Giảm lượng truy cập đột ngột và cách giải quyết ?

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thiết kế Website trọn gói 2,900,000đ

Quảng cáo Google

Quảng cáo Facebook

Chăm sóc Website

Chăm sóc Fanapge

Thiết kế Mobile App

Quảng cáo Tiktok

Bạn đã đầu tư thật nhiều tâm huyết để tạo nên những bài blog đạt chất lượng cao nhất trong ngành. Đó là những case study, báo cáo và bài chia sẻ kiến thức đầy thú vị và hữu ích. Thế nhưng, bạn lại phải chứng kiến việc bài đăng đó tụt hạng một cách trầm trọng trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm (SERPs) chỉ sau vài tháng.

Sẽ rất dễ để cảm thấy nản lòng nếu nội dung của bạn không còn được đứng top như trước, và vấn đề sẽ còn trầm trọng hơn nếu bạn không đối phó với tình trạng content decay.

Tại sao xuất hiện tình trạng content decay?

Content decay đơn giản là tình trạng những nội dung bị giảm lượng truy cập (traffic) trong vòng 12 tháng qua.

Vào năm 2020, WordPress ghi nhận 70 triệu bài đăng mới từ người dùng hàng tháng, với lượng độc giả lên tới 409 triệu người. Điều này cho thấy rằng doanh nghiệp của bạn sẽ rất dễ đánh mất vị trí top đầu trên SERPs và phải đối mặt với content decay.

Tuy trong nhiều trường hợp, content decay gắn liền với việc tụt giảm thứ hạng trên SERPs (điều xảy ra một cách tự nhiên), trên thực tế có một vài lý do chính dẫn tới tình trạng này:

  • Thứ nhất, doanh nghiệp chỉ tập trung vào việc phát triển và ưu tiên những nội dung mới, trong khi tạm dừng xúc tiến những nội dung cũ trên social media, newsletters và trong các chiến dịch quảng cáo. Điều này dẫn tới việc mất lượng traffic một cách trực tiếp.
  • Thứ hai, Google ưu tiên những nội dung mới và mang tính cập nhật hơn. Hiện nay, Google đang kiểm soát 3 dạng thức tìm kiếm liên quan đến nội dung mới, bao gồm: những sự kiện thường xảy ra (regularly occurring events), cập nhật liên tục (frequent updates) và những chủ đề nóng hổi và sự kiện gần đây (hot topics and recent events). Nếu bạn không đăng tải nội dung mới, điều này có thể dẫn đến việc kể cả những nguồn tốt nhất cũng sẽ sụt giảm thứ hạng trên SERPs qua thời gian.
  • Thứ ba, những đối thủ mới có thể nổi lên và giành vị trí top trên SERPs của bạn. Không có gì lạ khi các blog này cố gắng chiếm thứ hạng của bạn bằng “kỹ thuật nhà chọc trời” (skyscraper technique), trong đó những nội dung tốt nhất của bạn sẽ được họ “thêm thắt” để trở nên hoàn hảo hơn.

Content decay ảnh hưởng tới SEO thế nào?

Content decay sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, và từ đó gây ra sự sụt giảm traffic đến website của doanh nghiệp bạn.

Tình trạng này có thể diễn biến ngày càng xấu đi nếu bạn không đưa ra các bước để sớm khắc phục nó. Bởi khi ngày càng ít người nhấp vào bài viết của bạn, thứ hạng của bạn sẽ ngày càng giảm và đến một mức độ nào đó, nó khó có thể xếp hạng tốt trở lại.

Dưới đây là một ví dụ tiêu biểu cho thấy Google ưu tiên những bài viết gần nhất:

Nên nhớ rằng thứ hạng của bạn sẽ giảm khi xảy ra tình trạng content decay, dù bạn có đang ở đâu trên SERPs và ngay cả khi thương hiệu của bạn thường có thứ hạng tốt trên những công cụ tìm kiếm này.

Đặc biệt, dù thứ hạng chỉ giảm từ vị trí thứ hai xuống thứ chín, tỷ lệ nhấp chuột và chuyển đổi khách hàng cũng sẽ bị ảnh hưởng đáng kể. Điều này đã được ghi nhận với 72% B2B marketer cho rằng content marketing là chiến thuật SEO hiệu quả nhất, và 57% tin rằng SEO là công cụ tạo ra lead toàn năng nhất, theo số liệu mới nhất từ Junto.

2 công cụ giúp phát hiện tình trạng content decay

Google Analytics

Google Analytics là một công cụ phổ biến hiện nay giúp bạn theo dõi hiệu quả các bài đăng và kiểm soát được lượng sự thay đổi của lượng traffic tới từng bài đăng đó. Nếu như có sự sụt giảm liên tiếp (như hình trên) thì tức là bạn đang phải đối mặt với tình trạng content decay.

ClickFlow

Một công cụ khác bạn có thể xem xét là ClickFlow, trong đó có trang bị tính năng Content Decay giúp phát hiện tình trạng này một cách nhanh chóng. Nó được kết nối với tài khoản Google Search Console, có thể tự động tìm và báo hiệu những bài đăng có dấu hiệu giảm traffic trong vòng 1 năm vừa qua.

Với công cụ này, bạn có thể thấy chính xác lượng traffic của từng bài đang biến động thế nào khi gặp phải tình trạng decay. Cụ thể hơn, nó còn chỉ rõ cho bạn thấy tình trạng của bài đăng trước và sau 3 tháng khi content decay được phát hiện để giúp bạn nắm được vấn đề rõ hơn.

Vậy làm thế nào để cải thiện tình trạng content decay?

Mở rộng số lượng từ và phân tích sâu hơn những nội dung cũ trên blog

Việc làm mới nội dung là một chiến lược content marketing phổ biến. Khi bạn cập nhật nội dung cũ, bạn không chỉ giúp bài đăng của mình giá trị hơn mà còn đảm bảo tiêu chí “mới lạ” mà Google đề cao.

Hãy xem xét bất cứ bài đăng cũ nào có lượt sụt giảm traffic gần đây. Có thể rất nhiều nội dung cũ đó vẫn còn đạt chất lượng tốt, nhưng lại quá ngắn (500-800 từ). Đây là một trong những ví dụ tiêu biểu bạn có thể cân nhắc để bổ sung những phần phân tích chuyên sâu hơn

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể khai thác các bình luận trong phần Comment phía dưới trang blog hoặc trên social media để hình dung tốt hơn về những thông tin hữu ích mình có thể thêm vào.

*Chú ý: Khi cập nhật những bài đăng cũ, bạn cần đảm bảo vẫn giữ nguyên URL ban đầu. Trong khi Google ưu tiên những cập nhật mới, việc giữ nguyên URL sẽ giúp bài đăng tận dụng lợi thế vốn có được của lượng traffic và SEO gốc.

Cập nhật nội dung bài đăng cũ với thông tin mới mẻ hơn

Thỉnh thoảng, bạn nên xem lại những bài đăng cũ và kiểm tra xem có thông tin nào không còn giá trị nữa. Có thể là những báo cáo hay nghiên cứu bạn trích dẫn trong bài đã lỗi thời (từ 3 năm trước trở lên), hoặc thậm chí những thay đổi trong ngành làm cho nội dung bài đó trở nên sai lệch và thiếu thuyết phục.

Ví dụ, HB đã thay thế nội dung về những xu hướng digital marketing năm 2019 bằng những xu hướng digital marketing mới nhất năm 2021.

Để làm mới nội dung cũ hiệu quả hơn, bạn cũng có thể dùng kỹ thuật nhà chọc trời, bao gồm 3 bước:

  • Tìm kiếm những nội dung có liên kết giá trị (link-worthy content)
  • Tạo ra nội dung hấp dẫn hơn
  • Chia sẻ nội dung đã tạo ra

Có thể hiểu đơn giản, với phương pháp này, để tạo ra những nội dung tốt hơn cả, bạn cần nghiên cứu xem những từ khóa nào đang hot và cần làm gì để có thể học tập và thậm chí đánh bại các đối thủ đang có bài viết xoay quanh từ khóa đó.

Cân nhắc việc thay đổi từ khóa

Cập nhật bài đăng cũ cũng bao gồm việc tối ưu hóa lại bài đăng với những từ khóa mới. Trên thực tế, keyword có thể trở nên phổ biến hoặc kém phổ biến hơn, bởi vậy mà từ khóa trending ban đầu có thể sẽ không thu hút được lượng traffic như trước.

Nếu bạn cho rằng bản thân keyword mình sử dụng có vấn đề, hãy thử kiểm tra độ hiệu quả của nó trong 12 tháng qua, đồng thời cân nhắc những cụm từ khác có thể thay thế tốt hơn hoặc bổ sung bên cạnh từ khóa cũ. Một số công cụ có thể hỗ trợ bạn là SEMrush và Exploding Topics.

Tạo ra nội dung mới với những từ khóa hot hơn

Dù đã có bài viết về công cụ tracking Pixel của Facebook, ngay sau khi nhận được big update về việc Facebook sẽ tung ra công cụ tracking thay thế Pixel là Conversion API, HB đã có ngay bài viết cập nhật về công cụ này.

Cũng như vậy, để có thể giúp cải thiện hiệu suất của nội dung được đăng tải và tăng sự hiện diện trên các trang kết quả tìm kiếm, bạn hãy cố gắng khai thác các góc độ khác nhau của một từ khóa, đặc biệt là những từ khóa ngắn (short-tail keywords).

Thêm đường dẫn vào những nội dung nổi bật nhất

Khi cập nhật những bài viết cũ, bạn cũng nên tập trung vào việc thêm những đường link hữu ích vào nội dung của mình. Một danh mục liên kết đa dạng chứa những đường link từ các trang uy tín sẽ giúp bạn tăng hiệu quả SEO cho những bài đăng cá nhân cũng như toàn bộ trang web.

Bên cạnh những liên kết với trang ngoài (backlinks), bạn cũng nên thêm những liên kết nội bộ (internal links) để không những tạo nên trải nghiệm tốt hơn cho người đọc mà còn giúp Google hiểu được cấu trúc nội dung trang web của bạn tốt hơn. Và đương nhiên, điều này cũng tác động tích cực đến SEO.

Cuối cùng, cần đảm bảo rằng bạn thường chia sẻ những bài đăng này trên social media và qua email của mình. Hành động này có thể giúp bạn tăng traffic và độ nhận diện của bài đăng.

Khi nhiều người được tiếp cận với nội dung chất lượng tốt, họ sẽ tiếp tục chia sẻ nó hoặc thậm chí gắn link bài đó trong nội dung của chính mình.

Tạm kết

Content decay là một vấn đề tương đối “nan giải” của các doanh nghiệp, khi ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường dùng những chiêu thức khác nhau (như skyscraper) để tạo ra những nội dung hấp dẫn và chất lượng hơn.

Mặc dù content decay là khó tránh khỏi, tuy nhiên, doanh nghiệp bạn vẫn có thể lên kế hoạch SEO từ trước và cải thiện tình trạng này thông qua việc xem xét áp dụng các công cụ và phương pháp được giới thiệu trên đây.

CÔNG TY TNHH HBMEDIA - HBMEDIA CO.,LTD
Trụ sở: 242/8D Bà Hom -Phường 13, Quận 6 - Hồ Chí Minh
VPĐD : 151/67D Liên khu 4-5, Bình Hưng Hòa B, Bình Tân, Tp.HCM
Tư vấn dịch vụ : 0933 576 079
Từ 8h00 – 18h00 các ngày từ thứ 2 đến thứ 7

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *