Nội dung chính
First-party data là gì?
First-party data: Dữ liệu bên thứ nhất hay Dữ liệu chính chủ là thông tin của người dùng được doanh nghiệp thu thập trực tiếp dựa trên hành vi của họ trên website. Dữ liệu này có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng profile về đối tượng mục tiêu, điều chỉnh hoạt động marketing và trải nghiệm người dùng cho phù hợp.
Sự khác biệt giữa First, Second và Third-party data
Hiểu một cách đơn giản:
- First-party data là dữ liệu chính chủ (của chính doanh nghiệp tự thu thập)
- Second-party data là dữ liệu hợp tác (là first-party data được thu thập bởi một của một công ty khác sau đó được trao đổi hoặc bán lại cho bạn)
- Third-party data là dữ liệu độc lập (là dữ liệu được mua từ các nền tảng quản lý dữ liệu và những dữ liệu này không được thu thập thông qua bất kỳ mối quan hệ cá nhân nào với người dùng)
Ngoài ra, việc sử dụng Third-party data (dữ liệu bên thứ ba) đang dần bị loại bỏ. Người dùng Internet ngày càng có ý thức về bảo mật và đang tìm cách định hình lại các chính sách bảo mật trực tuyến. Google thông báo rằng họ sẽ bắt đầu “khai tử” cookie của bên thứ ba trên trình duyệt Chrome từ năm 2022, trước đó một số trình duyệt như Flash, Safari hay Firefox cũng đã bắt đầu thực hiện loại bỏ các cookie của bên thứ ba này. Với khoảng 65% thị phần lưu lượng trình duyệt web toàn cầu, các quyết định của Google Chrome sẽ có tác động mạnh mẽ đến thế giới internet, đặc biệt là hoạt động quảng cáo trả phí.
Về bản chất, third-party data là loại dữ liệu sắp bị loại bỏ, second-party data cuối cùng thuộc về người khác. Điều này cho thấy, first-party data nên là ưu tiên hàng đầu cho các doanh nghiệp trực tuyến trong cả hiện tại và tương lai.
First-party data giúp ích cho doanh nghiệp như thế nào?
Như đã đề cập trước đó, dữ liệu bên thứ nhất được sử dụng để xây dựng hồ sơ người tiêu dùng và hãy coi đây như một phương pháp nghiên cứu thị trường trực tiếp. Bằng cách theo dõi cách người dùng tương tác với trang web, bạn có thể cung cấp nhiều hơn những gì họ muốn và giảm bớt những yếu tố họ không quan tâm hoặc thậm chí “ghét bỏ”.
Một ví dụ hiệu quả nhất về tiếp thị thông qua dữ liệu của bên thứ nhất có thể kể đến Amazon. Bằng việc sử dụng dữ liệu này để xây dựng các đề xuất được cá nhân hóa trong lần truy cập tiếp theo, tỷ lệ chuyển đổi hoặc nhấp qua các mặt hàng được đề xuất của Amazon là rất cao.
First-party data không chỉ là dữ liệu để khám phá tương tác trực tiếp trên một website mà còn mang lại ý nghĩa rất lớn đối với quảng cáo. Bằng cách tìm hiểu về thói quen của người dùng, các doanh nghiệp có thể nhanh chóng tiếp cận họ trên phương tiện truyền thông xã hội thông qua tailored marketing (tạm dịch: sự tùy biến trong marketing). Đây là một hình thức inbound marketing mạnh mẽ để thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng.
Bằng cách nắm bắt dữ liệu của bên thứ nhất, doanh nghiệp có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng trước khi họ yêu cầu. Đây là nền tảng của sự thành công, đặc biệt là trong thế giới cạnh tranh của thương mại trực tuyến. Theo nghiên cứu của RedPoint, 63% khách hàng mong đợi được trải nghiệm các biện pháp cá nhân hóa từ bất kỳ nhà cung cấp dịch vụ nào.
Các cách hiệu quả để thu thập first-party data
Thu thập dữ liệu của bên thứ nhất là một nghệ thuật đòi hỏi sự tinh tế và khéo léo. Với việc người tiêu dùng ngày càng cảnh giác về mức độ mà ngành công nghệ “theo dõi” họ, rất khó để dữ liệu này được cung cấp miễn phí. Đổi lại, bạn cần cung cấp một thứ gì đó cho họ. Theo báo cáo của SmarterHQ, 90% người tiêu dùng sẵn lòng cung cấp dữ liệu nếu bạn cho họ thấy điều đó là xứng đáng.
Quan trọng nhất, bạn cần phải minh bạch về cách dữ liệu này được thu thập và sử dụng. Theo lẽ thông thường, người tiêu dùng sẽ luôn cảnh giác và bạn cần phải có được sự tin tưởng của họ trước tiên. Sự thừa nhận cởi mở về dữ liệu bạn thu thập và cách nó được sử dụng sẽ là bước đầu tiên để đạt được niềm tin này.
Dưới đây là một số cách giúp doanh nghiệp nhanh chóng có được first-party data:
Thêm Tracking Pixel vào trang web
Tracking Pixel là một đoạn mã HTML có kích thước rất nhỏ khoảng 1×1 pixel được tải khi người dùng truy cập website hoặc mở email. Với kích cỡ rất nhỏ này, người dùng rất khó có thể nhìn thấy chúng.
Các tracking pixel này có thể được “chèn” trong trang web, quảng cáo và email để kiểm tra xem người dùng có truy cập vào một số nội dung hay không. Tracking pixel có phương thức hoạt động tương đối giống cookie, nhưng có một sự khác biệt quan trọng: Cookie có thể bị vô hiệu hóa hoặc bị xóa vì chúng được lưu trong trình duyệt của máy chủ. Trong khi đó, pixel được thêm trực tiếp vào trang web nên nó sẽ thu thập dữ liệu từ mỗi lượt truy cập bất kể người dùng bật cài đặt nào.
Sử dụng nền tảng CRM
Phần mềm quản lý quan hệ khách hàng (CRM) đang dần phổ biến với các doanh nghiệp trực tuyến. Trong đó, chatbots là một ví dụ điển hình về điều này. Mặc dù không phải mọi người dùng đều yêu thích chatbots vì nhiều người tiêu dùng vẫn thích tương tác với con người hơn, nhưng 90% doanh nghiệp khẳng định rằng chatbot đã nâng cao tốc độ và hiệu quả giải quyết vấn đề của họ.
Ưu điểm tuyệt vời của chatbot là khả năng dễ dàng thu thập dữ liệu bên thứ nhất. Mặc dù chatbot có thể không tạo được chuyển đổi từ người dùng, nhưng với những thông tin thu thập được thông qua cuộc trò chuyện bạn sẽ nhận được rất nhiều thông tin hữu ích về những gì khách hàng quan tâm. Điều này sẽ hỗ trợ mạnh mẽ cho hoạt động marketing theo mục tiêu và cá nhân hóa người dùng trong tương lai.
Thưởng cho người dùng vì đã chia sẻ dữ liệu của họ với bạn
Như đã đề cập, người dùng ngày càng cảnh giác với những nơi yêu cầu chia sẻ thông tin và hiểu rõ giá trị của những thông tin mà họ sở hữu. Do đó, người dùng muốn nhận được phần thưởng cho việc trao đổi dữ liệu của họ. Lý tưởng nhất, đó nên là một phần thưởng hữu hình, tức thì, chẳng hạn như mã giảm giá. Nếu được hãy cố gắng cá nhân hóa dịch vụ của mình theo nhu cầu riêng của người tiêu dùng.
Tất nhiên, không phải mọi doanh nghiệp đều có thể cung cấp động lực tài chính ngay lập tức cho người dùng. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều cách khác để thưởng cho họ, chẳng hạn như một quà tặng hàng tháng dành cho các cá nhân thường xuyên tương tác với bài đăng trên mạng xã hội.
Khuyến khích tương tác
Buzzfeed là ví dụ điển hình về mô hình khuyến khích sự tương tác với người dùng thông qua online quiz để thu thập dữ liệu khi có hơn hàng tỷ lượt xem nội dung hàng tháng trên tất cả các nền tảng trong nhiều năm qua.
Đây không hẳn là mô hình để mọi trang web tuân theo. Tuy nhiên, một vài nội dung tương tự xoay quanh doanh nghiệp của bạn có thể khuyến khích sự tương tác mạnh mẽ của người dùng.
Ngoài ra, câu hỏi và các hoạt động tương tác khác trên một trang cũng là một yếu tố quan trọng tác động đến time-on-site từ đó có thể tạo ra một tín hiệu tích cực đối với SEO.
Thực hiện khảo sát
Đừng bao giờ đánh mất thực tế rằng người tiêu dùng đang nắm giữ quyền lực trong thế kỷ 21 với sự hậu thuẫn mạnh mẽ của công nghệ. Các đánh giá tiêu cực về sản phẩm hoặc dịch vụ có thể khiến doanh nghiệp mất tới 80% chuyển đổi tiềm năng.
Một phương pháp hiệu quả để đánh giá mức độ hài lòng là thực hiện các cuộc khảo sát cho khách hàng hiện tại thậm chí cả những khách hàng tiềm năng. Tỷ lệ hoàn trả có thể không đạt 100%, đặc biệt nếu bạn không đưa ra phần thưởng hợp lý cho thời gian mà người tiêu dùng bỏ ra. Tuy nhiên, những ý kiến bày tỏ của khách hàng có thể cung cấp cho bạn những insight rất có giá trị.
Khuyến khích đăng ký
Nếu bạn đang điều hành một trang web thương mại điện tử, chuyển đổi là điểm mấu chốt quan trọng nhất. Điều này có nghĩa là nhiều doanh nghiệp cần cung cấp các dịch vụ làm tăng khả năng bán hàng, có thể bao gồm hình thức guest checkout (hay thanh toán của khách: đề cập đến khả năng khách hàng mua hàng từ cửa hàng mà không cần đăng nhập vào tài khoản hoặc lưu bất kỳ thông tin nào trong cơ sở dữ liệu của bạn, chẳng hạn như tên người dùng, mật khẩu, địa chỉ giao hàng,…).
Ưu điểm của hình thức guest checkout là nó chiếm ít dữ liệu hơn so với việc đăng ký của khách hàng. Nhiều người tiêu dùng chọn hình thức guest checkout vì nó nhanh hơn, đảm bảo quyền riêng tư hơn (đặc biệt là khi thanh toán bằng ví điện tử thay vì thẻ tín dụng) và về mặt lý thuyết bảo vệ hộp thư đến của họ khỏi các quảng cáo không mong muốn. Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất của hình thức này là doanh nghiệp thu được ít dữ liệu hơn so với việc đăng ký của khách hàng.
Như đã đề cập, nhiều người tiêu dùng sẵn sàng cung cấp dữ liệu nếu bạn trao cho họ một lợi ích nào đó để trao đổi. Một mã giảm giá cho lần mua đầu tiên kết hợp với lời hứa về các ưu đãi được cá nhân hóa và trải nghiệm mua sắm nâng cao sẽ giúp bạn nhận được nhiều lượt đăng ký thanh toán hơn.
Tổ chức sự kiện
Người tiêu dùng trẻ thường coi trọng trải nghiệm hơn kết quả. Thời kỳ của việc giành được lòng trung thành thông qua việc cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ với giá cả phải chăng đã qua. Sự gia tăng của mạng xã hội và sự phổ biến của nó trong cuộc sống của Millennials và Thế hệ Z, yêu cầu cần phải có sự kết nối cá nhân.
Các sự kiện trực tiếp có thể hỗ trợ điều này. Đây cũng là một cách hiệu quả để trấn an người tiêu dùng rằng bạn hoạt động một cách bền vững, có ý thức xã hội – một yếu tố cực kỳ quan trọng đối với nhiều người tiêu dùng hiện đại.
Điều này mang lại lợi ích như thế nào đối với first-party data? Bởi vì mỗi sự kiện đều yêu cầu khán giả thực hiện đăng ký, vì vậy đây sẽ là nguồn dữ liệu cực kỳ giá trị đối với doanh nghiệp.
Những sai lầm cần tránh khi thu thập first-party data
Dữ liệu người tiêu dùng là một chủ đề nhạy cảm, first-party data là vô giá, và dữ liệu này phải được sử dụng mà không phản bội lòng tin của người tiêu dùng. Dưới đây là một số cạm bẫy chính cần tránh trong chiến lược thu thập dữ liệu:
- Chia sẻ dữ liệu cần phải là một trao đổi chuyên nghiệp. Đừng mong đợi một yêu cầu miễn phí.
- Tránh thông tin quá cá nhân – chỉ tìm kiếm dữ liệu có liên quan đến mô hình kinh doanh của bạn.
- Hãy rõ ràng về cách dữ liệu sẽ được sử dụng, cho người tiêu dùng cơ hội lựa chọn không tham gia.
- Rõ ràng về các chính sách bảo mật.
- Sử dụng dữ liệu một cách có trách nhiệm, mang lại giá trị cho người tiêu dùng và không lạm dụng thông tin bạn có được. Niềm tin khó có được và rất dễ mất đi.