Nội dung chính
Hiện nay, trọng tâm phát triển của nhiều hãng dược đang có sự chuyển dịch lớn từ kênh ETC sang OTC. Vậy làm sao để phát triển hoạt động marketing ở kênh này, giúp thương hiệu giành chiến thắng tại điểm bán? Mời bạn cùng tìm hiểu với Hbmedia trong bài viết sau đây.
1. Phát triển năng lực đội ngũ trình dược viên
Người bệnh tìm đến hiệu thuốc với mong muốn được tư vấn và hỗ trợ điều trị bệnh. Họ thường không có kiến thức về y dược nên mang theo tâm lý lo ngại khi đi mua thuốc. Trong hoàn cảnh đó, nếu các trình dược viên chỉ nghe triệu chứng qua loa rồi kê thuốc và thanh toán thì họ sẽ càng làm cho sự lo ngại đó lớn dần lên. Đồng thời, họ cũng đánh mất một cơ hội lớn giúp người bệnh trở nên tin tưởng và gắn bó với sản phẩm, dịch vụ của mình.
Trong bối cảnh mức độ cạnh tranh trên thị trường dược phẩm ngày càng khốc liệt, bạn không thể duy trì cách làm đó được nữa. Và đầu tư cho nhân sự chính là điều đầu tiên các hãng dược nên làm để không bị tụt lại phía sau.
Xét về bản chất, trình dược viên chính là “gương mặt đại diện”, là cầu nối truyền tải những tâm huyết của hàng trăm nhà nghiên cứu, nhà kinh doanh ở các bộ phận R&D đến với khách hàng. Nếu họ hời hợt, thiếu kiến thức, sản phẩm của bạn cũng trở nên thiếu uy tín trong mắt người tiêu dùng.
Những kiến thức trọng tâm cần đào tạo cho đội ngũ trình dược viên là:
- Kiến thức chuyên môn về dược phẩm.
- Kiến thức về các sản phẩm (thành phần, chức năng, các cảnh báo chống chỉ định,…).
- Kiến thức về marketing (cách tìm hiểu nhu cầu thực sự của khách hàng, cách giới thiệu và tư vấn sản phẩm, cách giải đáp các thắc mắc,…).
Và quan trọng nhất, hãy khắc sâu trong họ nguyên tắc “5 đúng” trong marketing dược: 1. Đúng thuốc; 2. Đúng lượng; 3. Đúng nơi; 4. Đúng giá và 5. Đúng lúc. Chỉ khi tất cả tuân thủ nghiêm ngặt “5 đúng”, bạn mới có cơ hội chinh phục những khách hàng khó tính nhất.
2. Thiết kế điểm bán ấn tượng
Tại sao ngay khi các chuỗi nhà thuốc, siêu thị thuốc ra đời, giới chuyên môn lại lập tức cảnh báo về “cái chết” của những quầy tân dược nhỏ lẻ theo mô hình truyền thống?
Câu trả lời là cũng giống như ở các lĩnh vực khác, khách hàng ngành dược cũng bị thu hút nhiều hơn và có lòng tin cao hơn với những cửa hàng có quy mô lớn, thiết kế bắt mắt, ấn tượng, cách bày trí khoa học và sạch đẹp. Do đó, những quầy thuốc nhỏ lẻ sẽ khó giữ chân khách hơn. Ngay cả các khách hàng trung thành của họ cũng có khả năng chuyển sang mua ở các nhà thuốc lớn khi có nhu cầu quan trọng.
Các điểm quan trọng nhất trong thiết kế một nhà thuốc là:
- Biển hiệu: đủ nổi bật và gây chú ý khi khách từ xa đi lại. Với các chuỗi nhà thuốc thì cần có sự thống nhất về nhận diện thông qua các yếu tố: màu sắc, kiểu chữ, style thiết kế,…
- Bày trí: ngăn nắp, gọn gàng, khoa học; đồng thời cho thấy được sự phong phú về chủng loại thuốc.
- Nhiệt độ, độ ẩm: theo quy định của Bộ Y tế, các nhà thuốc GPP phải đảm bảo nhiệt độ phòng không vượt quá 30°C, độ ẩm không vượt quá 75%. Và để đảm bảo tốt điều kiện này suốt quanh năm, thường các nhà thuốc đều phải lắp đặt điều hòa.
- Ánh sáng: nên bố trí hệ thống chiếu sáng có thể bao phủ toàn bộ không gian nhà thuốc. Điều này không chỉ đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ mà còn giúp các trình dược viên dễ dàng lấy các loại thuốc mà không bị nhầm lẫn.
Ngoài ra, trong nhà thuốc nên để sẵn các ấn phẩm (tờ rơi, tờ gấp, brochure,…) ở những nơi dễ thấy để khách hàng có thể lấy đọc và tìm hiểu thêm về sản phẩm khi cần thiết. Đây là một chi tiết nhỏ nhưng lại giúp bạn quảng bá sản phẩm mới rất hiệu quả, đồng thời giúp tăng độ xác thực cho những tư vấn của chính các trình dược viên.
Và các hãng dược, nếu muốn thực sự nổi bật tại điểm bán, hãy nghĩ đến việc tạo một brand mascot (nhân vật đại diện) thật ấn tượng cho sản phẩm của mình. Một chú gấu, một con ong, một robot,… trong những tạo hình y hệt con người sẽ thu hút gấp nhiều lần một tấm biển quảng cáo – thứ rất nhiều nhãn hàng đang dốc sức đầu tư.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về sức mạnh của brand mascot trong các chiến dịch marketing dược qua Case-study đã thành công của chúng tôi.
3. Triển khai các chương trình chăm sóc khách hàng
Chăm sóc khách hàng dường như là khái niệm khá xa lạ với các quầy thuốc truyền thống. Thế nhưng, trong thời buổi hiện nay, nó đang trở thành một yếu tố quan trọng để các nhà thuốc cạnh tranh đường dài với nhau.
Các hãng dược có thể áp dụng các chương trình chăm sóc khách hàng khá phổ biến ở các ngành khác như tích điểm, giảm giá (thường với các loại thuốc không kê đơn như vitamin, thực phẩm chức năng, sản phẩm vệ sinh và tự chăm sóc…), tặng quà đính kèm, tặng voucher.
Ngoài ra, dựa vào đặc thù của ngành dược, các hãng có thể linh hoạt sử dụng thêm một số chương trình như: gọi điện khảo sát tình hình sau khi sử dụng thuốc, tư vấn điều trị miến phí, mời dùng thử sản phẩm,…
4. Tổ chức sự kiện tư vấn trực tuyến
Bởi phần đông khách hàng không có kiến thức chuyên ngành, nên các sự kiện tư vấn sẽ như một giải pháp thức thời “gãi đúng chỗ ngứa” cho họ.
Với diện tích sàn không quá lớn, hầu hết các nhà thuốc tại Việt Nam hiện nay chọn giải pháp tư vấn trực tuyến cho người dùng qua các nền tảng như Facebook hay YouTube. Nội dung các buổi tư vấn tập trung vào làm rõ các triệu chứng và cách điều trị một bệnh lý cụ thể. Trong đó, thông tin về các loại thuốc sẽ được lồng ghép một cách khéo léo, đi kèm những khẳng định mang tính chuyên môn từ các bác sĩ, dược sĩ có uy tín.
Để các buổi tư vấn trực tuyến trở nên thu hút hơn, nhiều nhà thuốc còn tổ chức “Bốc thăm trúng thưởng”, quay số tặng quà,… giúp tăng lượng người theo dõi.
5. Phát triển app bán hàng
Hiện nay, trên thị trường đang dần xuất hiện các app bán và chăm sóc khách hàng riêng cho ngành dược. Ưu điểm của chúng là tận dụng được các sức mạnh của công nghệ để tạo sự kết nối, tương tác thường xuyên với khách hàng, quản lý và thống kê hiệu quả các hoạt động,…
Trên đây là 5 giải pháp hữu ích cho các nhân sự ngành dược đang tìm cách phát triển kênh bán lẻ OTC hiệu quả. Tiềm năng phát triển cho kênh phân phối này rõ ràng còn rất lớn. Do đó, bạn hoàn toàn có thể tận dụng thời điểm vàng này để đưa nhãn hàng bứt tốc, vượt lên trên trong cuộc đua của ngành dược.