Nội dung chính
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thời gian tải website đồng thời cũng có nhiều cách khác nhau có thể được thực hiện để tăng tốc độ và cải thiện trải nghiệm người dùng. Tuy nhiên chúng ta không nhất thiết phải thực hiện tất cả các cách cùng lúc. Trên thực tế, bạn chỉ cần lựa chọn áp dụng một hoặc một số cách trong 7 giải pháp sau đây.
1. Giảm HTTP requests
Theo Yahoo, 80% thời gian tải web dành cho việc tải xuống các phần khác nhau của trang, như hình ảnh, stylesheet và script. Một HTTP request sẽ được tạo cho mỗi một trong các thành phần này, vì vậy các thành phần trên trang càng nhiều thì thời gian hiển thị càng lâu.
Đầu tiên, bạn cần tìm hiểu có bao nhiêu HTTP request mà trang web thực hiện bằng cách sử dụng trình duyệt Developer Tools.
2. Kết hợp các tệp CSS và JavaScript
Một HTTP request được tạo khi các thành phần trên website được người dùng yêu cầu. Vì vậy, nếu bạn có năm tệp CSS cho một trang web, bạn sẽ cần ít nhất năm HTTP GET request dành riêng cho page cụ thể đó. Bằng cách kết hợp các tệp lại bạn sẽ giảm số lượng HTTP request xuống.
Bằng cách kết hợp này, website có khả năng giảm 1,6s trong tổng thời gian phản hồi, do đó giảm thời gian phản hồi xuống còn 76% so với ban đầu.
3. Sử dụng tải không đồng bộ CSS và JavaScript
Khi đã thu nhỏ và kết hợp các file, hãy tối ưu hóa cách chúng tải trên trang. Các tập lệnh như CSS và JavaScript có thể được tải theo hai cách khác nhau: Đồng bộ hoặc Không đồng bộ.
Việc tải files không đồng bộ có thể tăng tốc trang vì khi trình duyệt tải một trang, nó sẽ đi theo hướng từ trên xuống dưới.
4. Giảm thiểu time-to-first-byte
Thời gian đến first byte, hay TTFB, là khoảng thời gian trình duyệt phải chờ trước khi nhận byte dữ liệu đầu tiên từ máy chủ. Google khuyến nghị TTFB dưới 200 ms.
Khi người dùng truy cập website, trình duyệt của họ sẽ gửi HTTP request đến máy chủ lưu trữ web. Có ba bước sẽ xảy ra giữa yêu cầu ban đầu đó và byte dữ liệu đầu tiên: Tra cứu DNS, máy chủ xử lý, phản hồi. Bạn có thể theo dõi quá trình này mất bao lâu bằng Chrome’s Developer Tools hoặc 1 công cụ của bên thứ ba.
5. Kích hoạt bộ nhớ cache của trình duyệt
Bộ nhớ cache của browser cho phép khách truy cập trang web lưu trữ bản sao các page của website, để khi người truy cập quay trở lại website trong tương lai, nội dung có thể được gọi từ bên trong bộ nhớ cache chứ không phải tải lại toàn bộ trang. Điều này giúp tiết kiệm tài nguyên được sử dụng để hiển thị các trang của bạn, dẫn đến thời gian tải tổng thể nhanh hơn cho khách truy cập.
6. Bật nén Gzip
Nén gzip là một công nghệ giúp giảm thiểu kích thước cho các phản hồi HTTP trên trình duyệt – đôi khi mức giảm lên đến 70%. Sử dụng nén Gzip có thể tăng tốc thời gian tải trang web một cách đáng kể. Có 3 cách để sử dụng Gzip compression trên website có thể áp dụng: Thêm code vào file .htaccess; thêm code vào phần top của trang HTML hoặc PHP; cài đặt plugin Gzip compression
7. Sử dụng mạng phân phối nội dung (CDN)
CDN có thể hoạt động tốt với nội dung web tĩnh, bao gồm cả văn bản và hình ảnh. Hiệu quả của CDN thể hiện rõ ràng nhất trong việc truyền tải video. Khi video được truyền từ từ máy chủ CDN cục bộ đến user, độ trễ được giảm thiểu và chất lượng phát lại video trở nên tốt hơn.
Các lợi ích khác của CDN bao gồm khả năng phục hồi nội dung trong trường hợp Internet có vấn đề, và chống lại các cuộc tấn công như từ chối dịch vụ.
Một yếu tố khác có thể làm chậm trang web đó là: kích thước vật lý thực tế của hình ảnh. Hình ảnh đẹp thường có kích thước lớn hơn và kích thước đó sẽ đi kèm với thời gian tải trang chậm – kích thước của hình ảnh càng lớn, trang web càng mất nhiều thời gian để tải.
Để website tải nhanh hơn, hình ảnh cần được tối ưu hóa, loại bỏ bất kỳ các thành phần thừa nào, sao cho chúng gọn gàng nhất có thể (mà không làm giảm chất lượng hình ảnh). Tuy nhiên, chúng ta thường sẽ không có đủ thời gian cần thiết để tối ưu hóa từng hình ảnh trên trang web mình.
Với dịch vụ CDN chất lượng cao của BizFly Cloud, các hình ảnh sẽ ngay lập tức được tự động tối ưu và điều chỉnh kích cỡ sao cho phù hợp với tiêu chuẩn hình ảnh của website.
BizFly CDN là giải pháp tăng tốc, bảo vệ website thuộc hệ sinh thái BizFly Cloud, được vận hành bởi VCCorp – Công ty dẫn đầu trong lĩnh vực công nghệ và truyền thông. Bằng nhiều năm kinh nghiệm hợp tác với các đối tác lớn trong và ngoài nước như Topica, VTV, Adayroi, Fahasa, 7-eleven, Ahamove…, BizFly Cloud có khả năng giúp doanh nghiệp lập mô hình lưu lượng truy cập và các request, sau đó xác định CDN nào là phù hợp và hiệu quả nhất cho doanh nghiệp.
Nguồn : tech.bizflycloud.vn/