39 checklist tối ưu bài viết chuẩn SEO 2021

Nội dung chính

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thiết kế Website trọn gói 2,900,000đ

Quảng cáo Google

Quảng cáo Facebook

Chăm sóc Website

Chăm sóc Fanapge

Thiết kế Mobile App

Quảng cáo Tiktok

1. Bài viết có giá trị, không trùng lặp nội dung với website khác.

Nhiều bạn thuê cộng tác viên viết bài nếu không kiểm soát rất dễ rơi vào trạng thái bài viết bị copy hoặc trộn nội dung từ các website khác. Nên bạn hãy kiểm tra nội dung kỹ càng trước khi đăng tải lên website nhé.

Để kiểm tra sự trùng lặp nội dung các bạn có thể kiểm tra bằng công cụ copyscape.com hoặc công cụ https://smallseotools.com/ (vào phần PLAGIARISM CHECKER để check)

2. Kiểm tra chính tả.

Điều tất yếu, không cần nói nhiều, mọi lý lẽ đều vô nghĩa nếu bạn sai chính tả

3. Từ khóa cần SEO phải xuất hiện trong tiêu đề bài viết

Tiêu đề bài viết là yếu tố quyết định đến CTR và cũng là điểm nhận diện mang tính quyết định cho hiệu quả của nội dung SEO. Một title nhàm chán, không nổi bật sẽ khiến cho toàn bộ công sức của bạn đổ xuống sông và trôi ra biển Đông.

Có một số ý kiến cho rằng nên viết SEO Title khác với Title hiển thị trong website. Tuy nhiên mình cho rằng điều này không cần thiết, có thể dùng chung để tạo sự đồng nhất cho người đọc. Trong nội dung website thì title nên được đặt là H1 – Yếu tố định danh nội dung chính cho toàn bộ bài viết.

Một Title được xem là chuẩn SEO khi đáp ứng các yếu tố sau:

– Độ dài <65 kí tự

– Chứa từ khóa chính

– Chứa yếu tố phụ mang tính lôi cuốn, gây sốc, gây tò mò

– Nếu có thể đưa ra các con số cụ thể như top 10 hoặc danh sách 15 cách… thì CTR sẽ tăng khá cao

– Không nên ngắn hơn 30 ký tự, vì hàng ngắn quá cũng không tốt phải không nào!

– Các kí tự đặc biệt nếu có thể chèn để làm nổi bật thì bạn cũng nên dùng cho các landing page seo. Nhưng tuyệt đối không nên lạm dụng nha, vì nó cũng như chất kích thích; lạm dụng là không tốt!

4. Từ khóa cần SEO phải xuất hiện trong đoạn Sapo của bài viết

Đoạn Sapo được xem là “cái nón” của mỗi bài viết SEO, nó là sự mở đầu và là nơi tạo cảm tình với người đọc. Nếu đoạn Sapo của bạn quá nhàm chán hoặc viết lạc đề so với Title thì người đọc chẳng dại gì mà đọc xuống nội dung cả! Đừng bao giờ quên điều này, vì đó là tử huyệt của những website lên top nhưng Bounce Rate cực cao.

Không có quy tắc cụ thể nào để viết Sapo chuẩn SEO cả, vì nó mang tính tư duy cá nhân và thể hiện bản sắc riêng của người làm nội dung SEO đó. Tuy nhiên chúng tôi có một số khuyến nghị giúp cho cách viết bài chuẩn SEO của bạn được tối ưu hơn.

– Từ khóa chính nên nằm ở đoạn văn đầu tiên và được bôi đen để nổi bật

– Nên có một CTA tại cuối Sapo để lôi kéo người đọc đi tiếp vào nội dung bài viết bên dưới. Ví dụ như “ Hướng dẫn cách viết bài chuẩn SEO Tổng Thể”.

– Trong một website thì nên viết đa dạng các kiểu Sapo và đa dạng hướng tiếp cận vấn đề. Mặc dù nội dung SEO vẫn cần có cấu trúc, nhưng đừng giới hạn mình trong những chiếc hộp khô khan. Hãy mạnh dạn khai phóng sáng tạo dựa trên những tiêu chuẩn SEO có sẵn.

Ngoài ra, bạn cũng nên tham khảo cách viết Sapo đơn giản và an toàn nhất khi mới tập viết Content SEO. Đó là đoạn Sapo theo hướng lời mở đầu đi kèm với những số liệu cụ thể. Ví dụ trong bài viết này, chúng tôi đã đưa ra những con số cụ thể để thuyết phục bạn đọc đến đây, đó chắc hẳn là một thành công không nhỏ khi tập làm nội dung SEO!

5. Từ khoá chính nằm trong Title

  • Tiêu đề không quá 59 ký tự, độ dài tối ưu từ 12 – 15 chữ (tiếng Việt có dấu thì nên 55), cụm từ khoá chính đứng đầu tiêu đề, lặp lại không quá 2 lần.
  • Tiêu đề có chứa từ khóa (Focus Keyword), từ khóa nên ở đầu tiên
  • Tiêu đề hấp dẫn, kích hoạt các cảm xúc: bất ngờ, thách thức, tò mò…
  • Tiêu đề nên viết hoa các chữ cái đầu các chữ
  • Tiêu đề nên có yếu tố CTA để tăng CTR

Cách kiểm tra thẻ title bạn có thể sử dụng SEO Quake hoặc Ctrl+U để xem code nguồn hiển thị thẻ title

6. Từ khoá chính nằm trong Description.

  • Mô tả tối đa 150 – 160 ký tự
  • Trong 150 ký tự đầu tiên phải chứa từ khóa (Focus Keyword)
  • Mô tả phải tập trung diễn tả chi tiết chủ đề bài viết như một đoạn mở bài
  • Mô tả phải kích hoạt cảm xúc: bất ngờ, thách thức, tò mò…
  • Mô tả nên có các yếu tố CTA để tăng CTR

Cách kiểm tra thẻ Description bạn có thể sử dụng SEO Quake hoặc Ctrl+U để xem code nguồn hiển thị thẻ Description

7. H1 cho tiêu đề bài viết

Thẻ <H1> thường là thẻ tiêu đề đầu tiên được hiển thị trên một trang. Thẻ H1 là duy nhất của từng trang.

Một trong những nhiệm vụ phức tạp nhất của công cụ tìm kiếm là hiểu được ý nghĩa (ngữ cảnh) của một trang.

Để có thể làm điều đó một cách hiệu quả và nhanh nhất, họ sử dụng dữ liệu từ các tín hiệu khác nhau.

Một trong những tín hiệu là tiêu đề trang và một trong yếu tố khác là thẻ H1.

Khi thu thập thông tin nội dung của trang, trình thu thập của công cụ tìm kiếm đọc mã HTML và họ cố gắng xác định những câu nào được chứa trong các thẻ tiêu đề (h1, h2, vv).

Họ coi đó là những chỉ dẫn về nội dung trang.

Vì vậy, bằng cách sử dụng từ khoá trong thẻ H1, bạn sẽ giúp các công cụ tìm kiếm hiểu được trang của bạn là gì.

8. Sử dụng H2, H3, H4 cho nội dung bài viết

Google dựa rất nhiều và các thẻ Heading để định danh chủ đề bài viết. Và cũng có một sự thật đáng buồn là tính đến tháng 03/2020  thì có đến 36% website không dùng thẻ Heading trong các bài viết. Người viết chỉ đơn giản là bôi đen dòng text hoặc thậm chí là không làm gì cả!

Một bài viết được đánh giá cao khi các nội dung được đánh Heading theo phân tầng phù hợp để làm sáng tỏ từng chủ đề nội dung. Cách đánh Heading được tóm tắt như sau:

– Nếu sử dụng tiêu đề làm thẻ H1 thì heading cấp lớn nhất trong nội dung bài viết sẽ là Heading 2 (H2)

– H3 là thẻ con của H2

– H4 là thẻ con của H3

– H5 là thẻ con của H4

– H6 là thẻ con của H5

9. Từ khoá xuất hiện trong thẻ H2, H3.

  • Google sẽ nhìn vào H1, H2 để nắm nhanh nội dung chính của bài viết vì vậy …
  • H2 nên xuất hiện từ khoá chính, phụ (nhưng đừng “nhét” tất cả heading đều có từ khoá), khi đó bài viết sẽ rất chán.
  • Nếu bạn còn thắc mắc Heading thêm vào bài viết thế nào, hãy nhìn lên trình soạn thảo, tìm chữ “Paragraph” cạnh chữ B (bôi đậm).

10. Từ khoá trong URL (Friendly URL).

URL nên chứa từ khóa của bài viết sẽ khiến cho việc người dùng và Spider Google hiểu hơn về nội dung, nhưng đừng khiến URL trở nên quá dài dòng mà URL càng ngắn càng tốt.

Một URL tốt sẽ có cấu trúc tenmien.com/ten-bai-viet/, cụ thể:

  • Cấu trúc trên không chỉ tốt cho việc người dùng và Spider Google hiểu hơn nội dung, cấu trúc website của bạn, mà còn tốt với Google AdWords, Facebook Ads, Remarketing, Email marketing và nhiều thứ khác sau này khi bạn sử dụng các công cụ Online Marketing.
  • Tên miền cần chứa từ khoá muốn SEO và có thể làm cho ngắn gọn. Thay vì bài viết này có

11. Từ khoá trong nội dung (Sử dụng các từ đồng nghĩa, bổ nghĩa, liên quan).

Có 3 cách thức chính để bạn đưa từ khoá vào trong bài viết.
Cách 1: Nhồi từ khoá:  Cách này khá phổ biến và đa số chúng ta sử dụng. Mật độ từ khoá chính khoảng 3% là phù hợp. Tuy nhiên cách này khá nhàm chán.
Cách 2&3: Sử dụng từ đồng nghĩa hoặc chùm từ khoá liên quan theo chủ đề.

Trong 2 ví dụ trên (nguồn: moz.com), các bạn có thể thấy cách mà chúng ta sử dụng từ khoá đa dạng hơn là chỉ “nhồi nhét” từ khoá. Xu hướng của những năm tiếp theo, Google sẽ đủ thông minh để đọc nội dung bài viết của bạn thông qua kiến thức trong bài đó chứ không chỉ là qua từ khoá.

Có 2 cách đơn giản để làm việc này:

Sử dụng gợi ý của Google: Khi bạn tìm kiếm một từ khoá nào đó, ví dụ search “Kế hoạch SEO”, và đây là các từ khoá mà Google đưa ra thêm (dưới chân trang google.com), hay được khách hàng tìm kiếm, bạn nên đưa vào bài viết. Bạn cứ kiểm tra mà xem, trong bài này mình đưa đủ các từ như vậy vào bài:

Sử dụng thêm Keywordtool.io cũng rất tốt, hơi nhiều đấy, tuỳ bạn.

Từ khoá liên quan gợi ý từ Keywordtool.io

Nếu muốn tìm thêm từ khoá chủ đề, Sử dụng Google Keywords Planner của AdWords là tốt nhất. Ngoài các từ khoá liên quan chặt chẽ, chứa từ khoá mà bạn đang nghiên cứu, công cụ của Google còn “nghĩ ra” nhiều từ khoá khác, nếu bạn sử dụng các từ này, Google sẽ suy luận ngược lại được chủ đề chính.

Từ khoá do Google Keywords Planner gợi ý

12. Từ khoá nằm trong 150 ký tự đầu và cuối bài (Sapo và kết luận)

  • Một bài viết tốt cần có mở đầu và kết luận.
  • Bạn cần nhắc tới từ khoá trong 2 đoạn quan trọng này.

13. Tối ưu ảnh (URL, Title, Alt, Caption, Text).

  • Hình ảnh phải là hình ảnh liên quan với mô tả và bổ sung cho chủ đề
  • Hình ảnh đại diện cần chứa thông điệp chính bài viết
  • Hình ảnh trong bài cần chứa nội dung diễn tả ý
  • Hình ảnh có kích thước tùy chỉnh nên để tối đa 850px, tối thiểu 480px
  • Hình ảnh đại diện nên để ngang 850x450px
  • Hình ảnh có dung lượng nên tối đa 50kb, cao nhất 80kb
  • Tên ảnh có chứa từ khóa: Không dấu viết liền bởi dấu (-)
  • Ảnh chứa thẻ Alt và Tittle ảnh (Cập nhật khi biên tập trên blog)
  • Thẻ Alt và tittle ảnh cần có từ khóa
  • Thẻ Alt và tittle nội dùng phải khác nhau (bắt buộc trong một bài viết)
  • Hình ảnh không vi phạm bản quyền
  • Hình ảnh rõ nét, không mờ, nhòe, thể hiện rõ thông điệp
  • Hình ảnh cần tối giản TEXT
  • Hình ảnh nên chứa logo, hotline
  • Tông mầu điều chỉnh tương tự mầu nhận diện (nếu có thể)

14. Sử dụng Bôi đậmIn nghiênggạch chân để nhấn mạnh đoạn nội dung chứa từ khoá.

  • Bạn cần sử dụng tối đa chức năng của công cụ soạn thảo: bôi đậm khi muốn nhấn mạnh, in nghiêng khi chú giải hay gạch chân khi cụm từ chứa đường link… Đừng sử dụng “bậy bạ”, nó sẽ làm nát bài viết của bạn.
  • Tranh thủ bôi, in, gạch… với các cụm từ khoá chứa từ khoá chính & phụ.

15. CTA cho bài viết để bán hàng.

Bất kể là bài viết như thế nào, cần đặt mục tiêu rõ ràng. Trong bài viết nên có các lời kêu gọi hành động

 16. Sử dụng định dạng bộ gõ để đánh số 1, 2, 3 hoặc các gạch/chấm đầu dòng.

Sử dụng trình soạn thảo văn bản sẽ giúp Google dễ dàng hiểu được cấu trúc nội dung của bạn hơn

Google sẽ khó khăn khi đọc nội dung của bạn nếu bạn tự dùng các ký hiệu của riêng mình. Thay vì tự đánh số hay gạch đầu dòng, hãy dùng chức năng của trình soạn thảo, Google sẽ nhìn thấy các mã html và hiểu cấu trúc nội dung của bạn tốt hơn.

17. Sử dụng ảnh/video trong bài

Đặc biệt với những nội dung về hướng dẫn/ Cách làm, Review/Đánh giá hay trải nghiệm, mở hộp thì một Video liên quan sẽ khiến khách hàng ở lại trên trang lâu hơn, nhiều thông tin hơn.

Sử dụng video trong bài viết là cách giữ chân người dùng trên trang hiệu quả

18. Thêm từ khoá phụ/phổ biến vào Title, Description

Môt vài ví dụ:

  • Văn phòng Luật sư Uy tín Hà Nội
  • Thay lốp ô tô Bridgestone chính hãng Hà Nội

Chú ý với những từ khóa về địa điểm hay giá rẻ, hãy mô tả đúng như dịch vụ bạn cung cấp!

12 Checklist sau khi viết bài xong

Sau khi hoàn thiện nội dung, 13 checklist bài viết chuẩn SEO sau đây sẽ giúp bạn tiếp tục hoàn thành các bước cơ bản này khi đăng bài lên website:

1. Sử dụng External Link trong bài viết

External Link là những link bài viết bài viết tới các website ngoài không phải của bạn. Thường thì người làm SEO sẽ hạn chế External Link để tránh tránh mất Pagerank nhưng đôi khi vẫn cần sử dụng một vài link tới các trang web khác uy tín để tăng đánh giá độ tin cậy của Google về nội dung bài viết của bạn có những nguồn tin uy tín.

