HBmedia Company

Thị trường bán lẻ đầy tiềm năng tại Việt Nam

Nội dung chính

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thiết kế Website trọn gói 2,900,000đ

Quảng cáo Google

Quảng cáo Facebook

Chăm sóc Website

Chăm sóc Fanapge

Thiết kế Mobile App

Quảng cáo Tiktok

Theo McKinsey, các nền kinh tế mới nổi tại khu vực Châu Á đang trên đà tăng trưởng nhanh hơn gấp 2-3 lần những nền kinh tế đã phát triển – và Việt Nam là một trong các quốc gia chứng minh cho câu chuyện thành công đó. Một đất nước ổn định về chính trị, đi lên không ngừng về kinh tế và phát triển ngày một nhiều hơn các tầng lớp trung lưu đã tạo ra môi trường kinh doanh đầy hấp dẫn. Tất cả đã thể hiện vô cùng rõ nét trong ngành bán lẻ, khi tại Việt Nam, ngành này mở ra vô vàn cơ hội tăng trưởng cho các công ty khu vực lẫn trên toàn thế giới.

Báo cáo dưới đây của McKinsey đã cho thấy tương lai đầy “xán lạn” của ngành bán lẻ trên đất Việt, với khởi đầu là cái nhìn toàn cảnh về nền kinh tế vĩ mô và sau đó đi sâu hơn về các xu hướng tăng trưởng chính trong thị trường bán lẻ tại Việt Nam. Cuối cùng, báo cáo đưa ra insight cho các công ty về cách làm thế nào để chuyển đổi cơ hội bán lẻ thành các doanh nghiệp có lợi nhuận, bền vững.

1. Việt Nam có nền kinh tế vĩ mô đầy triển vọng

Nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng với tốc độ nhanh thứ hai trong khu vực, với mức tăng trưởng GDP dự báo với tốc độ CAGR là 6,5%/năm trong 5 năm tới. Tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và mức tiêu thụ tư nhân cao, chiếm 68% GDP, đều là các nhân tố nền tảng cho tương lai của ngành bán lẻ.

Dân số tăng trưởng ổn định

Dân số Việt Nam tăng trưởng ổn định trong vòng 5 năm qua, từ khoảng 90,7 triệu năm 2013 lên 95,5 triệu trong năm 2018. Từ năm 2017, có tới 76% dân số từ 15 tuổi trở lên tham gia vào thị trường lao động.

Tầng lớp trung lưu tăng trưởng cao nhất khu vực Châu Á

Mức tăng trưởng của tầng lớp trung lưu của Việt Nam hiện đang tăng cao nhất trong khu vực, đặc biệt là sự tăng trưởng trong mức độ chi tiêu tiêu dùng và toàn ngành bán lẻ. Tầng lớp trung lưu của Việt Nam dự kiến ​​sẽ tăng trưởng 9,2% mỗi năm trong vòng 5 năm tới và sẽ chiếm hơn một nửa dân số vào năm 2035.

Chi tiêu tiêu dùng tăng mạnh

Thu nhập khả dụng/ 1 người của Việt Nam ở mức 1909 USD, thấp hơn so với Philippines (2429 USD), Indonesia (2619 USD), Thái Lan (3761 USD) và Malaysia (6318 USD). Tuy nhiên, thu nhập bình quân đầu người tại Việt Nam dự kiến ​​sẽ tăng nhanh và đạt 3.062 USD trong 2023 (9,9% CAGR). Tổng chi tiêu tiêu dùng Việt Nam đang có tỷ lệ tăng trưởng cao nhất trong khu vực với 7,2%/năm (từ 76 tỷ USD năm 2008 lên tới 167 tỷ USD 2018). Tỷ lệ tiêu dùng tư nhân cũng cao ở mức 67,6% GDP.  Đây là mức cao thứ hai trong khu vực, chỉ đứng sau Philippines (73,8%).

Đô thị hóa còn thấp nhưng lại có tiềm năng phát triển cao

Tỷ lệ đô thị hóa Việt Nam vẫn còn thấp so với toàn khu vực, với 36% dân số sống ở thành phố, tuy nhiên tỷ lệ này dự kiến ​​sẽ tăng nhanh trong thập kỷ tới và đạt 55% đến năm 2030.

Việt Nam là điểm đến tiềm năng cho các nhà đầu tư nước ngoài

Việt Nam xếp hạng cao nhất trong khu vực cho FDI theo phần trăm GDP, ở mức 6,3% trong năm 2017. Vốn đầu tư vào Việt Nam đã tăng trưởng đáng kể trong những năm gần đây, tính đến năm 2018 đã cán mốc 19,1 tỉ USD.

2. Ngành bán lẻ đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ

Quy mô hiện tại của thị trường là 108 tỷ USD, và dự báo sẽ tăng trưởng ở mức 7.3% mỗi năm trong vòng 5 năm tới. Trong đó, cửa hàng tạp hóa và điện tử tiêu dùng là phân khúc lớn nhất của thị trường bán lẻ, ở mức 44% và 17%. Đặc biệt, thị trường kênh hiện đại Việt Nam dự kiến ​​sẽ tăng nhanh trong 5 năm tới ở mức CAGR là 25,8% giữa năm 2018 và 2023, nhiều hơn gấp đôi so với các quốc gia trong khu vực.

Các yếu tố tạo nên sự phát triển của thị trường bán lẻ Việt Nam

Mặc dù mức độ thâm nhập của thị trường thương mại điện tử còn thấp nhưng lại vô cùng tiềm năng khi được dự báo sẽ tăng từ 8% đến 26% trong lĩnh vực bán lẻ vào năm 2025. Trong đó, thị trường bán lẻ trên các kênh hiện đại dự kiến ​​sẽ tăng từ 4 tỷ USD lên khoảng 20 tỷ USD vào năm 2025.

Thị trường bán lẻ sôi động các thương hiệu gia nhập

Thị trường bán lẻ tại các kênh hiện đại đang trên đà tăng trưởng nhanh, mức độ cạnh tranh ngày càng tăng. Ngoài các thương hiệu bán lẻ lớn trong nước và quốc tế có chỗ đứng vững chắc tại Việt Nam thì ngày càng có thêm nhiều đối thủ mới bước vào thị trường Việt trong 5 năm qua. Có thể kể đến những thương hiệu đầu tiên gia nhập thị trường như Big C, Lotte và sau đó là sự gia nhập của những thương hiệu khác bao gồm AEON – nhà bán lẻ lớn nhất Châu Á và VinC Commerce – hiện đang dẫn đầu chuỗi bán lẻ với hơn 100 siêu thị lớn và khoảng 1.900 siêu thị mini, tiếp theo là Saigon Co.op với 460 cửa hàng tương ứng.

Theo Vietnam Report, hai doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam là Vincommerce, với hệ thống VinMart và VinMart+, và công ty cổ phần Thế giới Di động, gắn liền với thương hiệu Điện máy Xanh, là hai cái tên có điểm số uy tín hàng đầu và giữ vững được vị trí đầu bảng trong hai năm liên tiếp 2018 và 2019. Ngoài ra, theo báo cáo của tờ Business Insider có bài viết đánh giá rằng, thị trường bán lẻ Việt Nam đang thu hút sự quan tâm lớn của giới doanh nghiệp Nhật Bản. Theo tờ báo này, hiện Việt Nam thu hút được sự quan tâm của doanh nghiệp Nhật Bản là nhờ có sự tăng trưởng kinh tế và ổn định chính trị bậc nhất tại khu vực Đông Nam Á.

Sự tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam kéo theo các chi phí khác tăng, song mức tăng này phần nào vẫn trong khuôn khổ có thể dự báo được.

Các xu hướng định hình thị trường bán lẻ Việt Nam trong tương lai

Người tiêu dùng ngày càng trung thành với các thương hiệu

Có tới 69% người tiêu dùng tại Việt Nam tin rằng các thương hiệu đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu của họ. Khoảng một nửa của người tiêu dùng nói rằng họ sẽ chọn thương hiệu nội thay vì thương hiệu ngoại – một quyết định được thúc đẩy bởi cả niềm tự hào dân tộc và niềm tin rằng giá trị đồng tiền ở các thương hiệu nội sẽ cao hơn. Forbes đã công bố danh sách 40 thương hiệu có giá trị tại Việt Nam năm 2018, với tổng số tăng 50% so với năm trước lên 8,1 tỷ USD.

Người tiêu dùng thích các mô hình bán lẻ hiện đại

Ví dụ trong phân khúc ngành bán lẻ điện tử, các doanh nghiệp đã tăng phần trăm doanh thu từ 39% đến 75% từ giữa năm 2014 và 2018, đi từ 9 tỷ USD đến 19 tỷ USD, trong đó các trang E – commerce sẽ chiếm tới 17% doanh thu tính đến năm 2023.

Các thương hiệu lớn đang ngày càng được khẳng định

Hiện tại, ba thương hiệu E-commerce đứng đầu đang chiếm tới 6% thị trường bán lẻ so với 2% tất cả các thương hiệu E-commerce khác. Nếu Việt Nam trên đà phát triển giống như các nước trong cùng khu vực thì các thương hiệu lớn lại càng chiếm thêm nhiều thị phần. Ví dụ như ở Thái Lan, mức độ thâm nhập thị trường bán lẻ ở các kênh hiện đại là 53%, trong đó top 3 thương hiệu đứng đầu chiếm tới 35%.

3. Bài toán đặt ra: Làm thế nào để thành công trong thị trường bán lẻ Việt Nam? 

Các thương hiệu bán lẻ quyết định gia nhập cuộc chơi đồng nghĩa với việc phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các công ty nước ngoài và trong nước. Tuy nhiên, dựa trên kinh nghiệm của đội ngũ McKinsey khi đã làm việc với hầu hết các nhà bán lẻ hàng đầu trên khắp Đông Nam Á, họ đúc kết được sáu điều sau đây sẽ là chìa khóa để tận dụng tối đa các cơ hội bán lẻ trong khu vực:

Quan hệ và quy mô

Quan hệ càng rộng, kết nối càng nhiều thì doanh nghiệp đó càng có tiềm năng tăng trưởng và mở rộng quy mô. Điều này phụ thuộc vào năng lực của doanh nghiệp trong việc gọi vốn, năng lực của mỗi cá nhân hay năng lực tìm kiếm những điểm bán chất lượng. Ví dụ,

Vingroup tại Việt Nam đã tích lũy đáng kể tài sản bất động sản. Hay rộng hơn, Vingroup và Thế giới di động có các đội dành riêng để tìm các trang web và địa điểm bán hàng phù hợp với quy mô của doanh nghiệp.

Các thương hiệu lớn đều xây dựng một mạng lưới dày đặc các cửa hàng nhỏ tại khu vực đô thị, dễ tiếp cận hơn với mức giá trung bình. Song song với đó, vì các thương hiệu đều có quy mô lớn nên sẽ có khả năng cạnh tranh cao về giá cũng như thị phần. Điều này đồng nghĩa với việc các khâu đều cần có sự quản lý chặt chẽ. Họ phải lựa chọn mô hình phù hợp với thị trường hay tạo nên các hình ảnh thống nhất trên từng điểm bán.

Mang đến giá trị hấp dẫn

Cho đến nay, vẫn chưa có doanh nghiệp nào chiến thắng tuyệt đối tại thị trường các kênh tạp hoá tại Việt Nam. Đánh giá của McKinsey cho thấy rằng, so với các thị trường khác nơi thương mại hiện đại được thành lập tốt, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa tạo ra nhiều sự khác biệt trong giá trị với người tiêu dùng. Theo nghiên cứu của McKinsey, các doanh nghiệp thường không thành công nếu họ cố gắng phát triển trong tất cả các lĩnh vực – giá cả kích thước, dịch vụ, thuận tiện… Sẽ tốt hơn nếu tập trung vào một giá trị cụ thể mà doanh nghiệp thực sự muốn hướng tới. Muốn trở thành nhà bán lẻ thành công khác biệt với đối thủ cạnh tranh cần lựa chọn và tập trung vào đúng yếu tố phù hợp tốt nhất với nhu cầu của khách hàng, thay vì cố gắng tập trung vào tất cả.

Xây dựng mô hình kinh doanh vững chắc

Xây dựng mô hình kinh doanh vững chắc là yếu tố quyết định thành công ở những nước kém phát triển về cơ sở hạ tầng kinh doanh và giao thông như Việt Nam. Ví dụ như Lazada, để khắc phục tình trạng thanh toán tiền mặt và cơ sở hạ tầng, Lazada đã xây dựng hệ thống thanh toán riêng trên chính trang web, đồng thời đẩy mạnh thời gian giao hàng để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Ngoài ra, Lazada còn bổ sung thêm các sản phẩm độc quyền và thẻ thành viên. Những điều này đã giúp doanh nghiệp xây dựng được lòng tin với người tiêu dùng và củng cố giá trị của công ty.

Xây dựng thương hiệu

Điều này đặc biệt quan trọng tại Việt Nam, nơi người tiêu dùng vẫn đặt niềm tin vào thương hiệu. Ở Việt Nam, các doanh nghiệp trong nước có lợi thế hơn doanh nghiệp ngoại mới sát nhập, bởi họ đã xây dựng được tình yêu thương hiệu từ phía người tiêu dùng, đồng thời nhận được sự hỗ trợ từ các chủ cửa hàng tại địa phương.

Nắm rõ thị trường bán lẻ

Trải nghiệm sâu rộng, đầy thực tế đặc biệt có giá trị đối với các doanh nghiệp nước ngoài, khi phải hiểu thị hiếu, quy tắc và quy định của thị trường…nếu muốn mở rộng quy mô tại Việt Nam.

Không ngừng đổi mới và phát triển nền tảng đa kênh

Khi các nhà bán lẻ phải đối mặt với cạnh tranh, đổi mới và phát triển đa kênh sẽ là một khác biệt quan trọng. Điều này đồng nghĩa với việc cung cấp khách hàng những trải nghiệm độc đáo, thú vị trải dài trên cả thế giới ngoại tuyến và trực tuyến. Có thể kể đến như tạo ra ứng dụng bán hàng tiết kiệm được hơn 30 phút cho người mua so với việc đến cửa hàng gần nhà. Ví dụ như Sunning.com tại Trung Quốc đã tạo ra được sự đổi mới khi tạo nên các cửa hàng online ngoài trời, đặt tại các địa điểm trung tâm trong thành phố. Điều này đã giảm được rất nhiều chi phí so với việc mở cửa hàng offline và đồng thời cũng mang đến cho khách hàng trải nghiệm về nền tảng bán hàng đa kênh.

Kết luận

Theo McKinsey, Việt Nam là một trong những nước phát triển nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á tính đến thời điểm hiện tại, với những con số vô cùng tích cực đặc biệt trong ngành bán lẻ. Điều này mở ra nhiều cơ hội đối với các doanh nghiệp bán lẻ tại Việt Nam, nhưng đồng thời cũng là thách thức, làm thế nào để trở nên khác biệt với đối thủ, làm thế nào để thành công trong thị trường đầy cạnh tranh? Muốn vậy, ngay từ khâu nhân sự, cụ thể trong phòng ban Trade Marketing, các Trade Marketers của công ty trước hết cần phải được trang bị đầy đủ về kiến thức cũng như kĩ năng để sẵn sàng gia nhập thị trường bán lẻ. Nếu còn chưa chắc chắn với những bước đi sắp tới, còn thiếu những định hướng hay kiến thức, kĩ năng vào ngành, hãy tham gia khoá học Trade Marketing của TM nhé!

CÔNG TY TNHH HBMEDIA - HBMEDIA CO.,LTD
Trụ sở: 242/8D Bà Hom -Phường 13, Quận 6 - Hồ Chí Minh
VPĐD : 151/67D Liên khu 4-5, Bình Hưng Hòa B, Bình Tân, Tp.HCM
Tư vấn dịch vụ : 0933 576 079
Từ 8h00 – 18h00 các ngày từ thứ 2 đến thứ 7