Nội dung chính
Trong thời đại công nghệ số lên ngôi, marketer luôn luôn được nghe những lời khẳng định như “Content is King” khi số liệu chứng minh rằng có tới 90% doanh nghiệp đang thực hiện các chiến lược content marketing để tương tác với khách hàng mục tiêu của mình. Với sự thịnh hành đó, hàng loạt content được cho “ra đời”. Với số lượng lớn content được sản xuất mỗi ngày, tình trạng “content overload” rất dễ dàng xảy ra.
Bên cạnh đó, Google thay đổi hàng loạt thuật toán định kỳ để hỗ trợ việc hiển thị kết quả tìm kiếm đến người dùng được chính xác và và phù hợp nhất. Vì vậy, với tư cách là một marketer trong doanh nghiệp, bạn cần hiểu rõ mục tiêu khi thực thi các chiến dịch content marketing: tối ưu hóa content để đạt được xếp hạng hàng đầu cho các content bạn sản xuất trong ngày hay trong tuần.
Content Optimization – tối ưu hóa content là gì?
Tối ưu hóa nội dung là một kỹ thuật để làm cho bài đăng trên blog của bạn thân thiện với SEO với mục tiêu thu được lượng truy cập và chuyển đổi tối đa. Tối ưu hóa nội dung liên quan đến việc thực hiện các thay đổi đối với bài đăng hoặc bài viết trên blog, chẳng hạn như:
- Đảm bảo bài viết bao gồm từ khóa chính và từ đồng nghĩa của từ khóa gốc
- Thêm thẻ meta thích hợp
- Viết mô tả meta hấp dẫn
- Cải thiện điểm khả năng đọc
- Tăng điểm mức độ liên quan của từ khóa
- Thêm các liên kết nội bộ có liên quan
Nội dung được tối ưu hóa có cơ hội xếp hạng cao hơn trong kết quả tìm kiếm dẫn đến nhiều lưu lượng truy cập hơn, tăng doanh số bán hàng và tăng thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Kết quả tìm kiếm của Google ngày càng trở nên có sức mạnh hơn bao giờ hết — với “knowledge panels, box trả lời (answer boxes), các câu hỏi liên quan được đề xuất (expandable related questions), kết quả hiển thị tùy theo vị trí hiện tại (local results), v.v. Cùng rất nhiều cách để trở nên nổi bật, giành được thứ hạng hàng đầu trên các công cụ tiền kiếm đối với các doanh nghiệp là rất quan trọng, đặc biệt là trong bối cảnh lưu lượng truy cập và tỷ lệ nhấp chuột giảm dần theo các thứ tự hiển thị trên SERPs:
Tầm quan trọng của Content Optimization
Khi đã hiểu rõ tối ưu hóa nội dung là gì, chắc hẳn câu hỏi tiếp theo của bạn sẽ là “Nó có thực sự quan trọng và cần thiết đến vậy không?” Câu trả lời là có. Như đã nêu trước đó, tối ưu hóa nội dung đóng vai trò rất quan trọng trong việc cải thiện khả năng hiển thị nội dung của bạn.
Dưới đây là những lý do hàng đầu tại sao tối ưu hóa nội dung có thể dẫn đến sự thành công của blog hoặc trang web của bạn:
- Điều này cải thiện chất lượng tổng thể để mọi bài viết trên trang web của bạn đều được nhắm đúng đối tượng mục tiêu – một phân khúc người dùng cụ thể.
- Điều này giúp các công cụ tìm kiếm hiểu nội dung của bạn dễ dàng hơn và xếp hạng trang web của bạn đầu tiên trên các trang như Google, Bing hay các công cụ tìm kiếm lớn khác.
- Nó làm tăng mức độ liên quan của các từ khóa chính. Từ đó, bạn có thể có được lưu lượng truy cập từ đúng đối tượng mục tiêu, dẫn đến thu được nhiều lead tiềm năng hơn.
- Nội dung được tối ưu hóa sẽ phù hợp với từng giai đoạn trong hành trình mua hàng của người tiêu dùng.
- Nó giúp người đọc dễ dàng tiếp thu được content của bạn hơn để họ có thể thực hiện hành động mà bạn muốn như tải xuống, đăng ký, mua hàng, v.v.
- Nó giúp bạn quyết định tần suất đăng nội dung mới lý tưởng trên trang web của mình. Khi hiệu suất của mọi phần content bạn sản xuất đều được đo lường, bạn có thể thu được tỷ lệ ROI cao nhất từ các chiến dịch content marketing của doanh nghiệp.
Nên đặt mục tiêu cho content optimization như thế nào?
Trước khi bạn lập kế hoạch cho chiến lược tối ưu hóa nội dung của mình, bạn nên suy nghĩ và đặt mục tiêu trước khi bắt tay vào thực hiện tối ưu hóa nội dung. Kế hoạch của bạn sau đó phải tương ứng với mục tiêu bạn muốn đạt được.
Dưới đây HB gợi ý cho bạn 4 mục tiêu tối ưu hóa nội dung bạn nên đặt cho chiến lược của mình:
- “Leo” Top Rankings: Đây có lẽ là mục tiêu phổ biến nhất của mọi chiến lược tối ưu hóa nội dung. Bạn nên lựa chọn mục tiêu này nếu bạn muốn đạt được thứ hạng organic hàng đầu cho các từ khóa chính của mình.
- Cải thiện Branding: Một mục tiêu khác của tối ưu hóa nội dung có thể là xây dựng thương hiệu. Mục tiêu này là khi bạn muốn thương hiệu của mình vẫn được “highlight” trong SERPs. Khách hàng ở bất cứ giai đoạn nào của hành trình mua hàng khi thực hiện hành vi tìm kiếm sẽ luôn thấy được tên thương hiệu của bạn trên các trang kết quả.
- Tăng lưu lượng truy cập: Một mục tiêu phổ biến khác là tăng lưu lượng truy cập vào trang web của bạn. Mục tiêu này giúp cải thiện cả việc xây dựng thương hiệu và tăng tỷ lệ chuyển đổi.
- Tăng doanh thu: Mục tiêu cuối cùng của mọi chiến lược content marketing là thu được tỷ lệ chuyển đổi cao hơn, từ đó tăng doanh thu của doanh nghiệp. Bạn nên liệt kê mục tiêu này nếu bạn muốn có được lưu lượng truy cập thuận tiện hơn cho việc chuyển đổi.
Các tips thực thi content optimization
- Luôn cập nhật nội dung để tránh content decay
Content decay xảy ra khi bạn ngừng sửa đổi hoặc cập nhật nội dung cũ trên trang web của mình. Kết quả là lưu lượng truy cập vào các trang chứa nội dung cũ này bắt đầu giảm. Bên cạnh đó, tỷ lệ thoát trang của toàn bộ website của sẽ bị ảnh hưởng. Khi người dùng truy cập trang web có nội dung ngắn, cũ và hết thời, họ thường sẽ scan qua bài viết và thoát ra ngay lập tức, vì vậy, nếu không chủ động update những nội dung cũ trên website của doanh nghiệp, những chỉ số quan trọng trên đó sẽ xấu dần đều, và dĩ nhiên, khả năng leo top của bạn cũng sẽ không nhiều như trước.
Một số lý do có thể dẫn đến content decay:
- Đối thủ cạnh tranh của bạn thường xuyên xuất bản nội dung mới, trong khi bạn lại hiếm khi ra nội dung mới
- Có những cập nhật mới đang diễn ra trong thị trường mà bạn chưa đưa vào content cũ của mình.
- Bạn đã ngừng quảng cáo nội dung cũ, dẫn đến việc mất các liên kết mới. Khi bạn muốn promote những nội dung thông tin cũ hơn, bạn cần gắn link liên quan trong những bài viết mới, nếu không làm như vậy, nguy cơ các trang web đó sẽ rơi vào lãng quên của bạn. Khi người dùng tự tìm được các trang đó, khả năng cao họ sẽ rời web khi không thấy được đường dẫn đến những nội dung khác.
Một số cách bạn có thể áp dụng để tránh content decay, lấy lại được những lưu lượng đã giảm:
- Cập nhật nội dung bằng cách thêm khoảng 1.000-2.000 từ nội dung mới sau khi kiểm tra trên Google Analytics trang web có lưu lượng truy cập cao đồng thời tỷ lệ bounce rate cũng cao. Đây là những trang web thu hút được thị hiếu của người dùng nhưng content của bạn chưa đủ đáp ứng sự kỳ vọng của họ.
- Thêm video để tăng thời gian ở lại trên website của khách truy cập.
- Cải thiện tốc độ trang vì thời gian tải trang là một trong những yếu tố quan trọng nhất của trải nghiệm khách hàng với trang web của bạn. Các trang tải nhanh hơn mang lại trải nghiệm duyệt web tốt hơn và Google thúc đẩy các trang tải nhanh trên các SERPs.
- Bắt đầu quảng cáo lại các trang để có được các liên kết mới. Hãy nhớ rằng, liên kết vẫn là một trong những yếu tố xếp hạng quan trọng nhất.
- Nghiên cứu đối thủ
Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh là một chiến lược marketing cốt lõi, trong đó bạn cần xem xét kỹ lưỡng đối thủ cạnh tranh của mình đang làm gì để tìm hiểu chiến thuật content marketing họ đang sử dụng, cũng như điểm mạnh và điểm yếu của họ, nhằm cải thiện chiến lược nội dung của riêng bạn.
Nghiên cứu là một khía cạnh thiết yếu của tối ưu hóa nội dung. Chỉ cần nhập từ khóa chính của bạn vào Google và kiểm tra 2-3 đối thủ cạnh tranh hàng đầu.
Dưới đây là một số điều bạn cần xem xét:
- Domain Authority (DA), Page Authority (PA), Trust Flow (TF), and Ahrefs Domain Rating (DR)
- Chất lượng và tính toàn diện của nội dung
- Số lượng từ của các bài viết
- Tính mới mẻ của nội dung
- Cách sử dụng các từ khóa trong tiêu đề, mô tả, heading và content body
- Số lượng backlinks được sử dụng
- Số lần bài viết được chia sẻ trên mạng xã hội
- Điểm E.A.T của trang web
- Đặt Internal Links
Google coi các liên kết như một yếu tố chính để xếp hạng các trang web trên SERPs. Cả liên kết bên ngoài và nội bộ đều rất quan trọng đối với chiến lược nội dung của bạn. Bạn không thể kiểm soát các liên kết bên ngoài nhưng chắc chắn bạn có thể kiểm soát các liên kết nội bộ. Chiến lược liên kết phù hợp có thể tăng hiệu suất của nội dung trên trang web của bạn. Dưới đây là một số phương pháp tốt nhất để nâng cấp liên kết nội bộ của bạn:
- Thực hiện theo cấu trúc trang web để không có page nào trên trang web của bạn phải thực hiện hơn 3 lần nhấp để truy cập.
- Sử dụng phần nội dung và liên kết chặt chẽ đến các trang trên web của bạn từ theo chủ đề. Ví dụ: nếu bạn có sáu trang trên trang web của mình về “SEO”, thì tất cả các trang này phải được liên kết với nhau.
- Loại bỏ các liên kết khỏi các trang không quan trọng.
- Sửa chữa tất cả các liên kết nội bộ bị hỏng.
- Cải thiện điểm SEO cho content trên website
Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm được coi là nền tảng của việc viết nội dung và làm digital marketing hiện nay.
Dưới đây là các mẹo tốt nhất để làm cho nội dung của bạn trở nên “SEO friendly”:
- Thêm tiêu đề và mô tả meta liên quan để giúp các công cụ tìm kiếm và người dùng hiểu nội dung trang của bạn dễ dàng hơn. Ví dụ: nếu nội dung của bạn nói về “facebook ads”, thì tiêu đề trang của bạn phải là “10 điều bạn cần biết khi bắt đầu chạy facebook ads.”
- Sử dụng các từ khóa chính, từ đồng nghĩa và các cụm từ có liên quan để cải thiện mức độ liên quan của từ khóa.
- Thực hiện các chiến lược liên kết nội bộ như đã đề cập ở trên.
- Tận dụng sức mạnh của SEO copywriting để thêm các từ và cụm từ trong nội dung của bạn nhằm tăng mức độ liên quan của content và thuyết phục người dùng thực hiện hành động. Nội dung hướng đến hành động và lấy người dùng làm trung tâm sẽ giúp tăng thời gian ở lại trang (average time onsite) và giảm tỷ lệ thoát trang (bounce rate), đây là những chỉ số quan trọng để đo lường mức độ tương tác của người dùng với trang web của bạn.
- Thêm các alt tag chính xác để cho phép các công cụ tìm kiếm hiểu nội dung của các hình ảnh được sử dụng trong bài. Ví dụ: nếu bạn thêm hình ảnh một con ngựa, thì hãy thêm thẻ alt mô tả, chẳng hạn như “ngựa đang chạy” thay vì các tên chung chung như “image1.png”.
- Tối ưu hóa nội dung của bạn để cập nhật trải nghiệm trang bằng cách cải thiện tốc độ tải của trang web và khắc phục tất cả các vấn đề về trải nghiệm người dùng (user experience – UX)
- Tối ưu hóa Voice Search
Theo dự báo của các chuyên gia: mua sắm qua giọng nói sẽ là một business trị giá 40 tỷ đô la vào năm 2022. Vì vậy bạn không nên bỏ qua nó trong chiến lược quảng bá nội dung của mình vì tìm kiếm bằng giọng nói (voice search) là tương lai của web. Các mẹo dưới đây sẽ giúp bạn tối ưu hóa voice search bằng những thủ thuật đơn giản:
– Sử dụng các từ khóa đuôi dài và câu hỏi trong contetn của bạn để làm cho nó xếp hạng cho các truy vấn tìm kiếm bằng giọng nói. Sử dụng các cụm từ và cách hành văn tự nhiên mà mọi người thường sử dụng khi nói chuyện.
– Tối ưu hóa cho các truy vấn tìm kiếm địa phương (local search) vì tìm kiếm bằng giọng nói có khả năng dựa trên vị trí hiện tại cao hơn gấp ba lần so với tìm kiếm văn bản. Ví dụ: nếu bạn đang muốn xếp hạng cho truy vấn “tiệm bánh tốt nhất gần tôi” thì bạn có thể tạo một trang giới thiệu ba tiệm bánh hàng đầu trong khu vực của bạn và liệt kê lý do tại sao họ là tiệm bánh tốt nhất.
– Cố gắng đưa nội dung của bạn được liệt kê dưới dạng “featured snippet” vì các câu trả lời được liệt kê trong box này có tính năng hỗ trợ đọc.
Tạm kết
Ngày nay, các công ty thường outsource bộ phận content marketing để thu được những nội dung khác biệt, với nhiều góc nhìn hơn, để giúp họ có được lưu lượng truy cập, khách hàng tiềm năng và chuyển đổi thông qua nội dung cao hơn. Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt hiện nay, doanh nghiệp bạn phải tạo ra nội dung vượt trội để sớm chiếm được lợi thế hơn đối thủ. Hy vọng rằng qua bài viết này, các bạn sẽ nắm được các bước để thực hiện content optimization – tối ưu hóa nội dung trên website, tránh lãng phí thời gian và các công cụ không cần thiết!