7 chỉ số quan trọng dành cho mobile app nên theo dõi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thiết kế Website trọn gói 2,900,000đ

Quảng cáo Google

Quảng cáo Facebook

Chăm sóc Website

Chăm sóc Fanapge

Thiết kế Mobile App

Quảng cáo Tiktok

Trong bài viết này, AppROI Marketing sẽ đề cập đến 7 chỉ số mobile app quan trọng nên theo dõi thường xuyên để đo lường mức độ chấp nhận, giữ chân và tăng trưởng, cùng với một số điểm chuẩn của ngành để bạn đánh giá độ thành công của app.

1. Acquisition

  • Số lượt download: Số lượt tải xuống mới trong một khung thời gian nhất định (hàng ngày, hàng tuần hoặc hàng tháng).
  • Chỉ số phân bổ lượt download: Người dùng mới của bạn đến từ những kênh nào? Sử dụng dữ liệu nào để tối ưu hoá chi tiêu marketing và cải thiện ROI/LTV của khách hàng?

Việc xác định người dùng của bạn đến từ đâu là điều rất quan trọng, nếu bạn đang chạy quảng cáo hoặc chi tiền để có được người dùng mới. Bạn nên theo dõi lượt tải xuống hàng ngày để có thông tin rõ ràng hơn về tác động của các chiến dịch marketing. Việc biết chính xác người dùng của bạn đến từ đâu sẽ cho bạn biết nên đầu tư tài nguyên marketing như thế nào để thúc đẩy tăng trưởng người dùng mới.

2. Activation

Tỷ lệ kích hoạt là phần trăm lượt tải xuống đã khởi chạy ứng dụng trên thiết bị của họ. Nếu tỷ lệ kích hoạt từ 85% trở lên, có nghĩa là bạn đang làm tốt, nhưng khi thấp hơn 85%, bạn cần phân tích sâu để hiểu và khắc phục vấn đề này.

Đối với hầu hết các mobile app đang trong giai đoạn phát triển, tỷ lệ số lần khởi chạy ứng dụng lần đầu tiên trên tổng số lần khởi chạy ứng dụng trong khoảng thời gian 30 ngày luân phiên là từ 5% đến 15%.

Bạn có thể sẽ bất ngờ bởi có rất nhiều người dùng tải xuống ứng dụng nhưng không bao giờ khởi chạy. Có nhiều lý do ảnh hưởng đến sự sụt giảm tỷ lệ này, từ lỗi chính tả giao diện người dùng đến thủ tục đăng ký phức tạp rà của người dùng.

3. Retention

Nói một cách đơn giản, việc giữ chân người dùng tương đương với việc tạo ra doanh thu. Bạn giữ chân người dùng càng lâu, họ càng có giá trị đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên, vấn đề lại đến từ việc một người trung bình có từ 60 đến 90 ứng dụng được cài đặt trên điện thoại, nhưng chỉ sử dụng 10% trong số đó hàng ngày.

Với rất nhiều ứng dụng khác đang cạnh tranh để giành thời gian và sự chú ý của người dùng, bạn cần làm gì để đưa ứng dụng của mình nằm trong số 10% đó? Câu trả lời là nên theo dõi các chỉ số giữ chân người dùng và xác định chính xác vị trí mà họ thường bỏ qua trong hành trình của người dùng.

Những chỉ số cần theo dõi:

  • Tỷ lệ giữ chân Ngày 3 và Ngày 7 sau khi khởi chạy ứng dụng lần đầu tiên
  • Tỷ lệ giữ chân hàng tuần (và hàng tháng) của một nhóm người dùng xác định

Chỉ số này được sử dụng dựa trên lần đầu tiên khởi chạy ứng dụng của một nhóm người xác định để nghiên cứu. Sau đó, bạn có thể theo dõi thời gian mỗi nhóm duy trì hoạt động trong ứng dụng của mình và tìm ra hành vi trong ứng dụng nào có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến việc giữ chân người dùng.

4. Engagement

  • Người dùng hoạt động hàng ngày (DAU) và người dùng hoạt động hàng tháng (MAU): Số lượng người dùng ứng dụng đang hoạt động vào một ngày hoặc tháng nhất định
  • Thời lượng và tần suất phiên trung bình: Tần suất người dùng khởi chạy ứng dụng của bạn và thời lượng trung bình của một phiên sử dụng

Không phải tất cả các ứng dụng đều được sử dụng hàng ngày, vì vậy bạn cần xác định chính xác “người dùng đang hoạt động” có nghĩa là gì đối với ứng dụng của mình. Đó có thể là người dùng đang khởi chạy ứng dụng, đăng nhập hoặc hoàn thành một hành động quan trọng… Những chỉ số này có thể giúp bạn hiểu hiệu quả của các chiến dịch tương tác và quan trọng hơn là chất lượng trải nghiệm người dùng.

5. Uninstalls

  • Số lượt gỡ cài đặt: Số lượng người dùng gỡ cài đặt ứng dụng của bạn hàng ngày hoặc hàng tuần
  • Tỷ lệ Churn (Churn Rate): Người dùng đầu kỳ – người dùng cuối kỳ / người dùng đầu kỳ

So sánh số lượt gỡ cài đặt hàng ngày với số lượt tải xuống hàng ngày và số lượt kích hoạt hàng ngày để nhận được kết quả thực về sự phát triển mobile app của bạn. Nếu bạn thấy mình gặp phải vấn đề lớn về Churn Rate, hãy kiểm tra hiệu suất của ứng dụng để loại trừ lỗi, sự cố hoặc các vấn đề về độ trễ. 80% ứng dụng có nhiều lỗi lặp lại hoặc tải chậm có rất ít người dùng.

6. Drop Offs

  • Tỷ lệ chuyển đổi: Người dùng đã thực hiện một hành động quan trọng/ người dùng có thể đã thực hiện hành động đó
  • Chi phí mỗi chuyển đổi: Tổng chi phí chuyển đổi người dùng/ số lượng chuyển đổi
  • CAC-to-Conversion: Chi phí có được một khách hàng trả tiền

Bạn cần biết liệu người dùng có đang thực hiện các hoạt động chính trong ứng dụng của bạn hay không và tần suất của những hoạt động đó. Ví dụ: một ứng dụng thương mại điện tử có thể theo dõi hai luồng tương tác của người dùng như sau:

  • Khởi chạy ứng dụng ⇒ Xem sản phẩm ⇒ Thoát
  • Khởi chạy ứng dụng ⇒ Tìm kiếm ⇒ Xem sản phẩm (5x) ⇒ Mua

Tốt nhất là bạn nên xác định 1 đến 3 luồng quan trọng trong mobile app mà bạn muốn người dùng thực hiện. Sau đó, sử dụng các kênh chuyển đổi đơn giản để theo dõi các luồng chuyển đổi đó theo thời gian, khám phá các điểm rơi và điểm 0 ở những nơi có tác động lớn nhất đến tăng trưởng.

CAC-to-Conversion

Tuy nhiên, có một KPI nữa mà bạn nên theo dõi nếu muốn đo lường chính xác hơn sự phát triển của mobile app của mình đó là tỷ lệ chuyển đổi từ CAC. Chỉ số CAC-to-Conversion giúp đo lường chi phí để có được một khách hàng trả tiền. Nếu chỉ đo lường tỷ lệ chuyển đổi mobile app, bạn có thể không có được bức tranh tổng quan về sự phát triển của app.

Nhưng khi theo dõi KPI về CAC-to-Conversion, bạn có thể đo lường chi phí phải trả để có được những người dùng mới thực sự trả tiền cho sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Thêm vào đó, đây là một chỉ số mà bạn có thể trực tiếp cải thiện. Bằng cách giảm tỷ lệ này, bạn sẽ nhận được ROI tốt hơn. Vì chuyển đổi không dừng lại khi người dùng cài đặt ứng dụng của bạn, bạn có thể tiếp tục bán thêm, bán kèm và khuyến khích người dùng mua hàng nhiều lần hoặc gia hạn đăng ký.

 

7. Reachability (Khả năng tiếp cận)

  • Tỷ lệ nhấp: Phần trăm người dùng truy cập từ thông báo đẩy (push notification), thông báo trong ứng dụng và email link.
  • Tỷ lệ chọn tương tác: Tỷ lệ phần trăm người dùng chọn nhận thông báo hoặc cho phép truy cập vị trí

Khả năng bạn kết nối với người dùng qua các kênh khác nhau là một chỉ số mobile app quan trọng để theo dõi theo thời gian. Người dùng của bạn có chọn từ chối nhận thông báo không? Bạn có địa chỉ email của bao nhiêu người dùng mobile app của mình? Theo dõi khả năng tiếp cận trên mỗi kênh theo thời gian, so sánh các xu hướng đó với lượt cài đặt và kích hoạt ứng dụng hàng ngày của bạn là điều quan trọng để có thể thu hút người dùng và tạo ra trải nghiệm hấp dẫn.

Theo dõi các chỉ số hiệu suất mobile app cần thiết trên giúp bạn có bức tranh rõ ràng hơn về sự tăng trưởng và chỉ số ROI marketing. Các chỉ số này cũng giúp cải thiện trải nghiệm người dùng để tạo ra ứng dụng mà người dùng yêu thích và sử dụng mỗi ngày.

CÔNG TY TNHH HBMEDIA - HBMEDIA CO.,LTD
Trụ sở: 242/8D Bà Hom -Phường 13, Quận 6 - Hồ Chí Minh
VPĐD : 151/67D Liên khu 4-5, Bình Hưng Hòa B, Bình Tân, Tp.HCM
Tư vấn dịch vụ : 0933 576 079
Từ 8h00 – 18h00 các ngày từ thứ 2 đến thứ 7

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *