USP là gì? (Kèm 10 ví dụ) và cách xác định USP sản phẩm/dịch vụ của bạn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thiết kế Website trọn gói 2,900,000đ

Quảng cáo Google

Quảng cáo Facebook

Chăm sóc Website

Chăm sóc Fanapge

Thiết kế Mobile App

Quảng cáo Tiktok

USP là gì? Cách để xác định USP sản phẩm/dịch vụ của bạn như thế nào? Bài viết sẽ giúp bạn có cái nhìn chi tiết và dễ hiểu hơn về khái niệm không thể thiếu trong chiến dịch marketing của mỗi doanh nghiệp hiện nay.

USP là gì?

USP (Unique Selling Proposition) hay còn được hiểu theo nghĩa tiếng Việt là lợi thế bán hàng độc đáo, nghĩa là bạn xác định được điểm nhấn của sản phẩm và tạo nên sự khác biệt, khiến khách hàng tin tưởng lựa chọn sản phẩm/dịch vụ của bạn thay vì các đối thủ cạnh tranh cùng lĩnh vực.

Cách để xác định được USP sản phẩm/dịch vụ?

Cần phải đáp ứng được 3 yếu tố sau đây:

  • Mỗi chiến dịch quảng cáo phải tạo được những lợi ích đến khách hàng
  • USP của bạn phải độc, lạ và duy nhất mà ở những đối thủ cạnh tranh không có
  • Thông điệp phải có sức thuyết phục cao để khách hàng tin tưởng lựa chọn bạn mà không phải ai khác

Chi tiết thế nào mình sẽ chia sẻ ở bài viết dưới đây

Khi kinh doanh bán hàng thì quy luật cạnh tranh là tất yếu sẽ xảy ra và chưa chắc bạn “dẫn đầu xu thế” là có thể tồn tại mãi.

Luôn có những người đến sau và làm tốt hơn người đến trước, hay thậm chí sẽ bị đào thải khỏi “sân chơi” nếu không có sự thay đổi và tính sáng tạo riêng biệt cho sản phẩm/dịch vụ.

Chưa kể đến sự cạnh tranh giữa các thương hiệu sẽ tạo nên sự choáng ngợp và phân vân trong việc lựa chọn từ phía khách hàng, mà đây chính là đối tượng mà bạn hay đối thủ đều muốn chinh phục.

Đó là lý do bạn phải hiểu và xác định được USP cho sản phẩm của mình, để giúp định hình thương hiệu riêng và tăng hiệu quả cho các chiến dịch marketing.

Bài viết này mình sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về USP qua 10 ví dụ thực tế nhất ở thị trường Việt Nam cũng như cách để bạn có thể tạo được USP độc nhất  cho sản phẩm/dịch vụ.

Ví dụ 1: Tiger Beer “88 năm – vẫn 1 vị bia bản lĩnh”

Đây là chiến dịch mà Tiger kỷ niệm 88 năm kể từ ngày bắt đầu kỷ nguyên của thương hiệu này.

Qua nhiều năm với các chiến dịch khác nhau thì bạn có thể thấy Tiger đã xác định USP của họ ngay từ đầu để định hình sản phẩm mang phong thái mạnh mẽ về mặt hình ảnh “chú hổ” cũng như thông điệp “bản lĩnh” của 1 vị vua thật sự so với các sản phẩm khác trên thị trường.

Ví dụ 2: Milo “thể thao luôn tìm thấy nhà vô địch trong con”

Điểm mạnh của các chiến dịch USP của Milo từ trước đến nay luôn là những câu chuyện truyền cảm hứng, đối tượng chủ yếu là các em nhỏ và các bậc phụ huynh.

Không những ở chiến dịch lần này mà ở những chiến dịch khác Milo luôn muốn truyền thông điệp về sức khỏe và khuyến khích các bé luôn phải rèn luyện thể dục thể thao.

Hơn hết là bất cứ đối tượng hay hoàn cảnh nào đều cũng có thể có được cho bản thân “cái quyền” về sức khỏe này.

Ví dụ 3: Baemin “ăn ở nhà cũng ngon”

Trong năm qua, chúng ta đã chứng kiến sự “càn quét” của Covid trên toàn cầu, và đỉnh điểm là đợt cách ly toàn xã hội ở Việt Nam và Baemin đã triển khai chiến dịch “ăn ở nhà cũng ngon” nhằm đem đến những trải nghiệm ẩm thực đa dạng đến cho khách hàng tại nhà mà không cần phải đi đâu xa, theo đó là rất nhiều mã giảm giá mà không ở đâu có ngoài Baemin.

Ví dụ 4: Tiki với TikiNow “dịch vụ giao hàng nhanh trong 2h”

Các đơn vị vận chuyển trên các sàn TMDT hiện nay luôn có vấn đề về khâu nhập và chuyển phát, nó ảnh hưởng đến việc mua hàng từ người khách hàng và cả seller đang bán tại sàn.

Với chiến dịch TikiNow thì Tiki đã thực hiện USP với dịch vụ giao hàng “siêu nhanh” trong vòng 2h kể từ lúc bạn đặt cho đến khi nhận được hàng tận tay trong nội thành và tối đa chưa đến 2 ngày với các tỉnh thành khác.

Ví dụ 5: Yakult “tốt cho hệ tiêu hóa”

Yakult thời gian đầu xuất hiện tại thị trường Việt Nam đã tạo ra được USP riêng biệt “tốt cho hệ tiêu hóa” và đã tạo ra được tiếng vang rất lớn.

Cũng từ USP này mà đã được nhiều người tin dùng từ người lớn cho đến trẻ nhỏ đều sử dụng mỗi ngày với phương châm “khi bị rối loạn tiêu hóa hãy uống yakult” cho đến tận ngày hôm nay.

Ví dụ 6: Trung Nguyên Legend “Cà phê năng lượng – Cà phê đổi đời”

Trung Nguyên không còn là thương hiệu xa lạ với người Việt trong 22 năm nay, đã thống trị thị trường cà phê nội địa và được xem là thương hiệu cà phê số 1 Việt Nam.

Ngoài ra Trung Nguyên còn xuất khẩu ra hơn 80 quốc gia khác nhau trên thế giới với cà phê hòa tan G7 được đánh giá cao nhất.

Từ năm 2018 đến nay thì Trung Nguyên đã cho ra mắt thương hiệu mới mang tên Trung Nguyên Legend mang USP “Cà phê năng lượng – Cà phê đổi đời”.

Với chiến lược từ những ngày đầu thành lập thì Trung Nguyên Legend vẫn đi theo triết lý “tôn vinh cà phê” và “chính cà phê là nguồn năng lượng tạo cảm hứng cho những cuộc thay đổi”.

Với USP được xem là DUY NHẤT này thì Trung Nguyên Legend có rất nhiều loại cà phê mang cho mình tên nhiều nguồn năng lượng khác nhau.

Ví dụ 7: Biti’s “nâng niu bàn chân Việt”

Đây là 1 trong những USP thuộc ký ức của nhiều người Việt với lần đầu tiên được biết đến cách đây 20 năm.

“Nâng niu bàn chân Việt” chính là sứ mệnh mà Biti’s hướng đến trong nhiều năm qua khi các sản phẩm phải có mẫu mã đẹp, đáp ứng được thị hiếu của người dùng qua từng mốc thời gian khác nhau.

Chưa kể sản phẩm ” giày quốc dân” này luôn phải đảm bảo được sự an toàn, êm nhẹ và tạo được sự thoải mái cho người sử dụng. Chính những điều này đã tạo nên 1 Biti’s riêng biệt cho đến ngày hôm nay.

Ví dụ 8: Fami “nhà là nơi”

Fami là thương hiệu sữa đậu nành hàng đầu tại Việt Nam và với USP “nhà là nơi” thì Fami muốn nhắm đến chủ đề về tổ ấm gia đình, là nơi để về, luôn có nhiều sự mâu thuẫn, có tiếng khóc, tiếng cười nhưng quan trọng hơn hết là thấu hiểu, yêu thương và gắn bó với nhau.

Ví dụ 9: Viettel “hãy nói theo cách của bạn”

Viettel là tập đoàn viễn thông và công nghệ thông tin lớn nhất Việt Nam, và có tốc độ tăng trưởng được đánh giá trong top nhanh nhất trên thế giới.

“Hãy nói theo cách của bạn” chính là slogan của Viettel từ những năm đầu thành lập đến nay nhưng với những gì đã đạt được thì đây cũng được xem là USP kinh điển để đời.

Họ quan tâm, lắng nghe, tôn trọng ý kiến từ khách hàng, từ đó đáp ứng với những sản phẩm/dịch vụ được cải tiến.

Chính vì vậy mà đến nay Viettel đã có hệ sinh thái viễn thông riêng và được phần lớn người lựa chọn và sử dụng mỗi ngày.

Ví dụ 10: Vinfast “mãnh liệt tinh thần Việt Nam”

Vinfast là một trong những hãng xe đến từ thương hiệu Vin thuộc “hàng Việt Nam chất lượng cao”.

Việc tạo nên USP “mãnh liệt tinh thần Việt Nam”, 1 phần dựa vào sự yêu nước cực mãnh liệt của người dân Việt Nam.

Với chiếc xe hơi 100% do người Việt làm và làm chủ sở hữu, có cơ hội gia nhập vào ngành công nghiệp chế tạo xe trên toàn cầu thì đó là một niềm tự hào.

Ngoài ra, với chi phí sản xuất và lắp đặt trong nước thì chi phí 1 chiếc xe lăn bánh sẽ rẻ hơn nhiều so với 1 chiếc xe nhập từ nước ngoài về.

Chưa kể Vinfast luôn đem những công nghệ tân tiến nhất về và ứng dụng vào những chiếc xe mang thương hiệu “quê nhà” như thế này.

5 cách xác định USP sản phẩm/dịch vụ của bạn

Để xác định được USP sản phẩm/dịch vụ, tạo được sự khác biệt và thu hút hiệu quả thì trước tiên bạn nên lưu ý những yếu tố sau:

  • Khác biệt, độc đáo nhưng phải dễ phân biệt: bạn phải tập trung vào chi tiết những gì đối thủ chưa có thì bạn khai thác vào đó, càng chi tiết và đúng với nhu cầu thì càng dễ thu hút.
  • Bỏ đi cái “tôi” của bản thân: Bạn phải tập trung vào những gì khách hàng sẽ chời đợi và mong muốn chứ không phải thay đổi theo sở thích cá nhân.
  • Không chỉ là khẩu hiệu: mặc dù khẩu hiệu (slogan) là cách giúp USP của bạn thu hút và có thể truyền đạt được thông điệp muốn gửi gắm, nhưng còn nhiều yếu tố khác bạn có thể khai thác như: chính sách, triết lý, tạo động lực …

Không nhất thiết sản phẩm/dịch vụ của bạn phải độc đáo và là duy nhất, đôi khi chỉ cần thông điệp của bạn mang đến mà ở đối thủ không có thì đó đã là thành công trong việc xác định được USP.

Bạn nên lưu ý những việc sau đây không phải là USP: mã giảm giá trực tiếp, giao hàng miễn phí, dịch vụ khác hàng 24/7, chăm sóc khách hàng …

Tiếp theo, để xác định được USP sản phẩm/dịch vụ của bạn thì có thể xem qua quy trình 5 cách sau đây:

  • Nghiên cứu và lập chi tiết danh sách những điểm khác biệt của sản phẩm của bạn so với các đối thủ cạnh tranh cùng lĩnh vực
  • Biết và tìm hiểu các đối thủ cạnh tranh trực tiếp, những động thái của họ bạn cũng cần nên quan tâm.
  • Nghiên cứu insight khách hàng, nghĩa là bạn phải hiểu được nhu cầu thật sự của khách hàng là gì, và sản phẩm/dịch vụ của bạn đáp ứng được những gì cho họ.
  • Tổng hợp và sàng lọc lại những thông tin đã có như: danh sách điểm khác biệt, biết được đối thủ cạnh tranh và có được chi tiết nhu cầu của khách hàng.
  • Hãy sáng tạo – Đừng quá máy móc trong việc tìm và xác định USP. Bạn sáng tạo nghĩa là bạn đã tạo được điểm độc đáo và duy nhất mà không ở đâu có được. Hãy dựa vào những thông tin đã có ở trên.

Tóm lại, USP không hẳn là để bạn quảng cáo trên website hay bất cứ trên các kênh social nào khác, đôi khi USP mà bạn đã có sẽ là chiến lược xây dựng và ghi nhớ thương hiệu theo hướng lâu dài.

Lời Kết

Qua bài viết trên bạn đã biết thêm về khái niệm USP là gì? cũng như cách để bạn tìm và xác định được USP cho sản phẩm của mình thu hút và độc đáo nhất.

Có hàng tỉ cách khác nhau mà bạn có thể quảng bá thương hiệu, bán được sản phẩm, nhưng USP chính là “cái nôi” để bạn định vị được thương hiệu của bạn tốt nhất với những gì mà khách hàng đang mong muốn và ở đối thủ cạnh tranh thì không có.

Chúc bạn thành công! đừng quên để lại thắc mắc của bạn dưới phần comment bài viết, mình sẽ hỗ trợ bạn.

CÔNG TY TNHH HBMEDIA - HBMEDIA CO.,LTD
Trụ sở: 242/8D Bà Hom -Phường 13, Quận 6 - Hồ Chí Minh
VPĐD : 151/67D Liên khu 4-5, Bình Hưng Hòa B, Bình Tân, Tp.HCM
Tư vấn dịch vụ : 0933 576 079
Từ 8h00 – 18h00 các ngày từ thứ 2 đến thứ 7

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *