt để nguồn traffic có được từ SEO.

Để các traffic đó ít nhất biến thành data, email subscribe, lead. Từ đó doanh nghiệp tiếp tục có các hoạt động marketing khác hướng đến đối tượng này để chuyển thành sale. (email marketing, remarketing, telemarketing, v.v),

Hệ quả của những công việc trên là tăng được ROI cho hoạt động SEO.

7. Có kế hoạch SEO rõ ràng

Với một kế hoạch SEO rõ ràng, doanh nghiệp sẽ xác định, và biết trước được các công việc cụ thể cần thực hiện .

Từ đó sẽ có kế hoạch chuẩn bị trước để không bị tiêu tốn thêm thời gian cho việc làm SEO.

Mà đối với một doanh nghiệp, thời gian chính là tiền bạc và là chi phí cơ hội

Xác định các checklist cần tối ưu Onsite, OnPage để luôn được thực hiện đầu tiên vì việc này tiêu tốn thời gian của nhiều bên (doanh nghiệp, bên code, bên thực hiện dịch vụ)

Nếu không có một kế hoạch SEO rõ ràng, rất có thể dự án sẽ rơi vào tình trạng có đầy đủ nội dung nhưng website vẫn chưa chuẩn SEO

Từ đó hiệu quả SEO vừa không được tối ưu vừa khiến doanh nghiệp mất thêm thời gian làm SEO.

8. Áp dụng các công cụ hỗ trợ khi làm SEO

Trong quá trình làm SEO, không thể không tránh khỏi những công việc mang tính lặp đi lặp lại nhưng không cần quá nhiều chuyên môn như đăng bài, chia sẻ bài viết trên mạng xã hội, tối ưu chuẩn SEO, v.v

Vậy nên thay vì sử dụng sức người để làm, sử dụng công cụ sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều thời gian trong việc triển khai SEO.

Ngoài công cụ thực thi, doanh nghiệp cũng nên đầu tư vào các công cụ quản lý công việc như Asana, Jira, Wrike hay thậm chí dùng Google Sheet/ Excel cũng ổn nếu bạn thoải mái với nó.

SEONGON xin gợi ý một số công cụ thực thi có thể giúp doanh nghiệp giảm thiểu được thời gian làm SEO:

  • Onlywire: Dùng hỗ trợ thực hiện chia sẻ bài viết trên social
  • Serprobot: Kiểm tra từ khóa nhanh và chính xác
  • Screaming frog: Công cụ để nghiên cứu onpage website
  • Keywordtool.io: Dùng nghiên cứu từ khóa đơn giản.
  • Ahrefs: Nghiên cứu đối thủ, backlink và từ khóa.

9. Kết lại:

  • Làm bất kỳ việc gì bạn cũng cần có đích rõ ràng và có checklist cho các việc sẽ làm để có căn cứ xem việc mình làm còn thiếu sót gì không.
  • Nếu thuê viết content bên ngoài thì cần kiểm soát chất lượng, kiểm soát sự trùng lặp nội dung tránh việc website up rất nhiều bài mà thứ hạng website vẫn rất yếu
  • Nếu thuê nhân viên SEO hay thuê SEO bên ngoài thì bạn vẫn cần kiểm soát mọi người đang các phần việc cho website như thế nào? Nếu sau họ không làm nữa mình có kiểm soát được hay không?
  • Hãy sử dụng các công cụ hỗ trợ để kiểm soát việc tối ưu website

CÔNG TY TNHH HBMEDIA - HBMEDIA CO.,LTD
Trụ sở: 242/8D Bà Hom -Phường 13, Quận 6 - Hồ Chí Minh
VPĐD : 151/67D Liên khu 4-5, Bình Hưng Hòa B, Bình Tân, Tp.HCM
Tư vấn dịch vụ : 0933 576 079
Từ 8h00 – 18h00 các ngày từ thứ 2 đến thứ 7

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *