Nội dung chính
- 1 Vì sao nên lập kênh TikTok cho doanh nghiệp?
- 2 Tạo kênh TikTok doanh nghiệp khác gì so với cá nhân?
- 3 Mẹo giúp xây dựng kênh TikTok cho doanh nghiệp thành công chỉ trong 2 tháng
- 3.1 Định hướng nội dung và hình thức thể hiện kênh xoay quanh sản phẩm/dịch vụ
- 3.2 Lên ý tưởng, lựa chọn nội dung phù hợp và có sự chuẩn bị “đường dài”
- 3.3 Khai thác User-generated Content (UGC)
- 3.4 Kết hợp với KOL/KOC
- 3.5 Tăng sự tương tác với người dùng
- 3.6 Chạy quảng cáo với những chiến dịch thú vị trên kênh TikTok
- 4 Tạm kết
Sếp bắt xây dựng kênh TikTok cho doanh nghiệp nhưng bạn không biết cách ứng dụng lồng ghép sản phẩm vào video? Việc lên ý tưởng và lựa chọn nội dung quá khó khăn đối với bạn? Đừng lo, trong bài viết này, HBMEDIA sẽ giúp bạn giải bài toán khó chỉ với 6 mẹo giúp xây dựng kênh TikTok cho doanh nghiệp thành công chỉ trong 2 tháng!
Vì sao nên lập kênh TikTok cho doanh nghiệp?
TikTok là “sân chơi” vô cùng tiềm năng, giúp doanh nghiệp có thể tiếp cận nhiều khách hàng mục tiêu hơn, từ đó tăng doanh thu và lợi nhuận của mình – Đây là lí do chính khiến nhiều doanh nghiệp muốn xây dựng kênh TikTok cho doanh nghiệp. Ngoài ra, việc xây dựng kênh TikTok còn đem lại những lợi ích khác:
- Tiếp cận đến giới trẻ: TikTok đang phát triển mạnh mẽ với hơn 2 tỷ người dùng trên toàn thế giới, do đó, doanh nghiệp lên TikTok có cơ hội tiếp cận tới tập khách hàng mới, đặc biệt là giới trẻ với nhu cầu mua sắm online cao. Với tính năng livestream và quảng cáo, bạn có thể tương tác trực tiếp với khách hàng, giới thiệu sản phẩm một cách sáng tạo và thu hút sự quan tâm của họ. Ngoài ra, TikTok cũng cung cấp các công cụ phân tích hiệu quả giúp bạn nắm bắt được thông tin về đối tượng mục tiêu, từ đó tối ưu hóa chiến lược kinh doanh và tăng cường doanh số bán hàng.
- Nổi bật thương hiệu: Xây dựng thương hiệu nổi bật trên TikTok không đòi hỏi hàng triệu chi phí quảng cáo hay nhiều chiến dịch phức tạp. Đơn giản với một đội ngũ xây dựng nội dung tài năng và đăng bài đều đặn, thương hiệu của bạn sẽ tỏa sáng trên mạng xã hội và thu hút khách hàng mới.
- Đa dạng công cụ sáng tạo: TikTok cung cấp nhiều công cụ và tính năng hữu ích để tạo nội dung hấp dẫn và phù hợp với thương hiệu của bạn. Đặc biệt, TikTok hỗ trợ doanh nghiệp với nhiều hình thức quảng cáo đa dạng và hiệu quả, giúp doanh nghiệp đẩy mạnh tiếp cận và doanh thu.
- Mở rộng đối tác và talents : TikTok giúp bạn tiếp cận và hợp tác với đối tác và nhân tài trong ngành, mở rộng khả năng tiếp cận và xây dựng lòng tin từ khách hàng.
- Xây dựng cộng đồng người hâm mộ: TikTok tạo cơ hội tương tác và tham gia từ khách hàng, giúp thương hiệu nổi bật và tạo lòng tin trong cộng đồng. Bên cạnh đó, nền tảng cung cấp tính năng đa dạng cho các cuộc thi, sự kiện hoặc hoạt động để thu hút khách hàng mới.
- Đón đầu xu hướng mới: TikTok luôn đi đầu trong việc đưa ra các xu hướng mới và hấp dẫn. Bằng cách tham gia nền tảng này, doanh nghiệp có cơ hội đón đầu xu hướng và sử dụng các tính năng mới để giữ sự tươi trẻ và độc đáo trong chiến lược truyền thông của mình.
Nếu doanh nghiệp có chiến lược xây dựng kênh TikTok đúng đắn, tận dụng nguồn lực và biết cách sáng tạo nội dung thu hút thì việc xây dựng kênh sẽ rất dễ dàng.
Tạo kênh TikTok doanh nghiệp khác gì so với cá nhân?
Tài khoản doanh nghiệp TikTok và tài khoản cá nhân có những điểm giống nhau như tính năng cơ bản, khả năng quảng cáo và liên kết trang web. Tuy nhiên, tài khoản doanh nghiệp có nhiều ưu điểm hơn, như sử dụng công cụ phân tích, khả năng nhắn tin không giới hạn, chế độ công khai cố định, và tùy chỉnh đặt link web.
Điểm yếu duy nhất là tài khoản doanh nghiệp không được sử dụng Thư viện âm nhạc chung và chỉ có thể truy cập vào Thư viện nhạc thương mại TikTok. Do đó, bạn cần cân nhắc trước khi quyết định xây dựng kênh TikTok cho doanh nghiệp.
Mẹo giúp xây dựng kênh TikTok cho doanh nghiệp thành công chỉ trong 2 tháng
Định hướng nội dung và hình thức thể hiện kênh xoay quanh sản phẩm/dịch vụ
Để có thể xây dựng kênh TikTok chất lượng, bán được sản phẩm thì bạn cần xác định được đối tượng khách hàng mình muốn hướng đến và đối tượng khách hàng này phải phù hợp với nền tảng TikTok. Tiếp theo, hãy tập trung vào tạo nội dung sáng tạo liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ của mình, điều này sẽ giúp bạn xây dựng niềm tin sản phẩm với khách hàng và tạo dấu ấn thương hiệu trong tâm trí họ.
Ví dụ như tài khoản TikTok của tiệm bánh Petite Town (@petite.town) đã thành công xây dựng kênh TikTok cho doanh nghiệp khi thu về 122,6 nghìn follower, 2,6 triệu lượt like và rất nhiều video đạt hơn 1 triệu view. Hãy cùng xem ngày case study thành công này nhé!
Lên ý tưởng, lựa chọn nội dung phù hợp và có sự chuẩn bị “đường dài”
Không như TVC (quảng cáo trên tivi), TikTok là nền tảng cho phép người dùng được lựa chọn video để xem. Một video quảng cáo hay giới thiệu sản phẩm thường sẽ không thu hút khách hàng và dễ bị lướt qua. Vậy nên, hãy tập trung vào tạo ra những video có yếu tố hài hước và giải trí sẽ giúp bạn thu hút sự quan tâm của người xem. Hãy kết hợp, lồng ghép một cách khéo léo quảng cáo sản phẩm vào video để lấy được thiện cảm của khách hàng.
Quan trọng nhất, bạn cần có một hệ thống ý tưởng nội dung và kế hoạch đăng bài lâu dài. “Có công mài sắt, có ngày nên kim”- Việc này sẽ giúp bạn duy trì được lịch đăng tải video và tránh bị nản trí, gây xao nhãng trong quá trình xây kênh TikTok cho doanh nghiệp.
Điều quan trọng nhất là hãy thể hiện được câu chuyện thương hiệu xuyên suốt các sản phẩm, video của bạn. Nhớ rằng, chính những câu chuyện này sẽ giúp khách hàng hiểu rõ hơn về giá trị cốt lõi của thương hiệu, nguồn gốc, và tầm nhìn. Điều này giúp tạo sự kết nối và tạo niềm tin với khách hàng. Bạn có thể xây dựng và định hướng câu chuyện thương hiệu dựa trên 5 yếu tố sau:
- Tính nhân văn
- Giá trị độc đáo
- Tầm nhìn và mục tiêu của thương hiệu
- Cảm xúc của khách hàng
- Chân thành và uy tín
Khai thác User-generated Content (UGC)
UGC là loại nội dung mà người dùng tạo ra khi sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có thể liên kết với các nhà sáng tạo nội dung để tạo video về kinh nghiệm sử dụng sản phẩm và chia sẻ lên kênh TikTok của họ. Việc khách hàng nhìn thấy người dùng khác đã sử dụng và hài lòng với sản phẩm sẽ giúp tạo niềm tin cho khách hàng tiềm năng.
Trong quá khứ, thương hiệu Nike đang tận dụng nguồn nội dung này rất hiệu quả. Đặc biệt, trong chiến dịch quảng cáo cho đôi giày Nike Airforce 1 vào mùa Valentine đã thu về hơn 2 tỷ lượt xem cho #nikeairforce1.
Kết hợp với KOL/KOC
TikTok Affiliate là cách nhà sáng tạo nội dung kiếm tiền trực tuyến bằng cách giới thiệu và quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp trên trang cá nhân của họ trên TikTok. Không chỉ mang về doanh số, việc làm tiếp thị liên kết trên TikTok còn giúp tăng độ phủ thương hiệu, tiếp cận tệp khách hàng tiềm năng, và nâng cao mức độ tin tưởng của người tiêu dùng.
Tăng sự tương tác với người dùng
Chăm chỉ tương tác với khán giả bằng cách xem video của họ, thả tim, và trả lời comment. Tạo sự kết nối với khách hàng giúp họ nhận thức và ghi nhớ thương hiệu dễ dàng hơn. Tương tác tích cực với người dùng giúp xây dựng lòng tin và tăng tính gợi nhớ đến thương hiệu của doanh nghiệp. Thuật toán TikTok cũng rất tích cực phân phối những nội dung có sự tương tác qua lại giữa người dùng và thương hiệu. Vậy nên, doanh nghiệp có thể lựa chọn một vài cách sau để cải thiện ‘mối quan hệ’ với khách hàng nhé!
- Duets: Các video Duets cùng khán giả để tạo sự tương tác và thể hiện sự quan tâm đến họ. Điều này giúp xây dựng một cộng đồng tích cực xung quanh thương hiệu của bạn và thu hút thêm người quan tâm.
- Thử thách: Tạo các thử thách sáng tạo và hấp dẫn để khuyến khích người dùng tham gia. Thử thách giúp tăng tính tương tác và lan tỏa thông điệp của bạn đến nhiều người hơn trên TikTok.
- Mini games: Chơi mini game vui nhộn trong video của bạn để gây sự chú ý và tạo kết nối với khán giả. Những trò chơi nhỏ sẽ thúc đẩy sự tham gia và tương tác từ người dùng, từ đó giúp thương hiệu của bạn nổi bật và độc đáo trên nền tảng.
- Livestream: Sử dụng tính năng Livestream để tương tác trực tiếp với khán giả. Livestream giúp bạn tạo sự kết nối gần gũi và thú vị, thu hút sự quan tâm từ đông đảo người dùng trên TikTok.
Chạy quảng cáo với những chiến dịch thú vị trên kênh TikTok
Sau khi xác định nội dung và tìm hiểu tệp khách hàng tiềm năng, hãy tập trung vào việc xây dựng kênh với nội dung cuốn hút thay vì chỉ mua hay chạy quảng cáo để tăng số người theo dõi và lượt thích. Quảng cáo nên được sử dụng cho các chiến dịch quan trọng, giúp tiếp cận mục tiêu một cách hợp lý và giữ gìn hình ảnh của doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp bạn xây dựng một kênh chất lượng và tăng cơ hội kết nối với người xem một cách tự nhiên và hiệu quả.
Một trong những thành công chạy quảng cáo có thể kể đến chiến dịch #Phieucungxechat của Vinfast. Quảng cáo Branded Hashtag Challenge đã thu hút sự chú ý cũng như sự tham gia của đông đảo người dùng bao gồm cả đối tượng mục tiêu là học sinh, sinh viên. Chiến dịch đã đạt được các thành tựu đáng chú ý như
- 60 triệu lượt xem
- 101.000 video tham gia với hashtag #Phieucungxechat
- Đạt hơn 200 triệu lượt xem.
Nhờ những con số ấn tượng này, xe máy điện VinFast đã thành công trong việc nâng cao nhận thức thương hiệu và tiếp cận đối tượng mong muốn.
Tạm kết
Xây dựng kênh TikTok cho doanh nghiệp không dễ nhưng cũng không quá khó. Để thành công, cần chuyên tâm và đầu tư chất xám. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có thêm kiến thức để tự mình xây dựng một kênh TikTok phù hợp với định hướng doanh nghiệp của bạn. Còn nếu bạn cần kế hoạch và chiến lược cụ thể hơn để phát triển kênh TikTok của doanh nghiệp, hãy liên hệ ngay với HBMEDIA để được hỗ trợ nhé! Chúc bạn thành công!