Nội dung chính
Theo xu hướng thị trường hiện nay, công nghệ của các doanh nghiệp đang thay đổi liên tục. Việc có quá nhiều đổi mới diễn ra cùng một lúc khiến cho các doanh nghiệp khó có thể gạt đi những thông tin ngoài lề và thật sự hiểu cần tập trung vào điều gì. Hans de Visser, Chief Product Officer của Mendix đã thảo luận về bốn xu hướng công nghệ quan trọng giúp các doanh nghiệp thành công trong năm 2023.
Báo cáo của Gartner chỉ ra rằng, chỉ có 35% trong số các công ty đã đạt được hoặc đang trên đà đạt được các mục tiêu chuyển đổi số, vì thế, còn nhiều cơ hội để các doanh nghiệp khác thành công trong công cuộc này.
1. Kiểm Soát Chi Phí Bằng Hệ Thống Tự Động Hóa
Tự động hoá giúp kiểm soát chi phí
Một trong những chủ đề hàng đầu về xu hướng công nghệ năm 2023 của Gartner là tối ưu hóa. Khủng hoảng năng lượng, các vấn đề về chuỗi cung ứng, lạm phát, v.v. là những vấn đề mà các tổ chức trên toàn cầu đang phải đối mặt. Nhưng những rủi ro này không liên quan đến các khoản đầu tư khổng lồ mà doanh nghiệp đã đầu tư vào chuyển đổi số, họ chỉ đang giảm tốc độ đầu tư vào công nghệ để kiểm soát chi phí.
Ngoài ra, có một cách khác để kiểm soát chi phí trong khi vẫn tạo ra những sáng kiến mới: tự động hóa.
Tự động hóa giúp hợp lý hóa các quy trình và cho phép vận hành một cách trơn tru. Khi gặp khó khăn, việc tập trung vào tự động hóa trong hệ sinh thái kỹ thuật số sẽ giúp bạn tiếp tục tiến trình mà không gặp quá nhiều rủi ro.
Trong những thời điểm khó khăn, các doanh nghiệp có xu hướng né tránh các dự án phát triển chuyên sâu và dựa vào quy mô kinh tế mà commercial off-the-shelf (COTS) có thể mang lại. Nhưng nếu bạn phải tùy chỉnh dù chỉ 20% trong số các giải pháp COTS đó, thì tốt hơn hết là bạn nên xây dựng các công nghệ từ đầu và sở hữu hệ thống core IP (intellectual property core). Đó là một quá trình phát triển dài hạn và cần có thời gian để kiểm chứng mức độ hiệu quả.
Mặt khác, số hóa và tự động hóa hiển nhiên sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng đối với sự thành công của các doanh nghiệp trong năm sau.
2. Khả Năng Quản Trị Sẽ Quan Trọng Hơn Bao Giờ Hết
Tầm quan trọng của quản trị
Theo Gartner, “Các business technologists chiếm từ 28-55% lực lượng lao động.” Gartner cũng cho biết rằng “Ngày càng có nhiều nhân viên bên ngoài bộ phận IT có khả năng tự điều chỉnh hoặc xây dựng các giải pháp kỹ thuật số.”
Mọi doanh nghiệp đều muốn trở nên linh hoạt và tốc độ hơn để đưa ra các quyết định mang lại giá trị. Nhưng điều đó không đồng nghĩa họ sẽ xem nhẹ việc quản trị, quy tắc và bảo mật. Không ai muốn xuất hiện trên bản tin vì phạm lỗi nghiêm trọng.
Với việc chuyển đổi bộ phận thông tin (CNTT) kết hợp với kinh doanh, quản trị là điều thiết yếu để đảm bảo rằng chức năng CNTT phù hợp với nhu cầu của tổ chức và các tài nguyên được sử dụng hiệu quả. Điều này đòi hỏi phải thiết lập các vai trò và trách nhiệm rõ ràng đối với việc ra quyết định và các quy trình ưu tiên, cũng như quản lý các dự án và khoản đầu tư CNTT.
Gartner xem “fusion team” – một nhóm tổng hợp nhiều chức năng – là một khởi đầu tốt. Nhóm này được tạo ra với tiêu chí kết nối những nhân viên có đa dạng những kinh nghiệm và kỹ năng để cùng hợp tác làm việc hiệu quả. Các thành viên của nhóm sẽ bao gồm chuyên gia CNTT của công ty để giúp tư vấn về bảo mật, kiến trúc và công nghệ.
Khái niệm này dựa trên ý tưởng rằng việc chuyển đổi số đòi hỏi một cách tiếp cận toàn diện, nghĩa là cân nhắc cả về kỹ thuật và kinh doanh. Bằng cách tập hợp các quan điểm đa dạng và fusion team có khả năng lập chiến lược và thực hiện các ưu tiên chuyển đổi số hiệu quả hơn.
3. Chuyển Từ Dự Án Sang Sản Phẩm
Chuyển từ tập trung vào dự án sang tập trung vào sản phẩm
Ngày càng có nhiều doanh nghiệp chuyển từ tập trung vào dự án (không quan trọng bạn là nhà bán lẻ, công ty bảo hiểm hay là một bên trung gian.v.v.) để trở thành doanh nghiệp công nghệ tập trung vào sản phẩm.
Bạn sẽ gặp khó khăn nếu quá trình phát triển sản phẩm cho khách hàng không thuận lợi, dù cho điều kiện bạn đưa ra cho khách hàng có tốt đến mấy. Vấn đề cần giải quyết chính là tạo ra những trải nghiệm và dịch vụ khiến đối tác và khách hàng muốn hợp tác kinh doanh với bạn chỉ sau một lần hợp tác. Mức độ tương tác của khách hàng sẽ tạo ra sự gắn bó: Đây là những điểm khác biệt.
Thay vì thực hiện dự án theo cách điển hình (các nhóm tập hợp lại và bàn luận khi cần thiết), các tổ chức thành công sẽ xem các giải pháp kỹ thuật số của họ như những sản phẩm có vòng đời. Những sản phẩm đó sẽ hoạt động lâu dài với sự đầu tư liên tục và có một đội nhất quán chịu trách nhiệm về chúng.
Những doanh nghiệp có IP (intellectual property) mạnh để xây dựng nhiều sản phẩm đang ở một vị thế tốt. Đây là một điểm khác mà fusion teams có thể mang lại lợi ích to lớn.
4. Mobile, Cá Nhân Hóa Và Liền Mạch Trải Nghiệm Người Dùng
Mobile, cá nhân hóa và liền mạch trải nghiệm người dùng
Chỉ một thời gian ngắn trước đây, mobile experience và native mobile experience đã có thể đáp ứng được nhu cầu của người dùng. Giờ đây, người dùng muốn nhận được những thông tin được cá nhân hóa nhiều hơn, khả năng đóng góp ý kiến ngay lập tức, khả năng liên kết với các nền tảng thanh toán điện tử, v.v. Từ đó, hướng phát triển cho mobile customer experience đã trở nên vô cùng rõ ràng.
Mọi người đã quen làm việc với cách cá nhân hoá của Netflix/Amazon/Uber và muốn có những trải nghiệm đó ở mọi nơi, dù ở vị trí khách hàng hay nhân viên.
Trên hết, các thiết bị di động và máy tính bảng đang chiếm ưu thế hơn so với máy tính xách tay/máy tính để bàn không chỉ về khả năng sử dụng mà còn cả về hiệu suất.
Giá trị ngày càng tăng của các công cụ nhận dạng văn bản, chatbots, trí tuệ nhân tạo và máy học đều rất hữu ích, nhưng chúng chỉ giải quyết được một nửa vấn đề. Các công cụ rất tuyệt, nhưng ngay khi người dùng của bạn đi từ trải nghiệm này đến trải nghiệm khác, họ sẽ bắt đầu có sự so sánh giữa các trải nghiệm.
Điều quan trọng nhất chính là ai có thể kết hợp tất cả những yếu tố này lại với nhau một cách hiệu quả nhất. Những trải nghiệm đa kênh liền mạch sẽ là chìa khóa giải quyết vấn đề. Sẽ không có một cách thần kỳ nào có thể hiện thực hóa được trải nghiệm này ngay lập tức, nhưng những doanh nghiệp tìm ra cách tối ưu hóa những trải nghiệm khách hàng của họ sẽ là người giành phần thắng.
Luôn Tiến Về Tương Lai
Những xu hướng công nghệ này không phải là mọi thứ bạn cần để thành công, nhưng chúng là nền tảng tốt. Và ngay cả khi bạn hoàn thành tất cả những điều này vào năm 2023, mọi thứ sẽ tiếp tục phát triển và bạn phải sẵn sàng thích nghi với thị trường bằng sự nhanh nhẹn và quyết đoán.
Liệu có cách nào để kết nối hiệu quả những yếu tố này với nhau? Chắc chắn có. Nền tảng Mendix được thiết kế linh hoạt cho các nhu cầu hiện tại và tương lai. Là một cloud-native, kết nối với các legacy system, tích hợp các công cụ mới như AWS, kết nối bộ phận kinh doanh và CNTT với sự cộng tác và khả năng quản trị, quản lý toàn bộ danh mục đầu tư của bạn: tất cả đều trong tầm tay.
Mendix cho phép các tổ chức lập kế hoạch cho toàn bộ hệ sinh thái và bắt đầu thấy kết quả ngay lập tức. Như Adrian Lim, Giám đốc Điều hành tại Sunray Construction, đã nói:
“Với Mendix, tôi có thể hình dung toàn bộ bản thiết kế ERP ngay từ đầu. Tôi có thể xây dựng một tính năng duy nhất bằng low-code và kiểm tra được kết quả trong vòng vài phút.”
Thực hiện đúng chiến lược của bạn là điều rất quan trọng bất kể bạn chọn cách tiến hành như thế nào. Vẫn còn nhiều điều chưa chắc chắn trong bối cảnh hiện nay, nhưng năm 2023 chắc chắn sẽ là một chương hấp dẫn trong quá trình phát triển của công nghệ.
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích về thị trường phát triển ứng dụng low-code toàn cầu năm 2023. HBMEDIA hiện đang là đối tác giải pháp của Mendix – một trong những nền tảng cung cấp giải pháp low-code hàng đầu trên thế giới. HBMEDIA hỗ trợ đẩy nhanh quá trình chuyển đổi kỹ thuật số cho khách hàng bằng cách cung cấp các giải pháp low-code tuyệt vời từ Mendix. Nếu bạn đang có nhu cầu đẩy nhanh tốc độ phát triển của các ứng dụng và mở rộng hệ sinh thái kinh doanh, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn sớm nhất.
Nguồn: Mendix