Nội dung chính
Theo một cuộc nghiên cứu của Harvard Business Review, cho thấy 64% người dùng nói rằng các giá trị được chia sẻ chính là lý do chính khiến họ có mối quan hệ mật thiết với một thương hiệu. Vậy Brand Image là gì? Đâu là sự khác nhau cơ bản giữa Brand Image và Brand Identity?
Brand Image là gì?
Theo cha đẻ của tiếp thị hiện đại – Philip Kotler, Brand Image (hình ảnh thương hiệu) là nhận thức của khách hàng về thương hiệu dựa trên tương tác của người dùng. Hình ảnh thương hiệu có thể phát triển theo thời gian và không cần nhất thiết phải liên quan đến việc khách hàng mua hay sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Nó sẽ là một tập hợp bao gồm các niềm tin, ý tưởng và ấn tượng của khách hàng về một thương hiệu.
Ví dụ về Brand Image như tạp chí Forbes vinh danh Apple là thương hiệu có giá trị nhất thế giới hay Toyota thì lại luôn gắn liền với độ tin cậy.
Brand Image là gì?
Ý nghĩa của hình ảnh thương hiệu là gì?
Trong thời đại công nghệ lên ngôi, người dùng không chỉ đơn giản là mua sản phẩm vì nó tốt nhất mà thay vào đó họ quan tâm đến những gì doanh nghiệp đó đại diện.
Đối với thương hiệu, hình ảnh thương hiệu mạnh mẽ và nhất quán sẽ đem lại những lợi ích:
- Tạo mối quan hệ gắn kết giữa doanh nghiệp và khách hàng.
- Thu hút khách hàng tiềm năng để từ đó gia tăng lợi nhuận.
- Dễ dàng giới thiệu tới khách hàng về các dòng sản phẩm mới.
- Gia tăng sự tin tưởng của khách hàng hiện tại.
Ngoài ra, dù bạn là một Freelancer hay đang làm việc trong một doanh nghiệp thì việc xây dựng hình ảnh thương hiệu cũng đều rất quan trọng.
Cách tạo hình ảnh thương hiệu
Xác định sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị
Sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị là việc đầu tiên mà doanh nghiệp cần thực hiện nhằm mục đích thống nhất các hoạt động với nhau. Nếu ba yếu tố này không được nhất quán, hình ảnh thương hiệu sẽ bị tổn hại. Đây cũng là cơ sở để tạo dựng mục tiêu cho các chiến lược Branding Marketing sau này.
Xây dựng chiến lược hình ảnh thương hiệu
Chiến lược xây dựng hình ảnh thương hiệu được bắt đầu ngay từ khi doanh nghiệp đi vào hoạt động. Sự khác biệt về xuất phát sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh đối với các thương hiệu khác.
Để sở hữu một hình ảnh thương hiệu cạnh tranh, bạn cần:
- Kể ra những đặc điểm của thương hiệu.
- Xác định được rõ đâu là điểm nổi bật nhất so với đối thủ.
- Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu, đặc điểm và nhu cầu của họ.
Những yếu tố làm nên Brand Image hay hình ảnh thương hiệu
Xây dựng brand image trong nội bộ doanh nghiệp
Mỗi một nhân viên trong công ty sẽ trở thành một đại sứ thương hiệu tuyệt vời trong mắt khách hàng. Nhắc đến một thương hiệu, khách hàng không chỉ nhớ đến logo, slogan… mà còn nhớ đến phong thái, cách phục vụ của nhân viên. Chính những điều này đã góp phần tạo nên đặc trưng riêng của doanh nghiệp.
Do đó, việc xây dựng niềm tin, tình yêu và niềm tự hào đối với mỗi nhân viên là điều mà doanh nghiệp cần làm.
Hình ảnh thương hiệu cần được đồng nhất
Hình ảnh thương hiệu cần được đồng nhất toàn bộ về mặt thiết kế, sử dụng bộ nhận diện thương hiệu như một cuốn cẩm nang đồng nhất về hình ảnh, logo, màu sắc, font chữ… Khi có định hướng rõ ràng, doanh nghiệp sẽ dễ dàng chiếm được sự trung thành và tin tưởng từ khách hàng.
Truyền thông hình ảnh thương hiệu
Truyền thông mọi lúc, mọi nơi để hình ảnh thương hiệu được lưu lại trong tâm trí của khách hàng. Bạn có thể tận dụng các kênh truyền thông hiện đại và truyền thống như: Facebook, Youtube, KOLs, báo điện tử, Pano áp phích… để quảng bá về Brand Image.
Phân biệt giữa Brand Image & Brand Identity
Sự khác nhau giữa Brand Image & Brand Identity
Brand Identity(Nhận dạng thương hiệu) | Brand Image(Hình ảnh thương hiệu) | |
Định nghĩa | Là bộ nhận diện thương hiệu, những gì thương hiệu muốn khách hàng nhìn thấy và nhớ về mình (logo, màu sắc…) | Là cảm nhận, nhận thức và niềm tin của khách hàng về thương hiệu; những gì khách hàng hình dung và nhớ tới. (sự liên tưởng và các yếu tố thương hiệu) |
Điều khiển | Được kiểm soát hoàn toàn bởi thương hiệu. | Ít kiểm soát hơn đối với hình ảnh thương hiệu. |
Chỉ định | Cách thương hiệu tự cảm nhận, nhận diện về mình. | Những cảm nhận của khách hàng về thương hiệu bạn. |
Ví dụ: Khi nghĩ tới thương hiệu KFC, hình ảnh hiện lên tâm trí của khách hàng chính là “Đồ ăn nhanh, có thể không tốt cho sức khỏe”. Nhưng KFC lại định vị và muốn khách hàng nhớ đến mình là “Vị ngon trên từng ngon tay” hay “hương vị ngon không thể cưỡng nổi”.
Ví dụ những công ty có hình ảnh thương hiệu ấn tượng
Những thương hiệu nổi tiếng đã xây dựng hình ảnh thương hiệu ấn tượng như thế nào?
Những thương hiệu nổi tiếng thế giới ghi dấu ấn về mặt hình ảnh thương hiệu trong tâm trí của khách hàng như thế nào?
- Colgate: Thương hiệu phổ biến được nhiều gia đình tin dùng. Nhắc tên Colgate, khách hàng nghĩ đến sự tin cậy.
- McDonald’s: Đây là một thương hiệu đồ ăn nhanh có giá thành hợp lí.
- Coca-Cola: Thương hiệu đồ uống có hương vị độc đáo, mang đến cho khách hàng những trải nghiệm vui vẻ và hạnh phúc.
- Apple: Được khách hàng nhớ đến là gã khổng lồ trong lĩnh vực hi-tech.
Tạm kết
Brand Image hay hình ảnh thương hiệu là yếu tố giúp thương hiệu khẳng định vị thế của mình trên thị trường cạnh tranh đầy gay gắt như hiện nay.