Nội dung chính
- 1 Bước 1: Tìm kiếm khách hàng tiềm năng
- 2 Bước 2: Vẽ được chân dung khách hàng tiềm năng
- 3 Bước 3: Nghiên cứu tập khách hàng
- 4 Bước 4: Xác định được vấn đề của khách hàng
- 5 Bước 5: Đóng gói sản phẩm dịch vụ
- 6 Bước 6: Đề xuất bán hàng
- 7 Bước 7: Nghiên cứu các câu hỏi thường gặp
- 8 Bước 8: Cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng dùng thử, mua hàng theo chương trình bán hàng hiện có.
- 9 Bước 9: Chốt đơn và ký hợp đồng nếu có
- 10 Bước 10: Bán chéo, bán thêm và chăm sóc khách hàng sau bán
Bước 1: Tìm kiếm khách hàng tiềm năng
Có hai cách để tìm kiếm khách hàng tiềm năng:
- Nghiên cứu và lựa chọn khách hàng tiềm năng sau đó bán sản phẩm và dịch vụ phù hợp với tập khách hàng tiềm năng đó.
- Có sản phẩm bán rồi sẽ lọc được tập khách hàng tiềm năng để phục vụ (sử dụng phương pháp quảng cáo hoặc bán hàng sàng lọc).
Bước 2: Vẽ được chân dung khách hàng tiềm năng
- Chân dung khách hàng tiềm năng về địa lý, tuổi tác, giới tính, khu vực vùng miền, sở thích thói quen, thu nhập và khả năng chi trả của khách hàng.
- Sau đó chúng ta đánh giá và đưa ra quyết định lựa chọn tập khách hàng nào chúng ta muốn phục vụ.
Bước 3: Nghiên cứu tập khách hàng
Khách hàng họ sử dụng Facebook, YouTube, Zalo, Tiktok, Instagram v.v… họ thường sinh hoạt vào khung giờ nào, nhóm nào, trang nào, cách kết nối của họ ra sao để tìm cách tiếp cận khách hàng hợp lý
Bước 4: Xác định được vấn đề của khách hàng
Vấn đề của khách hàng bao gồm các bước:
- Xác định được vấn đề của khách hàng, cũng như nỗi đau, nhu cầu thực tế của khách hàng
- Tìm ra được khoảng trống của thị trường
- Thiết kế sản phẩm và dịch vụ phù hợp với tập khách hàng
- Tìm ra được những lỗ hổng của đối thủ trong việc cung ứng các sản phẩm và dịch vụ hoặc là giá bán hoặc là chính sách công nợ hoặc là chính sách giao
- Đánh vào những điểm yếu của đối thủ và những nỗi đau của khách hàng
- Đồng thời đề cao trải nghiệm cũng như là mang lại những trải nghiệm mới trải nghiệm tốt hơn trải nghiệm vô giá cho khách hàng.
Bước 5: Đóng gói sản phẩm dịch vụ
Khái niệm đóng gói ở đây là bao gồm:
- Thiết kế thương hiệu
- Nhận diện thương hiệu quy cách, trọng lượng khối lượng,
- Tính tóa giá bán lẻ, giá bán buôn
- Có chương trình chiết khấu, chương trình khuyến mãi quà tặng, chính sách giao hàng đổi trả, chính sách bảo hành chính sách hậu mãi,vvv.
Bước 6: Đề xuất bán hàng
Chuẩn bị các đề xuất cho việc bán hàng trực tuyến ở đây bao gồm
- Các công cụ bán hàng trực tuyến
- Chính sách bán hàng, hợp đồng mẫu
- Hàng mẫu, quy trình bán cho phép dùng thử sản phẩm dịch vụ
- Chương trình hỗ trợ tài chính
- Các chương trình bán hàng hoặc là hợp tác bán hàng cụ thể để có thể thuyết phục được khách hàng mục tiêu của mình chi tiền dùng thử hoặc mua sản phẩm dịch vụ luôn
Bước 7: Nghiên cứu các câu hỏi thường gặp
- Để chuẩn bị cho việc bán hàng tốt thì người bán hàng cũng cần phải nghiên cứu về các câu hỏi thường gặp của khách hàng
- Từ đó mình có thể đưa ra được các câu trả lời cũng như các lời tư vấn một cách hợp lý và hiệu quả nhất có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho các cái câu hỏi này giúp khách hàng an tâm cũng như là tạo sự tin tưởng để tăng tỷ lệ chốt đơn hàng.
Bước 8: Cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng dùng thử, mua hàng theo chương trình bán hàng hiện có.
Bước 9: Chốt đơn và ký hợp đồng nếu có
- Ở bước chốt đơn hàng thì các bạn cần phải nắm bắt được những câu hỏi cũng như các tín hiệu chốt đơn của người mua ví dụ như họ rất quan tâm về giá, chiết khấu, công nợ, chính sách đổi trả bảo hành,…
- Từ đó mình nắm bắt được những cái mối quan tâm thực sự bên trong của khách hàng
- Tư vấn cho khách hàng được các sản phẩm dịch vụ phù hợp với nhu cầu.
Bước 10: Bán chéo, bán thêm và chăm sóc khách hàng sau bán
- Sau khi khách hàng đã mua hàng thì người bán hàng thường rơi vào trạng thái sản phẩm và dịch vụ bán chậm hơn
- Lúc này người bán hàng cần phải có những mẫu mã sản phẩm mới, nâng cấp về chất liệu, kiểu dáng, nguyên liệu
- Hãy nhớ rằng việc chăm sóc khách hàng sau bán rất quan trọng
- Khách hàng sẽ không trung thành với một sản phẩm hoặc một dịch vụ hoặc một thương hiệu nào cả, họ trung thành với lợi ích của chính họ, họ trung thành với trải nghiệm cảm giác của chính họ.
- Sản phẩm hoặc dịch vụ của một thương hiệu nào đó đem lại lợi ích và trải nghiệm mới thích thú cho họ thì họ sẽ tiếp tục mua hàng và nhiều lần mua hàng như vậy
- Kĩ thuật bán chéo, bán thêm phụ thuộc rất lớn vào chất lượng của sản phẩm và dịch vụ cũng như sự hài lòng của khách hàng đối với chính sản phẩm và dịch vụ đó.