Nội dung chính
#TikTokMadeMeBuyIt – tạm dịch: #TikTokKhiếnTôiChốtĐơn được coi là cơn sốt toàn cầu khi có thể mang lại hiệu quả marketing không ngờ đối với nhãn hàng nhờ phát triển loạt nội dung thúc đẩy tiêu thụ trên nền tảng TikTok.
Hashtag #TikTokMadeMeBuyIt ra đời khi Covid-19 làm ngưng trệ phần lớn các hoạt động xã hội và đời sống. Thời điểm đặc biệt này khiến người dùng mạng xã hội càng có nhiều thời gian hơn để lên mạng và sáng tạo nội dung trên nền tảng TikTok. Thành công của hashtag cho thấy dạng nội dung đến từ cộng đồng người dùng mạng sẽ chiếm ưu thế mạnh mẽ trong tương lai gần.
Cơn sốt #TikTokMadeMeBuyIt
Tính đến nay, hashtag #TikTokMadeMeBuyIt đã có hơn 12,4 tỷ lượt xem và không ngừng tăng nhanh. Khi nhấn vào #TikTokMadeMeBuyIt, bạn sẽ thấy vô số video của người dùng TikTok đang review hoặc dùng thử một sản phẩm nào đó. Một video với nội dung hấp dẫn, gây cười hoặc có những lời khuyên từ các reviewer là đủ để thúc đẩy người xem mua sản phẩm.
Cộng đồng TikTok được đánh giá là một cộng đồng sáng tạo và tò mò. Vì vậy, họ luôn không ngừng thử những điều mới mẻ. Kèm theo đặc điểm nội dung với những video ngắn chia sẻ review, hướng dẫn sử dụng hoặc dùng thử một sản phẩm nào đó, hashtag #TikTokMadeMeBuyIt đã đẩy nhanh quá trình mua và dùng sản phẩm của người dùng TikTok.
Khác biệt với các mẫu quảng cáo hay trưng bày sản phẩm có trả phí của nhãn hàng, những TikTok-er ngoài đời thực tạo ra nhiều cảm giác tin cậy hơn khi họ chia sẻ ý kiến của mình. Có thể hiểu, hiệu ứng này giống như quảng cáo truyền miệng phiên bản trên nền tảng internet vậy.
Thông thường, mọi người vốn đã dễ có cảm giác đồng cảm với những người có nhiều nét giống mình, từ tính cách đến màu da hoặc thậm chí là có cùng sở thích. Tại nền tảng TikTok, điều này càng dễ được tiếp cận và tiếp nhận do mỗi cá nhân đều bộc lộ bản thân qua các video ngắn.
Một trong những chiến dịch thành công nhất nhờ #TikTokMadeMeBuyIt phải kể đến ý tưởng của Amazon. Gã khổng lồ trong lĩnh vực bán lẻ đã nắm bắt cơ hội để ra mắt cửa hàng trực tuyến – nơi trưng bày các sản phẩm thịnh hành trên TikTok – phần lớn đến từ hashtag #TikTokMadeMeBuyIt.
Kết hợp thúc đẩy mua hàng cùng TikTok và các video viral là một trong những ý tưởng giúp Amazon đẩy mạnh doanh thu.
Đủ các sản phẩm “trên trời dưới biển” từng tạo ra cơn sốt trên TikTok đều sẽ có mặt tại cửa hàng online này. Nhờ đó, các sản phẩm thu hút sự chú ý của nhiều người lại càng được tiêu thụ với số lượng lớn.
Những số liệu biết nói quanh #TikTokMadeMeBuyIt
Từ cơn sốt #TikTokMadeMeBuyIt, những người làm nghề truyền thông và quảng cáo càng học được nhiều hơn thông qua những số liệu nổi bật.
Khách hàng muốn gì từ thương hiệu? Cộng đồng và những nội dung được sáng tạo từ cộng đồng đóng vai trò như thế nào trong quá trình đưa ra quyết định mua hàng? Có bao nhiêu phần trăm khách hàng sẽ chốt đơn sau khi xem video review/dùng thử trên TikTok?
Đặc điểm của các video trên TikTok là được cá nhân hoá hết mức có thể. Đồng thời, người dùng cũng được khuyến khích tạo ra càng nhiều nội dung theo xu hướng càng tốt. Nhất là với các video hậu trường hoặc khi thương hiệu “chịu chơi” hơn và “bắt trend” theo giới trẻ thì càng được nhiệt liệt đón nhận.
Có thể quan sát thấy tại TikTok có rất nhiều video làm theo dạng chia sẻ ý kiến, kiến thức hoặc đưa ra quan điểm cá nhân. Mỗi một cá nhân lại là một ý kiến riêng biệt không giống nhau. Điều này giúp đa dạng hoá kho thông tin về sản phẩm và tạo ra độ phủ sóng lớn cho thương hiệu. Về phía khách hàng, việc thương hiệu có thể chia sẻ và đồng hành cũng người dùng cũng khiến khoảng cách giữa đôi bên được rút ngắn.
Bởi tính cá nhân hoá của TikTok mà người dùng tại nền tảng sẽ luôn thấy được những khía cạnh cá nhân, thậm chí riêng tư của mỗi tài khoản tại đây khi họ ghi hình bản thân, chia sẻ về cuộc sống và suy nghĩ của mình. Không chỉ giúp xoá nhoà khoảng cách giữa nhãn hàng và người tiêu dùng, TikTok còn tạo ra cảm giác một cộng đồng lớn không có rào cản nào.
Đa số người dùng TikTok thấy khám phá được những điều mới mẻ trên nền tảng này. TikTok cũng giới thiệu đến họ những sản phẩm mà trước đó họ chưa từng nghĩ sẽ cần đến. Đồng nghĩa với việc nền tảng này đang tác động mạnh đến hành vi tiêu dùng của người dùng.
Nhập cuộc #TikTokMadeMeBuyIt dành cho các marketers
Với người làm marketing và truyền thông, không khó để nhận định rằng yếu tố khiến TikTok nói chung và #TikTokMadeMeBuyIt nói riêng thành công là nhờ dạng nội dung do người dùng sáng tạo (User-Generated Content – UGC).
Đặc điểm và tính chất của dạng nội dung này là tạo ra lòng tin ở người tiêu dùng và từ đó khiến họ đưa ra quyết định mua hàng. UGC tuy là dạng nội dung mới nhưng lại ngay lập tức tạo ra những thay đổi lớn trong cuộc chơi giữa những người làm marketing và truyền thông.
Nếu muốn thử sức với UGC và đặc biệt là nhập cuộc hashtag #TikTokMadeMeBuyIt, đừng bỏ qua chiến thuật trên.
Ví dụ về sự thành công của việc sử dụng hashtag #TikTokMadeMeBuyIt kết hợp chiến dịch truyền thông – marketing của nhãn hàng phải kể đến Little Moons Mochi – một nhãn hiệu kem mochi tại Anh. Nhãn hiệu kem này đã nổi tiếng chỉ sau một đêm khi một sinh viên tạo tài khoản trên TikTok để khuyến khích mọi người đăng về kem Little Moons.
Dòng kem mochi từng “làm mưa làm gió” trên TikTok do có quá nhiều người tò mò, rồi xem review, mua và ăn thử.
Nhận thấy cơ hội để marketing mạnh mẽ hơn về sản phẩm, nhãn hiệu kem đã nhanh chóng đưa ra quyết định cùng với tư vấn của TikTok, thúc đẩy quảng cáo trả phí cho dòng sản phẩm đột nhiên thu hút được sự chú ý.
Hãng kem đã tạo ra đột phá doanh thu lẫn thành công phủ sóng thương hiệu đến người dùng.
Kết quả là sản phẩm cháy hàng và doanh số tăng đến 2000%. Kem mochi tạo ra hơn 182 triệu lượt view, đồng thời trở thành xu hướng ẩm thực không ai có thể dự đoán trước.
Tạm kết
Thương hiệu của bạn hoàn toàn có thể trở thành trào lưu gây sốt tiếp theo khi gia nhập hashtag #TikTokMadeMeBuyIt và áp dụng thành công UGC.
Những ví dụ đi trước về nền tảng TikTok và UGC không chỉ đưa ra một công thức hoàn hảo để thu hút và chuyển đổi khách hàng. Điều quan trọng nhất mà hashtag này mang lại cho người làm nghề là những yếu tố “bất bại” vẫn luôn thu hút khách hàng dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào. Đó là sự gần gũi giữa người tiêu dùng và thương hiệu, tính chân thực khi tiếp cận sản phẩm và chuyển đổi một thị trường lấy thương hiệu làm trung tâm sang một thị trường lấy người tiêu dùng làm trung tâm.
Nguồn : Marketing AI