Nội dung chính
- 1 1. Phân tích dự án
- 2 2. Lên KPIs dự án
- 3 4. Phân tích đối thủ
- 4 5. Phân tích website
- 5 6. Xây dựng bộ giải pháp chiến lược, kế hoạch SEO
- 6 7. Thực thi dự án
- 7 SEO chỉ có 2 bước chính là Onpage và Offpage, nắm rõ giải pháp Onpage và Offpage sẽ giúp bạn dễ dàng thực thi dự án. 8. Quản trị dự án/ Đánh giá
- 8 9. Nghiệm thu dự án
Trong thời điểm kinh doanh nhạy cảm như hiện nay, các doanh nghiệp nên tập trung hơn vào việc thu hút khách hàng truy cập website nhằm duy trì lượng traffic ổn định. Đây là bước đệm vững chắc tạo đà cho các chiến dịch phục hồi kinh tế sau dịch. SEO là một kênh hiệu quả mà doanh nghiệp nên đầu tư.
Dưới đây là 9 bước quan trọng để thực thi một dự án SEO hiệu quả:
1. Phân tích dự án
Việc đầu tiên các doanh nghiệp cần làm là nhìn tổng thể về dự án. Xây dựng được một bức tranh lớn về dự án sẽ giúp bạn tăng thêm tỉ lệ thành công.
Bạn cần có phân tích cụ thể về khách hàng (Volume thị trường, volume kênh organic, hành trình khách hàng, insight khách hàng,..) và thị trường kinh doanh (mô hình hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, ngân sách đầu tư marketing trung bình trong ngành, mức độ ảnh hưởng của SEO với marketing và ngược lại, mức độ cạnh tranh,…)
2. Lên KPIs dự án
Dựa trên kết quả phân tích, hãy lên một bảng KPIs cụ thể cho thấy tiêu chuẩn đo lường dự án. KPIs cụ thể, có tính khả thi và phù hợp nguồn lực là khởi điểm để thực thi thành công dự án.
Hãy lựa chọn loại KPIs phù hợp nhất, có thể theo vị trí từ khoá, số lượng từ khoá, theo thời gian, theo traffic/ 1 Tháng, hoặc theo chuyển đổi, CPA, CPO,…
3. Nghiên cứu từ khoá
Từ khoá có nhiều loại: sản phẩm dịch vụ, mô tả tính chất sản phẩm dịch vụ, thương hiệu, local, gần đúng, phantom keyword…Và khi chọn từ khoá, bạn cần lưu ý các điều sau:
Chọn keyword theo độ cạnh tranh thấp, khả năng chuyển đổi cao.
Chọn keyword theo độ cạnh tranh cao.
Chọn keyword để lấy được lượng traffic nhiều nhất.
Chọn keyword đúng với mảng dịch vụ và sản phẩm.
4. Phân tích đối thủ
“Biết người biết ta trăm trận trăm thắng”, phân tích đối thủ cạnh tranh tuy tốn nhiều thời gian nhưng sẽ giúp bạn nắm được năng lực hoạt động của đối thủ. Từ đó có thông tin để đưa ra các chiến lược phát triển website cho doanh nghiệp.
5. Phân tích website
2 hình thức cơ bản của SEO là Onpage và Offpage. Cả 2 đều sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến website, bạn cần quan tâm và chú trọng trong tối ưu từ khóa.
Bộ công cụ phân tích nên dùng:
+ Onpage : SEO Quake, Screaming Frog.
+ Offpage : Ahrefs, Rtools Site Analysis, Majestic.
6. Xây dựng bộ giải pháp chiến lược, kế hoạch SEO
Định lượng chính xác các trọng số, phân bố định lượng tài nguyên theo ngày và tháng.
Không có một quy trình SEO cụ thể là một trong những lí do có thể khiến việc tối ưu website của bạn dậm chân tại chỗ. Như đã đề cập ở các bước trên, thông qua các lần phân tích bạn sẽ nắm được lần lượt các bước đi cho mình, tạo thành một kế hoạch từ tổng thể cho đến Master Plan.
7. Thực thi dự án
SEO chỉ có 2 bước chính là Onpage và Offpage, nắm rõ giải pháp Onpage và Offpage sẽ giúp bạn dễ dàng thực thi dự án.
8. Quản trị dự án/ Đánh giá
Đánh giá dự án, xem dự án có đúng lộ trình hay không, nếu không đúng thì bạn cần có sẵn kế hoạch dự phòng và phải thay đổi chiến lược phù hợp hơn.
9. Nghiệm thu dự án
Đưa ra kết luận về dự án, kinh nghiệm nhận được từ dự án, các giải pháp khắc phục nếu gặp các vấn đề tương tự.
SEO là dự án dài hạn cần được đầu tư nghiêm túc. Website có thứ hạng tìm kiếm cao sẽ giúp khách hàng dễ dàng tìm thấy doanh nghiệp bạn, thu hút khách hàng truy cập website và duy trì lượng truy cập ổn định. Hãy xem xét và bắt đầu đầu tư cho SEO ngay hôm nay để tạo nền tảng vững chắc trong việc thu hút và duy trì khách hàng tiềm năng.
Nguồn: Mắt Bão