Nội dung chính
Các Marketer ngày ngày phải vật lộn với những ý tưởng để có thể sản xuất ra những bài đăng content chất lượng, thu hút và sáng tạo. Nhưng liệu những bài đăng đó có đạt hiệu quả hay không? Làm thế nào để đánh giá được chất lượng của những bài đăng đó?
Hãy theo dõi 16 chỉ số truyền thông xã hội quan trọng trong năm 2022 trong bài viết dưới đây!
Các chỉ số truyền thông xã hội là gì?
Chỉ số truyền thông xã hội là các chỉ số thống kê và điểm dữ liệu được lấy từ các tài khoản mạng xã hội của thương hiệu bạn. Đây là chỉ số đánh giá, đo lường hiệu suất cũng như chất lượng truyền thông của thương hiệu bạn.
Các chỉ số này là nền tảng, cơ sở giúp bạn cải thiện cách thức tiếp cận với khách hàng mục tiêu. Chúng cho bạn biết, với số tiền và công sức bạn bỏ ra, chỉ số này có đang là phù hợp hay không? Bạn cũng hoàn toàn có thể phát hiện ra những xu hướng mới từ đó thay đổi chiến thuật truyền thông của mình.
16 chỉ số truyền thông xã hội quan trọng nhất cần theo dõi vào năm 2022
Chỉ số nhận thức
Những con số này cho biết có bao nhiêu người xem nội dung của bạn và mức độ chú ý của thương hiệu trên mạng xã hội.
Tiếp cận
Phạm vi tiếp cận chỉ đơn giản là số lượng người xem nội dung của thương hiệu. Vì vậy, bạn nên theo dõi phạm vi tiếp cận trung bình cùng với phạm vi tiếp cận của từng bài đăng, stories hoặc các video riêng lẻ.
Một tập hợp con có giá trị của chỉ số này là xem phần trăm phạm vi tiếp cận của thương hiệu bạn bao gồm những người theo dõi so với những người không theo dõi. Nếu số người không theo dõi thương hiệu bạn đang xem nội dung của bạn chia sẻ nhiều hơn thì tức là thương hiệu bạn đang hoạt động tốt trong các thuật toán và ngược lại.
Nguồn: Instagram Insights
Số lần hiển thị
Số lần hiển thị cho biết số lần mọi người đã xem nội dung của bạn. Dữ liệu này có thể cao hơn phạm vi tiếp cận, vì cùng là một người có thể xem nội dung của bạn nhiều hơn một lần.
Mức độ hiển thị đặc biệt cao so với phạm vi tiếp cận có nghĩa là người dùng đang xem bài đăng của bạn nhiều lần. Hãy kiểm tra chỉ số này để xem thương hiệu bạn có đang rơi vào trường hợp này không nhé?
Tỷ lệ tăng trưởng khách hàng
Tỷ lệ tăng trưởng khách hàng đo lường số lượng người theo dõi mới mà thương hiệu của bạn nhận được trên phương tiện truyền thông xã hội trong một khoảng thời gian nhất định.
Đó không phải là một con số đơn giản về những người theo dõi mới của bạn. Thay vào đó, chỉ số này còn đo lường những người theo dõi mới của bạn theo tỷ lệ phần trăm trên tổng số khán giả của bạn. Vì vậy, khi bạn mới bắt đầu, việc có được 10 hoặc 100 người theo dõi mới trong một tháng có thể mang lại cho bạn tốc độ tăng trưởng cao.
Nhưng khi bạn có lượng khán giả hiện tại lớn hơn, bạn cần thêm nhiều người theo dõi mới để duy trì động lực đó.
Để tính toán tỷ lệ tăng trưởng khách hàng của bạn, hãy theo dõi những người theo dõi mới trên mọi nền tảng trong một khoảng thời gian nhất định. Sau đó, chia chỉ số đó cho tổng số khán giả của bạn (trên mỗi nền tảng) và nhân với 100 để có được tỷ lệ phần trăm tỷ lệ tăng trưởng khách hàng chính xác nhất.
Lưu ý: Bạn có thể theo dõi tiến trình của đối thủ cạnh tranh theo cách tương tự nếu bạn muốn đánh giá hiệu suất của thương hiệu mình.
Chỉ số tương tác
Các chỉ số tương tác trên mạng xã hội cho biết mức độ mọi người tương tác với nội dung của thương hiệu bạn, thay vì chỉ xem nội dung đó.
Tỷ lệ tương tác
Tỷ lệ tương tác đo lường số lượng tương tác (bao gồm: reactions, comment và lượt share) mà nội dung của bạn nhận được theo tỷ lệ phần trăm khán giả. Tuy nhiên, tỷ lệ tương tác sẽ tuỳ thuộc vào việc bạn xác định đối tượng tiếp cận các bài đăng, bởi có thể những người tương tác có thể chưa theo dõi các tài khoản trên mạng xã hội của bạn.
Điểm chuẩn cho mức độ tương tác trên Facebook là 0,06% và Instagram là 0,68%.
Tỷ lệ khuếch đại
Tỷ lệ khuếch đại là tỷ lệ chia sẻ trên mỗi bài đăng so với tổng số lượng người theo dõi tài khoản.
Được đưa ra bởi Avinash Kaushik, tác giả và nhà truyền bá tiếp thị kỹ thuật số tại Google, khuếch đại là “tốc độ mà những người theo dõi của bạn lấy nội dung của bạn và chia sẻ nội dung đó bằng tài khoản của họ”.
Về cơ bản, tỷ lệ khuếch đại của bạn càng cao, thì càng có nhiều người theo dõi bạn đang mở rộng phạm vi tiếp cận với bạn.
Để tính toán tỷ lệ khuếch đại, hãy chia tổng số lượt chia sẻ của một bài đăng cho tổng số người theo dõi của bạn, rồi nhân với 100.
Tỷ lệ lan truyền
Tỷ lệ lan truyền tương tự như tỷ lệ khuếch đại ở chỗ nó đo lường mức độ chia sẻ nội dung của thương hiệu bạn. Tuy nhiên, tỷ lệ lan truyền tính toán lượt chia sẻ dưới dạng phần trăm số lần hiển thị chứ không phải phần trăm số người theo dõi.
Mỗi khi ai đó chia sẻ nội dung của bạn, nội dung đó sẽ đạt được một tập hợp các hiển thị mới thông qua khán giả của họ. Vì vậy, tỷ lệ lan truyền đo lường mức độ lan truyền nội dung của bạn theo cấp số nhân.
Để tính toán tỷ lệ lan truyền, hãy chia số lượt chia sẻ của một bài đăng cho số lần hiển thị của rồi nhân với 100 để có được tỷ lệ lan truyền dưới dạng phần trăm.
Chỉ số video
Lượt xem video
Lượt xem video là một chỉ số báo nhanh về số lượng người đã xem ít nhất ở những phần giây đầu của video, tuy nhiên, lượt xem này sẽ khác nhau ở mỗi nền tảng mạng xã hội.
Tỷ lệ hoàn thành video
Tần suất mọi người thực sự xem video của bạn từ đầu đến cuối là bao lâu? Đây là một dấu hiệu tốt cho thấy bạn đang tạo nội dung chất lượng để kết nối với khán giả của mình.
Tỷ lệ hoàn thành video là chỉ số quan trọng đối với nhiều thuật toán truyền thông xã hội.
Chỉ số trải nghiệm khách hàng và dịch vụ
Điểm hài lòng của khách hàng (CSAT)
Điểm hài lòng của khách hàng (CSAT) là một thuật ngữ được sử dụng thường xuyên trong marketing, là chỉ số đo lường mức độ hài lòng của khách hàng về sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Là thước đo chất lượng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.
Thông thường, các thương hiệu sẽ yêu cầu bạn đánh giá trải nghiệm sau khi bạn sử dụng sản phẩm/dịch vụ hoặc sau khi nhân viên CSKH tư vấn xong. Bạn hoàn toàn có thể đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng thông qua một bài khảo sát đơn giản.
Điểm khuyến mại ròng (NPS)
NPS là chỉ số đo lường sự hài lòng và mức độ sẵn sàng tiếp tục sử dụng sản phẩm/dịch vụ của khách hàng cũng như việc khách hàng sẵn lòng giới thiệu sản phẩm/dịch vụ cho người thân, bạn bè và đồng nghiệp của họ.
Theo đó, để xác định điểm NPS, khách hàng sẽ được yêu cầu trả lời theo thang điểm từ 0 đến 10. Dựa trên phản hồi của họ, mỗi khách hàng được chia vào 3 nhóm sau:
- Nhóm người có ác cảm (Detractors): 0–6 điểm
- Nhóm người trung lập (Passives): 7–8 điểm
- Nhóm người có thiện cảm (Promoters): 9–10 điểm
Điểm NPS – Đo lường sự trung thành của khách hàng
NPS độc đáo ở chỗ, chỉ số này có thể đo lường được sự hài lòng của khách hàng cũng như tiềm năng bán hàng trong tương lai, điều này đã khiến nó trở thành một thước đo có giá trị và phù hợp cho các thương hiệu thuộc mọi quy mô.
Để tính NPS, hãy trừ số lượng người ở nhóm có thiện cảm trừ đi số lượng người ở nhóm có ác cảm, rồi chia kết quả cho tổng số người trả lời và nhân 100.
Chỉ số ROI
Roi là chỉ số chỉ tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng chi phí đầu tư.
>>> Xem thêm: ROI là gì?
Tỷ lệ nhấp (CTR)
Tỷ lệ nhấp hay CTR là tần suất mọi người nhấp vào liên kết trong bài đăng của bạn để truy cập nội dung, đó có thể là một bài đăng trên trang web, hay một đường liên kết dẫn đến cửa hàng trực tuyến.
Để tính CTR, hãy chia tổng số lần nhấp của một bài đăng cho tổng số lần hiển thị, rồi nhân với 100.
Điểm chuẩn CTR về nội dung quảng cáo xã hội có trả tiền và không phải trả tiền được trình bày ở dưới ảnh sau:
Nguồn: Hootsuite Digital Trends 2022 Cập nhật quý 2
Tỷ lệ chuyển đổi
Tỷ lệ chuyển đổi hay Conversion Rate là tỷ lệ giữa tổng số người dùng truy cập vào website dựa trên một mục tiêu cụ thể mà doanh nghiệp đã đặt ra. Đó có thể là tỷ lệ chuyển đổi của việc tìm kiếm mua hàng, đăng ký tải xuống hay thậm chí là bán hàng. Đây là một trong những số liệu tiếp thị truyền thông xã hội quan trọng nhất vì nó cho thấy các nội dung đăng trên mạng xã hội của bạn có giá trị.
Bạn có thể tính tỷ lệ chuyển đổi bằng cách chia số lượng chuyển đổi cho số lượng khách truy cập.
Nguồn: Hootsuite Digital Trends 2022 Cập nhật quý 2
Giá mỗi nhấp chuột (CPC)
Giá mỗi nhấp chuột hay CPC là số tiền doanh nghiệp bạn phải trả cho mỗi nhấp chuột vào một quảng cáo truyền thông xã hội.
Giá trị vòng đời của khách hàng càng cao, kết hợp với tỷ lệ chuyển đổi cao có nghĩa là bạn có thể chi tiêu nhiều hơn cho mỗi lần nhấp chuột để thu hút khách hàng truy cập vào trang web.
Nguồn: Hootsuite Digital Trends 2022 Cập nhật quý 2
Giá mỗi nghìn lần hiển thị (CPM)
Giá mỗi nghìn lần hiển thị hay CPM là chi phí bạn phải trả cho mỗi nghìn lần hiển thị quảng cáo trên mạng xã hội. CPM là chỉ số đánh giá hiệu quả về chi phí của các chiến dịch quảng cáo mà thương hiệu thực hiện.
Nguồn: Hootsuite Digital Trends 2022 Cập nhật quý 2
Chỉ số về giọng nói và cảm xúc
Hiểu một cách đơn giản thì SOV chính là số lần thương hiệu của bạn được nhắc đến trên mạng xã hội so với đối thủ cạnh tranh. Chỉ số này sẽ cho bạn cái nhìn tổng quan về mức độ hiển thị trên mạng xã hội (lượt tìm kiếm, hiệu suất quảng cáo PPC), độ nhận biết về thương hiệu và mức độ tương tác của khách hàng. Khi kết hợp những chỉ số này với nhau, bạn dễ dàng phân tích, đánh giá được mức độ phổ biến của doanh nghiệp mình so đối thủ và trên toàn bộ thị trường.
Cách tính Social share of voice của doanh nghiệp:
Chỉ số cảm xúc xã hội
Trong khi SOV theo dõi chia sẻ của bạn về cuộc trò chuyện trên mạng xã hội, thì chỉ số cảm xúc xã hội lại theo dõi cảm xúc và thái độ đằng sau những cuộc trò chuyện đó. Chỉ số cảm xúc sẽ phân tích sự tương quan giữa các cuộc thảo luận tích cực và tiêu cực của bạn khi bàn về một thương hiệu nào đó.
Thương hiệu bạn có thể thu hút số lượng bài viết và tỷ lệ thảo luận cao, tuy nhiên, nếu các nội dung thảo luận đó đa phần là theo chiều hướng tiêu cực thì bạn cần phải điều chỉnh lại ngay. Tỷ lệ tiêu cực càng lớn thì sẽ gây ra mối đe dọa càng cao đối với thương hiệu.
Các chỉ số truyền thông xã hội là cơ sở giúp bạn tận dụng tối đa điểm mạnh của thương hiệu mình, đồng thời, đánh giá điểm yếu của đối thủ cạnh tranh để tìm ra những cơ hội, thách thức trong tương lai.
Theo Hootsuite