2. Sử dụng Internal Link

Internal link rất quan trọng. Hãy tìm kiếm các nội dung trong bài chưa được làm rõ, dẫn link về các bài sâu hơn của bạn trên website về nội dung đó. Internalink thực sự chất lượng khi có khách hàng tương tác với nó. Để làm được điều này, bạn nên làm Internal link theo ngữ cảnh bài viết

Các link nên có trong bài:

  • Link về bài khác.
  • Link về trang chủ.
  • Link về danh mục.
  • Link về tags.

3. Tạo Internal Link từ 3 bài mới và 3 bài viết cũ

Bài cũ đã có traffic, nếu điều hướng tốt tới bài mới, sẽ tận dụng được lượng người đọc “thật” từ những bài cũ.

4. Trong External/Internal Link phải có sự xuất hiện của từ khóa chính.

5. Tối ưu CTR

Tối ưu CTR bằng cách đặt một tiêu đề thật thu hút khách hàng, bằng cách này sẽ tăng được tỷ lệ click của khách hàng và cũng giúp Google biết được kết quả nào phù hợp với khách hàng hơn.

Tỉ lệ click của khách hàng tìm kiếm giúp Google biết được kết quả nào phù hợp với khách hàng hơn. Điều này phụ thuộc khá nhiều vào tiêu đề của bạn.
Ví dụ: Nếu bạn SEO từ khoá là “Viết bài chuẩn SEO“, bạn có 3 cách đặt tiêu đề như sau:
(1) Viết bài chuẩn SEO.
(2) Hướng dẫn viết bài chuẩn SEO.
(3) Viết bài chuẩn SEO: 30 checklist đầy đủ nhất 2020 Giúp bạn Bán hàng Tốt
Bạn thấy tiêu đề số 3 hấp dẫn hơn chứ? Vấn đề này nằm ở kỹ thuật viết tiêu đề. Rất tiếc trong phạm vi bài này mình chưa đề cập tới chuyên môn về tiêu đề.

6. Tối ưu mật độ từ khóa.

Mật độ từ khóa được đánh giá đạt chuẩn là từ 1 – 5% và 3% được xem là mật độ lý tưởng nhất với một bài viết chuẩn SEO.

7. Từ khóa nên được tạo backlink để thu hút nhiều người đọc hơn.

8. Mỗi page chỉ dùng một từ khóa chính để SEO.

Vì vậy, hãy kiểm tra nội bài viết chứa từ khóa đã được SEO trước đó chưa để tránh trùng lặp nội dung.

9. Sử dụng chức năng index của google

Sau khi viết bài xong và up lên website để được nhanh chóng index vào dữ liệu Google, tránh rủi ro bài viết bị kẻ khác lấy cắp nhưng lại được xác nhận trước sẽ biến bạn trở thành người copy.

10. Kiểm tra tra kích thước, mức độ thể hiện của thumbnails khi share ảnh lên Facebook để fix lỗi cẩn thận.

11. Tạo mục comment cho bài viết để độc giả có thể bày tỏ ý kiến của mình về nội dung bài viết của bạn.

12. Add thêm một số bài viết có liên quan trên trang web của bạn.

9 Checklist bài viết chuẩn SEO nâng cao dành cho SEOER chuyên nghiệp

1. Tối ưu Social

  • Bạn nên có nút kêu gọi like share comment thật nổi bật. (WordPress có thể sử dụng Sumome).
  • Ngoài ra nên gắn icon, huy hiệu của Google Plus Page và Facebook Page lên website

2. Nội dung dài có khả năng được xếp hạng tốt hơn.

Những bài viết có nội dung dài thường có xu hướng được đánh giá tốt và xếp hạng cao hơn trên kết quả tìm kiếm. Vì vậy hãy cố gắng viết một bài viết có nội dung hữu ích và không quá ngắn, từ 1000, 2000 chữ, tối thiểu cũng nên đạt 700 chữ.

3. Giảm Bouncer Rate (Tỉ lệ thoát trang).

Khách hàng vào bài viết mà không di chuyển thêm trên website (click để xem thêm page khác) là một dấu hiệu Google cho rằng họ không thích nội dung của bạn. Hãy khiến khách hàng cảm thấy thú vị và đọc thêm vài nội dung khác. Có một số gợi ý sau:

  • Trước hết hãy khiến khách đọc nội dung hiện tại bạn đang định xuất bản. Mở đầu của bạn phải thật hấp dẫn. 
  • Đặt những đường link nội bộ hữu ích trong bài viết (internal link).
  • Bài liên quan trên, dưới, thậm chí là trái phải … đều sẽ khiến khách hàng muốn đọc thêm.
  • Menu trên hoặc trái/phải của website cần trình bày những nội dung mà khách hàng tò mò!

Backlink không xấu, không phải cứ làm backlink là mũ đen.

Thống kê của Moz cho thấy:

  • 99,2% của tất cả các vị trí top 50 đã có ít nhất một liên kết bên ngoài trỏ đến trang web của họ.
  • 77,8 % của tất cả các vị trí top tiếp theo cũng tương tự – có ít nhất một liên ngoài trỏ về.

5. Nội dung dài có khả năng được xếp hạng tốt hơn.

Theo thống kê của các Guru SEO của thế giới, các bài có nội dung dài (700, 1.000, 2.000 chữ) có khả năng được xếp hạng cao hơn trên kết quả của Google. Nếu bạn có khả năng cung cấp một lượng lớn thông tin hữu ích, cứ mạnh dạn viết thật dài :D.

  • Một thuật được lưu truyền trong giới SEO, nếu bạn có nội dung quan trọng cần SEO, hãy đặt luôn lên Menu chính của trang hoặc menu bên.
  • Những nội dung được link thẳng từ trang chủ về là cách để bạn nói với Google rằng đây là một nội dung rất quan trọng.

7. Dành 80% thời gian để “phổ biến” nội dung: Facebook, AdWords, Forum, Email.

  •  Traffic rất quan trọng trong SEO, nếu bạn mới làm hoặc top bạn không “lên ngay lập tức”, hãy “kéo traffic” từ các nguồn khác về để Google nhanh có dữ liệu đánh giá bài viết của bạn.
  • Tuy nhiên cần cẩn thận, tìm kiếm nguồn traffic là khách hàng mục tiêu. Nếu bạn đưa các traffic không đúng mục tiêu về bài viết, tỉ lệ thoát và thời gian đọc bài sẽ rất tệ, khiến Google nghĩ rằng nội dung của bạn không tốt.
  • Các nguồn tốt: email của khách hàng cũ, email của bạn đọc trung thành, quảng cáo Facebook nhắm đúng đối tượng, quảng cáo AdWords nhắm đúng từ khoá, forum & group Facebook của cộng đồng chuyên môn.

8. Submit trang web với Google Search Console

Sau khi viết bài xong và up lên website, bạn cần sử dụng chức năng Submit của Google Search Console để trực tiếp gửi nội dung mới để được nhanh chóng index vào kho chỉ mục của Google, tránh bài viết bị copy và trở thành “kẻ đăng bài sau”.

9. Chỉnh sửa nội dung định kỳ

Trừ khi nội dung của bạn là Fix content (ví dụ định nghĩa về mặt trời :D) thì việc bạn update nội dung là điều tất yếu. Google vẫn hay quay trở lại và đọc các nội dung cũ, hãy cho Google biết bạn có bản cập nhật thường xuyên cho các nội dung đã xuất bản trước đây.

Trang web như thế nào được xem là trang web chất lượng cao?

Suy cho cùng những điều mà Google nghĩ rằng chúng ta sẽ giúp họ và giúp cho khách hàng của chúng ta là bằng cách đặt ra các câu hỏi “rất người”:

  • Bạn có tin tưởng vào nội dung được trình bày trong bài viết này không?
  • Bài viết này có được viết bởi một chuyên gia hay một người đam mê và hiểu rõ về chủ đề này không, hay nội dung của bài viết hời hợt hơn?
  • Trang web có các bài viết trùng lặp, trùng một phần hay thừa về các chủ đề giống hệt hay tương tự nhau và chỉ có khác biệt nhỏ về từ khóa hay không?
  • Bạn có yên tâm cung cấp thông tin thẻ tín dụng cho trang web này không?
  • Bài viết này có lỗi chính tả, trình bày hay dữ kiện không?
  • Các chủ đề xuất phát từ mối quan tâm thực sự của người đọc trang web hay là website này tạo nội dung bằng cách thử đoán nội dung sẽ có xếp hạng tốt trong các công cụ tìm kiếm không?
  • Bài viết có cung cấp nội dung hay thông tin nguyên bản, báo cáo nguyên bản, nghiên cứu nguyên bản hay phân tích nguyên bản không?
  • Trang có cung cấp giá trị đáng kể khi so với các trang khác trong kết quả tìm kiếm không?
  • Kiểm soát chất lượng được thực hiện đến mức nào với nội dung?
  • Bài viết có mô tả cả hai mặt của một câu chuyện không?
  • Trang web có phải là nguồn có căn cứ được công nhận về chủ đề của trang không?
  • Nội dung có được tạo hàng loạt hay được giao cho một số lượng lớn người viết hoặc có được dàn trải trên một mạng lưới trang web lớn và vì thế các trang hay trang web riêng lẻ không được chú ý hay quan tâm cẩn thận không?
  • Bài viết được chỉnh sửa kỹ hay có vẻ được tạo một cách tùy tiện hoặc cẩu thả?
  • Đối với một truy vấn liên quan đến sức khỏe, bạn có tin tưởng vào thông tin từ trang web này không?
  • Bạn có công nhận trang web này là nguồn có căn cứ khi được nhắc tên không?
  • Bài viết này có cung cấp mô tả hoàn chỉnh về chủ đề không?
  • Bài viết này có chứa phân tích chi tiết hay thông tin thú vị ngoài những điều hiển nhiên không?
  • Đây có phải là loại trang mà bạn sẽ muốn đánh dấu, chia sẻ với bạn bè hay đề xuất không?
  • Bài viết này có quá nhiều quảng cáo làm sao lãng hay gây trở ngại cho nội dung chính không?
  • Bạn có nghĩ bài viết này có thể xuất hiện trong một tạp chí in, sách bách khoa hay sách không?
  • Các bài viết có ngắn, không quan trọng hay thiếu chi tiết hữu ích không?
  • Các trang được tạo một cách cẩn thận và tỉ mỉ hay không tỉ mỉ?
  • Người dùng có phàn nàn khi họ xem các trang từ trang web này không?

Với 39 checklist viết bài chuẩn SEO này, nếu làm đúng và đủ mình tin chắc bài viết của bạn sẽ lên top hàng trăm từ khóa ngách. Hãy cùng tối ưu bài viết để website có uy tín và thứ hạng cao trên kết quả tìm kiếm nhé.

Chúc bạn thành công!

CÔNG TY TNHH HBMEDIA - HBMEDIA CO.,LTD
Trụ sở: 242/8D Bà Hom -Phường 13, Quận 6 - Hồ Chí Minh
VPĐD : 151/67D Liên khu 4-5, Bình Hưng Hòa B, Bình Tân, Tp.HCM
Tư vấn dịch vụ : 0933 576 079
Từ 8h00 – 18h00 các ngày từ thứ 2 đến thứ 7

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *