15 công cụ SEO miễn phí khá hay ho mà tôi thường sử dụng

Tôi chưa bao giờ cảm thấy chán khi nói rằng tôi rất yêu những công cụ miễn phí. Bài viết này tôi dành riêng để nói về những công cụ tốt nhất – những công cụ SEO miễn phí mà tôi thường xuyên sử dụng, chúng khiến tôi khá hài lòng. Thật tuyệt vời nếu bạn sở hữu một kho vũ khí khổng lồ, nhưng bạn sẽ trở nên mạnh mẽ hơn khi biết vận dụng thành thạo một vài loại vũ khí quyền năng trong số đó. Do vậy, tôi đã liệt kê ra một danh sách những công cụ mà tôi yêu thích kèm theo lời khuyên cho việc làm thế nào để những công cụ này trợ giúp cho bạn một cách đắc lực nhất.

Đến cuối bài, bạn sẽ thấy phiên bản 2014 của list này với những ghi chú về sự thay đổi của nó. Ngoài ra còn có thêm một danh sách về những công cụ SEO miễn phí khác nữa.
Không chần chừ thêm, đây là 15 món quà yêu thích tôi dành cho các bạn:

15. GTmetrix

Hiện nay, việc sở hữu một công cụ phân tích và kiểm tra tốc độ trang web của bạn để tối ưu nó là một phần thiết yếu của bộ công cụ SEO. Bất cứ điều gì tác động đến trải nghiệm người dùng (UX) thì đều ảnh hưởng đến SEO, và tốc độ trang web của bạn là vấn đề quan trọng đối với UX, đặc biệt là cho điện thoại di động. Thực tế, rất nhiều công cụ kiểm tra tốc độ trang đã có từ lâu, nhưng tôi nhận thấy rằng GTmetrix đáng tin cậy vì tính toàn diện và độ thân thiện với người sử dụng. Các công cụ kiểm tra tốc độ load trang khác cũng tốt như là PingdomWebPagetest và Google PageSpeed Insights. Cái cuối cùng đặc biệt hơn cả.

14. Web Developer Toolbar

Web Developer Toolbar là một công cụ hỗ trợ khá tốt cho dân thiết kế web và các chuyên viên SEO với nhiều option cho việc debug và thăm dò trang web nhằm kiểm tra website của chúng ta có đúng chuẩn CSS, HTML hay không, đồng thời có thể xem nhanh cấu trúc và các thành phần khác của website.

13. SEO Quake Toolbar

SEO Quake là một công cụ mà các SEOer rất hay dùng, nó cung cấp cho chúng ta những dữ liệu về lưu lượng truy cập, đường link liên kết, chia sẻ mạng xã hội, tối ưu từ khóa on-page và nhiều thứ khác nữa. Trong website SEO Quake có rất nhiều tips hữu ích giúp bạn biết sẽ phải làm gì với những dữ liệu này.

12. Hootsuite

Vào năm 2015, các phương tiện truyền thông xã hội trở nên rất quan trọng để SEO thành công. Hootsuite là một trong những hệ thống quản lý phương tiện truyền thông xã hội dễ dàng và hiệu quả. Tôi không nói Hootsuite là công cụ tốt nhất, nhưng nó khá là quen thuộc với tôi và rất hữu ích cho việc quảng bá nội dung mới và có cơ hội cao trong việc tương tác với những người có tầm ảnh hưởng (Influencers).

11. Wayback Machine

Wayback Machine là một công cụ lưu trữ lịch sử Internet hoàn thiện nhất, cho phép bạn xem trang web của bạn tại những thời điểm trong quá khứ trông như thế nào. Ví dụ, khi tỷ lệ chuyển đổi đang giảm, trước khi mất nó hoàn toàn bạn cần phải biết trang của bạn đã thay đổi những gì, nhưng bạn không biết trước đây trang của bạn thế nào. Hãy dùng Wayback Machine để nhìn vào phiên bản cache của web, bạn sẽ thấy được web trước đây thế nào và giải mã, có lẽ một cái gì đó thay đổi đã làm giảm chuyển đổi chăng? Tôi không thể cho bạn biết đã bao nhiêu lần tôi sử dụng công cụ miễn phí này cho công việc dò tìm để crack những trường hợp lượng traffic “bị mất tích” không rõ nguyên do. Vậy nên, đối với tôi, Wayback Machine luôn giữ một vị trí đặc biệt hơn cả. Nếu những con số của trang web tự dưng có thay đổi hay một thứ gì đó của trang web đã thay đổi nhưng bạn lại không có một site back – up nào có sẵn cả thì hãy sử dụng Wayback Machine.

10. Chrome Developer Tools

Phím “F12” hiện nay còn được gọi là phím SEO, bởi vì nó là một phím tắt chính được xây dựng ngay bên trong Chrome mà nhiều người hiếm khi sử dụng hoặc chưa biết đến. Các bạn có thể dễ dàng mở Chrome DevTools với nhiều cách khác nhau. Nhưng đơn giản nhất vẫn là cách nhấp phím tắt F12 (hoặc Ctrl+Shift+I). Nếu các bạn muốn tiện hơn nữa, chúng ta có thể dễ dàng nhấp chuột phải và bất kỳ vị trí nào trên website của mình và chọn Inspect Element (Kiểm tra phần tử), công cụ này sẽ xuất hiện ngay bên dưới trình duyệt Google Chrome. Với Chrome DevToools, bạn có thể thực hiện một số các công việc liên quan đến SEO như là: kiểm tra trải nghiệm người dùng trên điện thoại di động (UX mobile), SEO giả lập, chuẩn đoán tốc độ trang, lọc tách mã nguồn, kiểm tra tình trạng mã http và mocking-up chỉnh sửa trực tiếp đến một trang web (bao gồm cả thẻ tiêu đề và mô tả Meta trong SERPs).

9. Google Trends

Google Trends là công cụ thuộc Google Search cho phép chúng ta xem thống kê về việc tìm kiếm của một hoặc nhiều từ khóa nào đó. Nó sẽ biểu diễn số liệu dưới dạng biểu đồ theo thời gian để chúng ta biết khi nào thì mức độ quan tâm của một từ khóa tăng cao, khi nào thì giảm xuống thấp. Biểu đồ này hữu dụng khi bạn đang nghiên cứu về sự phổ biến của một vấn đề nào đó bởi vì bạn có thể đặt số liệu vào trong hoàn cảnh thời gian nhất định, do đó thông tin thu được sẽ có ý nghĩa hơn.
Đối với các Marketer nói chung, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp không có tính ổn định như công nghệ và thời trang, Google Trends có thể giúp bạn tìm ra xu hướng tìm kiếm từ khóa của người dùng để biết khách hàng của bạn đang quan tâm đến vấn đề gì. Nếu bạn có thể kiểm soát được việc phân tích xu hướng thị trường online đồng thời có được một bước tiến mới trước các đối thủ cạnh tranh thì có thể đem đến cho bạn những lợi nhuận rất lớn. Còn đối với những nhà tiếp thị tìm kiếm, hoàn toàn khôn ngoan nếu dùng Google Trends để phân tích những thay đổi trong hành vi truy vấn tìm kiếm. Ngay cả các nhà văn thường ngày có thể cải thiện phong cách viết của họ bằng cách hiểu được những xu hướng mà người dùng hay đọc.
Tóm lại, Google Trends là một cánh tay phải cực kỳ mạnh mẽ, hỗ trợ đắc lực cho chúng ta nhưng thường bị bỏ qua.

8. Keywordtool.io

Nhập một từ khóa bạn muốn vào công cụ miễn phí cơ bản này và nó sẽ nhanh chóng đưa ra cho bạn một tấn những từ khóa tuyệt vời dựa trên tính năng đề xuất tự động của Google, Bing, Youtube, hay App Store Search.
Keywordtool.io khá tuyệt khi tạo ra hàng ngàn ý tưởng từ khóa có liên quan đến chuỗi từ khóa của bạn, đặc biệt là các longtail keywords sẽ không hiển thị trong các công cụ kiểm tra từ khóa Adwwords do khối lượng rất thấp. Tôi thường sử dụng Keywordtool.io khi đang xây dựng một danh sách các từ khóa tiềm năng, đặc biệt là khi tôi cần các từ khóa đuôi dài. Keywordtool.ie mới lọt vào danh sách này do một độc giả chia sẻ, tìm hiểu ra thì công cụ ban đầu của loại này là Ubersuggest.

7. Bing Webmaster Tools

Bing Webmaster Tools (BWT) cũng là một công cụ vẫn thường hay bị xem nhẹ. Hiện tại ở Việt Nam thì Công cụ tìm kiếm Bing & Bing Webmaster Tools không được cộng đồng SEO sử dụng rộng rãi. Việc làm SEO, phân tích các thông số SEO hay làm dịch vụ SEO đều phụ thuộc vào Google Webmaster Tools. Đây là điều dễ hiểu vì so với Google, công cụ tìm kiếm Bing tìm kiếm không thể nào so sánh được.

Khi sử dụng và để ý bạn sẽ thấy cách mà Bing xử lý trang web của bạn và cho phép bạn kiếm soát nó thật tuyệt vời. Tương tự như chức năng với Google Webmaster Tools như kiểm soát số lượng truy cập, phân tích trùng lặp thẻ tiêu đề, kiểm tra dà soát những lôi trên web, Bing cung cấp một bộ công cụ nghiên cứu thú vị và nguồn lực cho các webmaster.

6. Google (and Bing)

Có một điều rất rõ ràng là tôi đã quên mất trong một năm qua đó là chính bản thân bộ máy tìm kiếm Google và Bing là những công cụ SEO rất hữu ích. Ưu thế của các chức năng trong bộ máy tìm kiếm là một phần của SEO tổng thể. Với Google-fu (hoặc Bing-fu), bạn có thể kiểm tra các chỉ số hóa và nội dung trùng lặp, kiểm tra thứ hạng từ khóa, phân tích danh sách SERP, theo dõi outreach và liên kết tiềm năng.

5. Screaming Frog

https://www.youtube.com/watch?v=qXrrvtMzW-c
Sreaming Frog
 là một công cụ thu thập dữ liệu website được thiết kế đặc biệt cho SEO. Chỉ trong vòng vài phút, bạn sẽ nhận được những dữ liệu quan trọng trên mọi URL. Tôi thường sử dụng nó cho một số nhiệm vụ quan trọng liên quan đến web về các vẫn đề thu thập dữ liệu, kiểm tra sitemap XML, đánh dấu lỗi thu nhập dữ liệu, kiểm tra sự tối ưu hóa on-page với số lượng lớn… Cách tốt nhất là hãy download nó về thử sử dụng nó.

4. Google Keyword Planner

Goole Keyword Planner là công cụ nghiên cứu từ khóa được coi là phổ biến và hiệu quả nhất cho đến thời điểm hiện tại. Dù cho Google Keyword Planner đã được thay thế bằng Google Keyword Research Tool, vẫn có rất nhiều nhà quản trị website dùng Google Keyword Planner để nghiên cứu từ khóa cho content marketing và chiến lược SEO.
Công cụ Google Keyword Planner, trước đây còn được biết đến như là Google Keyword Tool, cho phép bạn ước tính khối lượng tìm kiếm Google hàng tháng cho hàng chục từ khóa trong vài giây. Qua công cụ Google Keyword Planner này bạn cũng đánh giá được phần nào nhu cầu của thị trường cũng như sơ bộ về độ khó của từ khóa.

3. Moz

Moz là một bộ công cụ Inbound Marketing (phương pháp truyền thông 2 chiều, tận dụng các mối quan hệ và tương tác trên các mạng xã hội, các kênh giao tiếp qua lại như email, điện thoại, Inbound Marketing lấy Khách hàng làm trung tâm). Dưới đây là những công cụ của Moz

  • Open Site Explorer là một công cụ phân tích backlink với những chỉ số (metrics) gần giống với mạng lưới liên kết (link equity).
  • Followerwonk hiển thị dữ liệu lên Twitter.
  • Moz Local (trước đây là Get Listed) cho phép bạn xem vị trí địa lý một doanh nghiệp địa phương và đề xuất vị trí đầu tiên bạn nên tìm đến khi bạn bắt đầu SEO địa phương (Local SEO) cho một website. Dù là mở văn phòng hay kinh doanh thì chắc chắn những người quan tâm đến vị trí của bạn hầu hết là những khách hàng lân cận đó. Chính vì vậy, việc tập trung tối ưu hóa cho SEO ở từng vị trí địa phương là điều khá quan trọng.
  • Mozbar là một tiện ích được nhiều người yêu thích trên trình duyệt Chrome cho phép bạn nhanh chóng nhận được các chỉ số PA (Page Authority), DA (Domain Authority), MozRank hay Social (Like/Tiwtter/G+) của trang mà bạn đang truy cập.
  • SERP Overlay (xem bên phải) là một phần của Mozbar, nó thể hiện các số liệu OSE trên các dạng kết quả tìm kiếm cá nhân.

2. Google Search Console

Tương tự như Bing Webmaster Tools, Google Search Console (trước đây là Google Webmaster Tools) cung cấp dữ liệu và điều khiển cấu hình cho trang web của bạn trong Google.
Cái tên chỉ là thay đổi lại cho phù hợp với thời thế, còn các chức năng bên trong vẫn đang được phát triển và đổi mới hàng ngày, đây là công cụ không thể thiếu nếu như bạn vẫn còn muốn trang web của bạn hiển thị đẹp trên kết quả tìm kiếm của Google.

1. Google Analytics

Nếu bạn đang đọc blog này, rất có thể bạn đã từng học và tìm hiểu về Google Analytics. Tôi nhớ là mình đã viết về nó 1 đến 2 lần gì đó.
Dữ liệu SEO có giá trị nhất là giúp bạn hiểu khách truy cập và cách họ tương tác với trang web của bạn. Không có công cụ nào tôi từng sử dụng mà cung cấp dữ liệu giống như Google Analytics, và không một công cụ nào mà tôi đã đề cập thực hiện tốt việc cung cấp dữ liệu giúp bạn hiểu được những con số đó bằng Google Analytic. Cho nên, đây là lý do vì sao Google Analytics đứng ở vị trí số 1 và cũng là công cụ tôi tin tưởng nhất.

Có thể bạn quan tâmKhóa học Google Analytics chuyên sâu A-Z

Dưới đây là danh sách của năm 2014

Một vài vị trí bị thay đổi hoặc được thay thế, bởi vì những công cụ đó không còn quan trọng bằng, hay có thêm những công cụ mới tiềm năng hơn.

  1. GTmetrix
  2. SEO-browser SEO-browser trông giống như một bộ máy tìm kiếm. Đây là một công cụ SEO nội dung (content) web miễn phí giúp bạn tối ưu hóa nội dung website của mình. Chức năng chính của công cụ này là tìm ra các thông tin nội dung trên website của bạn như:Dữ liệu thẻ meta, Robot.txt, Javascript, Internal and external links, Text ratio. Hiểu được những gì một bộ máy tìm kiếm có thể thấy là điều cần thiết để SEO. Browseo cũng giống như là SEO-browser nhưng nó bao gồm cả hình ảnh và một chút thông tin SEO của bạn. Tôi đã đưa SEO-browser ra khỏi danh sách sau khi được biết rằng nó và Browseo không hoàn toàn up-to-date (cập nhật) với khả năng thu thập dữ liệu của Google.
  3. Wayback Machine
  4. Xenu Link Sleuth Xenu Link Sleuth là một trong những phần mềm rất mạnh có thể kiểm tra được tất cả những liên kết có mặt trên website của bạn và báo cáo về số liệu URL như mã trạng thái http, loại nội dung, kích thước trang và nhiều cái khác nữa. Về bản chất, Xenu là một phần mềm được sử dụng để dò tìm toàn bộ liên kết trên một website và bất kể là loại liên kết nào, từ link ảnh, internal link cho đến các loại liên kết external link trên trang. Cách thức hoạt động của phần mềm này giống hệt như các công cụ crawler của bộ máy tìm kiếm: lần lượt dò tìm và thống kê từng liên kết trên một trang. Ngoài ra, Xenu là một công cụ khá mạnh trong việc tìm kiếm liên kết hỏng (404). Tôi loại Xenu ra khỏi danh sách là bởi vì gần đây bản miễn phí Sreaming Frog trở nên khá tuyệt, làm cho Xenu không còn hấp dẫn nữa.
  5. Web Developer Toolbar
  6. Majestic SEO Majestic SEO là một hệ thống phân tích backlink cực mạnh, nó tự hào khi public hệ thống cơ sở dữ liệu liên kết có sẵn mới nhất, hiện đại nhất cho cộng đồng. Tuy nhiên, tôi đã bỏ nó ra khỏi danh sách bởi vì khả năng hoạt động của nó bị xuống cấp nghiêm trọng so với những gì mà những phiên bản miễn phí có thể thực hiện. Qua đó có thể nói được rằng, những bản miễn phí vẫn còn rất giá trị theo thời gian, đặc biệt là khi nhìn vào lịch sử phát triển của các số liệu liên kết.
  7. SEO Book SEO Toolbar Tôi ngừng sử dụng thanh công cụ này và thay thế bằng SEO Quake, bởi vì chức năng của SEO Quake cũng tương tự như vậy. Hơn nữa, SEO Book SEO Toolbar chỉ có sẵn trong trình duyệt FireFox, một trình duyệt mà tôi cũng như đã số người tiêu dùng bây giờ hiếm khi sử dụng nữa.
  8. SEO Quake Toolbar
  9. Google Trends
  10. Screaming Frog Sreaming Frog vẫn đang dần phát triển tốt hơn, và bản miễn phí này sẽ còn mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
  11. Google Keyword Planner
  12. Bing Webmaster Tools Bing Webmaster Tools vẫn còn cần thiết để nghiên cứu dữ liệu từ Bing, mặc dù có vẻ như là chưa có bất kỳ cải tiến nào trong vòng hơn một năm qua.
  13. Moz
  14. Google Webmaster Tools
  15. Google Analytics

Những công cụ danh giá khác nữa:

Tôi không thể nào đếm cho xuể, nhưng dưới đây là một vài công cụ miễn phí khác nữa tôi sử dụng cho SEO:

  • BuiltWith là một công cụ hạng nhẹ, tiện ích Chrome dễ sử dụng sẽ cho các bạn biết những ứng dụng kỹ thuật nào mà một website sử dụng (như cms, server, hosting, analytics và nhiều thứ khác nữa).
  • CopyScape cho phép bạn nhập URL và tìm hiểu nếu có nội dung trùng lặp ở chỗ nào đó khác trên website của bạn.
  • Feedthebot là một tập hợp của hàng chục công cụ để phân tích tốc độ và hiệu suất trang.
    – Firebug là một phần mở rộng của Firefox dành cho phát triển website (Web Developer) và SEO kỹ thuật (Technical SEO) giúp bạn kiểm tra các yếu tố như là code, mã mockups hoạt động trên trình duyệt và nhiều thứ khác nữa.
  • Google Alerts và Talkwalker giúp bạn theo dõi các trang web đề cập đến thương hiệu của bạn, hay thông báo cho bạn những từ khóa liên quan đến bạn được sử dụng trực tuyến. Ngoài ra Talkwalker giúp bạn theo dõi đối thủ cạnh tranh. Nếu bạn muốn làm nghiên cứu về một trong những đối thủ cạnh tranh, bạn có thể nhập từ khóa liên quan đến họ và nhìn thấy nơi họ xuất hiện trên trang web.
  • SEMrush là công cụ nghiên cứu từ khóa, cho phép bạn phân tích khả năng thực hiện của từ khóa và xem qua đối thủ cạnh tranh của mình, đồng thời cho phép người dùng biết được từ khóa nào có thể sử dụng trong chiến dịch marketing. Ngoài ra, nó còn xem cả lưu lượng truy cập tự nhiên và cả lưu lượng truy cập mất phí. SEMrush có thể truy cập thông qua các thanh công cụ như SEObook và SEOQuake.
  • sg.SerpStat.com là một bộ máy tạo từ khóa tương tự như Uber Suggest và Keywordtool.io. Nó không toàn diện như 2 công cụ kia nhưng nhanh và thuận tiện trong việc phân chia các nhóm từ khóa.
  • SpyFu, thực hiện chức năng giống như SEMrush.

Còn đây không phải là những công cụ “SEO” theo như đã nói, nhưng tôi cũng thích chúng như thế:

  • Jing là một công cụ khá hữu ích bởi nó không chỉ cho phép bạn dễ dàng chụp màn hình và chia sẻ chúng mà còn giúp bạn tô điểm chúng bằng những hình giải thích với màu sắc : các mũi tên, các viền khung, bài viết…
  • Notepad++ là một trình soạn thảo mã nguồn mở. Đây là một công cụ hỗ trợ lập trình cho nhiều ngôn ngữ như Php, C#, Java,… và nó chỉ chạy trên Window.
  • Boomerang for Gmail giúp tôi quản lý email, tạo nhắc nhở, theo dõi khách hàng và lập kế hoạch tiếp cận email (Đọc thêm tại: http://goo.gl/jecWFv).
  • Dropbox giúp lưu trữ và sao backup tất cả Gigabyte mà tôi có và có thể dễ dàng chia sẻ chúng.
  • Google Drive (bao gồm cả Docs và Sheets) là một cỗ máy hỗ trợ công việc cực kì hiệu quả. Không giống như nhiều người vẫn nghĩ Google Drive chỉ là một ổ đĩa lưu trữ trực tuyến tương tự như Dropbox, đây thực chất là một gói công cụ văn phòng trực tuyến và là thứ kết nối hàng loạt các dịch vụ quan trọng khác của Google. Thực tế cho thấy, Google Drive là một công cụ rất tiềm năng.
  • Exel rất quen thuộc với mọi người. Những hàm mà bạn tiếp xúc trong Excel cũng là những hàm số mà bạn thường xuyên gặp trong các ứng dụng khác như Access, SQL,… và trong kỹ thuật lập trình PASCAL, C++, C#, VB.NET,…. Sử dụng và hiểu các hàm Excel sẽ giúp bạn có nền tảng cơ bản khi làm việc với các phần mềm tính toán khác, tiến xa hơn trong kỹ thuật lập trình, …

Nếu còn những công cụ SEO miễn phí hay ho nào khác hoặc những công cụ hữu ích hơn thay thế những công cụ trong danh sách này hãy chia sẻ với chúng tôi, chúng tôi sẽ cập nhật.

Nguồn : trungduc.net

CÔNG TY TNHH HBMEDIA – HBMEDIA CO.,LTD
Trụ sở: 242/8D Bà Hom -Phường 13, Quận 6 – Hồ Chí Minh
Điện thoại : (028) 6253 8332
Tư vấn dịch vụ : 0933 576 079
Chăm sóc khách hàng : 0933 534 039
Từ 8h00 – 18h00 các ngày từ thứ 2 đến thứ 7

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *