86% thanh thiếu niên tiếp xúc với quảng cáo đồ ăn vặt trên Instagram, Facebook và Twitter

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thiết kế Website trọn gói 2,900,000đ

Quảng cáo Google

Quảng cáo Facebook

Chăm sóc Website

Chăm sóc Fanapge

Thiết kế Mobile App

Quảng cáo Tiktok

Một nghiên cứu gần đây mới được thực hiện bởi Cancer Research UK đã cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách một số gợi ý về loại thực phẩm nên sản xuất trong năm tới, sau khi định lượng phạm vi tiếp cận thực sự của quảng cáo đồ ăn vặt đối với khán giả tuổi teen trên các nền tảng mạng xã hội và streaming cũng như qua những người nổi tiếng và người có tầm ảnh hưởng.

Tuy nhiên, việc các quảng cáo đồ ăn vặt xuất hiện tràn lan từ các kênh truyền thông kỹ thuật số cho đến các kênh truyền thông truyền thống như TV, báo đài và bảng quảng cáo đã thúc đẩy cho sự ra đời của các dự thảo cấm toàn bộ thực phẩm chứa nhiều chất béo, đường và muối ở Anh. Liệu điều này có ảnh hưởng đến thị trường đồ ăn vặt của các nước khác hay không? Trong bài viết này, hãy cùng MarketingAI đến với một số thống kê tiêu biểu về ngành công nghiệp thực phẩm này đối với lứa tuổi teen trên mạng xã hội nhé!

Tăng cường tiếp xúc với thực phẩm không lành mạnh trên mạng xã hội

  • Nghiên cứu được thực hiện trước khi Anh áp đặt lệnh cách ly, trên 3.394 thanh niên trong độ tuổi từ 11 đến 19, xem họ đã tiếp xúc với bất kỳ hình thức quảng cáo đồ ăn vặt nào trong tháng qua để đưa ra kết luận cuối cùng.
  • Kết quả cho thấy, 88% đã xem một số hình thức ưu đãi đặc biệt cho đồ ăn vặt trong khi 86% đã xem quảng cáo đồ ăn nhanh trên mạng xã hội, chủ yếu thông qua các nền tảng như Facebook, Instagram, Snapchat và Twitter.
  • Ít hơn (84%) xem ​​quảng cáo đồ ăn vặt trên TV và 82% bị phân tâm bởi sự ngon miệng trên các biển quảng cáo khi họ đang bận làm việc riêng của mình. Hơn 72% bị cám dỗ bởi những món ăn nhẹ không lành mạnh sau khi xem những người nổi tiếng ăn chúng trong phim, MV ca nhạc hay truyền hình.
  • Tính trong toàn chuỗi thực phẩm, 68% cho biết họ đã xem quảng cáo như vậy trên các dịch vụ truyền hình catch-up (các chương trình phát sóng online bởi các kênh truyền hình như BBC, Kênh 4,…) và phát trực tuyến; 64% xem qua những influencers và 57% thấy những lời kêu gọi trực tiếp đó trên báo và tạp chí.
  • Đáng lo ngại nhất là Nghiên cứu Ung thư Vương quốc Anh đã xác định được mối tương quan trực tiếp giữa các hoạt động marketing đồ ăn vặt và việc tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều chất béo, đường và muối.
  • Người ta suy đoán rằng những chỉ số này thậm chí còn tồi tệ một cách đáng sợ hơn khi trẻ em tự nhốt mình trong nhà và đắm mình trong các phương tiện truyền thông trực tuyến, làm tăng nguy cơ rủi ro mà các phương tiện này đem lại cho những đứa trẻ.
  • Những tác động lâu dài của một chế độ ăn uống không lành mạnh là vô cùng rõ ràng. Nguy cơ thừa cân của nhóm trẻ này ở độ tuổi trưởng thành cao gấp 5 lần so với những nhóm trẻ thông thường, làm trầm trọng hơn nguy cơ mắc ung thư.

‘Lựa chọn phong phú’ cho các thương hiệu đồ ăn vặt

  • Để làm sáng tỏ hơn những phát hiện của Malcolm Clark, Giám đốc chính sách cấp cao của Cancer Research UK, nhận xét: “Các nền tảng số mang đến nhiều lựa chọn phong phú hơn cho các thương hiệu đồ ăn vặt khi họ đang cố gắng tìm kiếm thêm các cơ hội để cám dỗ những thanh niên am hiểu công nghệ bằng sản phẩm của họ. Cấm hoàn toàn các quảng cáo online về đồ ăn vặt sẽ là biện pháp bảo vệ sức khỏe và tinh thần hàng đầu trên thế giới dành cho giới trẻ và giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến chế độ ăn uống, bao gồm cả ung thư có thể gặp phải sau này trong cuộc sống.”
  • Liên quan đến việc kêu gọi các nhãn hàng cùng tham gia hành động theo quy định để xoay chuyển tình hình, Clark cho biết thêm: “Việc chấm dứt hoàn toàn làn sóng quảng cáo đồ ăn vặt đang gây hại tới giới trẻ sẽ giúp Chính phủ Anh đạt được tham vọng giảm 50% tình trạng béo phì ở trẻ nhỏ vào năm 2030. Chính phủ phải tuân thủ theo các dự thảo mạnh mẽ của mình và đưa ra luật hạn chế các hoạt động marketing và khuyến mãi đồ ăn vặt để bảo vệ sức khỏe của thế hệ tương lai.”
  • Trên thực tế, bất kỳ động thái nào được đưa ra theo hướng như vậy đều có thể vấp phải sự phản đối quyết liệt từ các nhà sản xuất F&B – những người đã tuyên bố phản đối và không đội trời chung với bất kỳ lệnh cấm chặn nào của thủ tướng Boris Johnson.
  • Sự bùng phát của đại dịch Covid-19 đã càng thúc đẩy mạnh mẽ lời kêu gọi hành động của Chính phủ Anh, sau khi họ phát hiện ra mối liên hệ giữa cân nặng (việc thừa cân) với nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng hoặc tử vong do COVID-19
  • Giữa lúc nhận thức và mối quan tâm của công chúng về vấn đề này được nâng cao, The Drum đã triệu tập một cuộc tranh luận sôi nổi về các số liệu hay nói cách khác là lệnh cấm, với sự tham gia của Cục Quảng cáo Internet (IAB), Hiệp hội Quảng cáo tổ chức Action on Sugar.

Lệnh cấm quảng cáo đồ ăn vặt trên sóng truyền hình và trên nền tảng trực tuyến tại Anh

Trong bối cảnh Chính phủ Anh đang đẩy mạnh các dự thảo cấm quảng cáo đồ ăn vặt trên truyền hình trước 9h tối và cấm hoàn toàn trên các nền tảng trực tuyến, The Drum đã tập hợp ba bên quan tâm đặc biệt đến vấn đề này, bao gồm đại diện cho tổ chức Action on Sugar, Hiệp hội Quảng cáoCục Quảng cáo Internet ( IAB) – để tranh luận về giá trị của các kế hoạch. Cuộc thảo luận đã thu hút nhiều quan điểm mạnh mẽ đến từ cả 3 bên.

“Chúng ta phải đối mặt với thực tế rằng thực phẩm không lành mạnh hiện là nguyên nhân gây tử vong lớn nhất trên thế giới nói chung và Anh nói riêng. Nó cũng là nhân tố chính gây ra căn bệnh béo phì”, giáo sư Graham MacGregor, chủ tịch Tổ chức Action on Sugar và Action on Salt, cho biết khi được hỏi về các dự thảo mà Chính phủ đưa ra, đã tập hợp các cơ quan thương mại quảng cáo lại với nhau trong cuộc nổi dậy chống lại lệnh cấm của Chính phủ.

Ông bày tỏ sự thất vọng của mình khi Chính phủ đã không đi đến mức cực đoan nhất đó là cấm đồng loạt các thực phẩm không lành mạnh cùng một lúc, khi mà rõ ràng nó cũng liên quan đến những rủi ro của đại dịch COVID-19:

“Rõ ràng là chỉ cần hơi thừa cân một chút thôi…. là bạn đã có nguy cơ mẫn cảm với COVID-19 nhiều hơn những người khác rồi…. chưa kể đến việc nếu càng béo phì thì nguy cơ tử vong càng cao.”

Trong khi đó, Sue Eustace, Giám đốc phụ trách các vấn đề công cộng tại Hiệp hội Quảng cáo cho rằng, cô công nhận rằng ngành quảng cáo đang phải đối mặt với một số vấn đề liên quan đến bệnh béo phì, bao gồm cả việc nó là nguyên nhân gây tăng nguy cơ nhiễm COVID-19. Nhưng cô khẳng định cấm quảng cáo không phải là cách tốt nhất để giải quyết vấn đề này.

“Có một vài tuyên bố được đưa ra khá hữu ích với mọi người. Đó là việc khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì lối sống lành mạnh, thói quen tập thể dục và ăn uống đầy đủ và cân bằng. Nhưng đến khi triển khai thì mọi thứ lại không như vậy. Điều khiến chúng tôi vô cùng thất vọng khi các biện pháp chính được đưa ra đều không hoạt động theo phân tích của Chính phủ”, Eustace nói.

Cô cho rằng việc Chính phủ tuyên bố áp dụng lệnh cấm quảng cáo đồ ăn vặt trên TV trước 9h tối vào đầu năm nay sẽ chỉ làm giảm lượng calo của trẻ em xuống 1,7 calo mỗi ngày. “Khi xem xét tác động sâu rộng mà tuyên bố này gây ra đối với các đài phát thanh truyền hình, các nhà sản xuất, ngành công nghiệp sáng tạo nói chung cũng như các công việc liên quan đang bị đe dọa khác, chúng tôi tự hỏi rằng liệu đây có phải là một biện pháp hợp lý và tương xứng hay không.”

Eustace nhấn mạnh quan điểm và niềm tin của hiệp hội rằng chính phủ nên đưa ra “một loạt các biện pháp được nhắm mục tiêu và được chứng minh là có hiệu quả.”

Trong khi đó, Matt Evans, người đứng đầu các vấn đề doanh nghiệp tại Hiệp hội Quảng cáo, tiết lộ rằng chính phủ đưa ra rất ít thông tin về các biện pháp này và dự thảo về một lệnh cấm hoàn toàn là “đáng ngạc nhiên”.

Ông tiếp tục: “Điều quan trọng cần nói đến ở đây là có vô số yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến bệnh béo phì ở đất nước này; sự thiếu thốn là một yếu tố cần được xem xét mà có lẽ cho đến bây giờ người ta vẫn chưa nghiên cứu kỹ. Tỷ lệ béo phì ở các quận nghèo nhất của Vương quốc Anh, ví dụ như Kingston Upon Hull, cao gấp đôi so với một số khu vực giàu nhất. Và với việc quảng cáo được phát sóng và hiển thị rõ ràng … sẽ góp phần giúp cho việc tìm ra vấn đề nằm ở đâu dễ dàng hơn thay vì để Chính phủ tự làm để thay đổi chính sách trong xã hội.”

Trong khi đó, John Mew, giám đốc điều hành của IAB UK, đặt câu hỏi về tính hợp lý của các dự thảo này, nhưng bản thân ông cũng đồng ý rằng những nghiên cứu khoa học xung quanh căn bệnh béo phì đã đặt ra cho đất nước này một bài toán cần phải giải quyết:

“Thời điểm đưa ra hạn chế này là không thể tồi tệ hơn”, ông nói về tác động tiêu cực mà các hạn chế sẽ có đối với lĩnh vực quảng cáo, “Chưa bao giờ chúng tôi phải đối mặt với một điều tồi tệ như thế này trong lịch sử ngành công nghiệp quảng cáo. Việc ngăn cấm các quảng cáo đã lấy đi của chúng tôi một nguồn doanh thu lớn dù chính chính phủ đã thừa nhận rằng nó không tạo ra bất kỳ sự khác biệt nào trong việc đạt được mục tiêu cuối cùng có vẻ đang hơi quá với chúng tôi.”

Được biết, dự thảo sẽ cấm các quảng cáo bao gồm quảng cáo trả phí và danh sách tìm kiếm, quảng cáo được đẩy trực tiếp trên thiết bị di động và quảng cáo lan truyền – nội dung được sản xuất với mục đích được chia sẻ rộng rãi trên phương tiện truyền thông xã hội. Các hình thức quảng cáo trực tuyến khác cũng sẽ bị cấm.

Kế hoạch này đang được đưa ra để tham khảo ý kiến của ngành, công chúng và các bên quan tâm khác trong vòng 6 tuần từ giữa tháng 11/2020.

CÔNG TY TNHH HBMEDIA - HBMEDIA CO.,LTD
Trụ sở: 242/8D Bà Hom -Phường 13, Quận 6 - Hồ Chí Minh
VPĐD : 151/67D Liên khu 4-5, Bình Hưng Hòa B, Bình Tân, Tp.HCM
Tư vấn dịch vụ : 0933 576 079
Từ 8h00 – 18h00 các ngày từ thứ 2 đến thứ 7

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *