HBmedia Company

Phân biệt Product Test và Concept Test

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thiết kế Website trọn gói 2,900,000đ

Quảng cáo Google

Quảng cáo Facebook

Chăm sóc Website

Chăm sóc Fanapge

Thiết kế Mobile App

Quảng cáo Tiktok

Khi muốn phát triển một ý tưởng để tạo ra sản phẩm mới, việc bạn cần làm là xây dựng một Product Concept hoàn chỉnh. Tuy nhiên, để đảm bảo việc đầu tư phát triển sản phẩm mới này phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng và giúp doanh nghiệp đạt được những mục tiêu về thương hiệu, doanh thu, v.v…, trước khi tung một sản phẩm mới, bạn sẽ phải thực hiện Product Test Concept Test – hai hình thức đánh giá ý tưởng, chất lượng sản phẩm và mức độ phù hợp của nó đối với thị trường. Vậy Product TestConcept Test khác nhau như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau nhé!

1. Định nghĩa

Product Test là quy trình đánh giá các tính năng của sản phẩm trước khi tung ra thị trường. Cụ thể, người tiêu dùng sẽ được cung cấp bản mô tả chi tiết về tính năng sản phẩm để đưa ra ý kiến phản hồi giúp doanh nghiệp hoàn thiện sản phẩm. Các quyết định liên quan đến thương hiệu, bao bì, tem/ nhãn của sản phẩm và một số quyết định khác cũng được đưa vào quy trình này. Khi sản phẩm đã bắt đầu thành hình, những đánh giá của người tiêu dùng cũng sẽ là nền tảng để doanh nghiệp đưa ra quyết định có sản xuất và phân phối hàng loạt dòng sản phẩm mới của mình hay không.

Khác với Product Test, Concept Test là quy trình ứng dụng các phương pháp định tính và định lượng nhằm thu thập đánh giá của người tiêu dùng về một ý tưởng phát triển sản phẩm nào đó. Concept Test có thể coi là một khảo sát về phản ứng của người tiêu dùng đối với một loại hình sản phẩm mới trước khi nó được sản xuất và tung ra thị trường. Nói chính xác hơn, Concept Test cũng chính là một giai đoạn trong quy trình phát triển sản phẩm mới – giai đoạn mà nhãn hàng đưa bản mô tả sản phẩm chi tiết đến tay người tiêu dùng để đánh giá thái độ và ý định mua hàng của họ đối với sản phẩm đó.

Tóm lại, mỗi công ty sẽ có 2 cách áp dụng:

2. Ý nghĩa của Product Test và Concept Test

Product Test sẽ giúp doanh nghiệp đạt được 4 lợi thế sau khi tung sản phẩm mới:

Còn với Concept Test, sẽ là bước quan trọng để đánh giá phản ứng của người tiêu dùng đối với một ý tưởng về sản phẩm trước khi nó được tung ra thị trường. Đây là quy trình mà hầu như bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có thể thực hiện để từ đó đạt được 2 lợi ích cụ thể sau:

3. Product Test và Concept Test được triển khai như thế nào?

Cách triển khai Product Test 

Để thu được kết quả chính xác nhằm đưa ra những cải tiến phù hợp đối với sản phẩm, Product Test cần được triển khai theo 4 bước như sau:

Bước 1: Chọn ra một/ một vài product concept để khảo sát

Về lý thuyết, bạn có thể làm khảo sát về tất cả các sản phẩm mà mình muốn phát triển, nhưng tốt nhất hãy chỉ khảo sát những sản phẩm mà bạn tự tin hoặc đã được sếp/ đồng nghiệp ủng hộ trước đó. Và để đảm bảo kết quả khảo sát có hữu ích cho việc hoàn thiện sản phẩm, hãy đưa vào khảo sát các sản phẩm đang ở cùng giai đoạn phát triển, bởi nếu một sản phẩm hoàn chỉnh và một sản phẩm mới chỉ đang ở giai đoạn phát triển sơ khai được đưa vào chung một khảo sát, kết quả sẽ không còn chính xác và khách quan nữa.

Ngoài ra, bạn cần giới hạn số lượng sản phẩm tối đa trong mỗi khảo sát để đáp viên dễ đánh giá và để bạn dễ quản lý hơn. Số lượng này tùy thuộc vào cách thiết kế khảo sát mà bạn hướng đến thuộc dạng khảo sát đơn nguyên (monadic survey) hay khảo sát đơn nguyên tuần tự (sequential monadic survey).

Bước 2: Chọn các metric bạn muốn đo lường 

Trong khảo sát, bạn có thể đưa ra các tiêu chí mà bạn muốn đánh giá về các sản phẩm:

Ngoài ra, để tránh “làm khó” đáp viên, các tiêu chí trên nên được lồng ghép vào các phương án lựa chọn theo thang điểm từ thấp đến cao (scale). Ví dụ, nếu bạn muốn kiểm tra chất lượng của sản phẩm, các đáp án sẽ là: 1 – không hề chất lượng, 2 – không chất lượng lắm, 3 – tương đối chất lượng, 4 – rất chất lượng, 5 – cực kỳ chất lượng. 

Bước 3: Gửi khảo sát đến nhóm khách hàng mục tiêu

Khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp có thể giúp bạn quyết định đâu là product concept đáng để theo đuổi, và đâu là product concept cần gạt qua một bên. Có 2 cách để nhận phản hồi từ nhóm người này:

Bước 4: Phân tích kết quả và chọn ra phương án cuối cùng

Khi đã thu thập đủ các câu trả lời khảo sát, hãy bắt đầu so sánh các product concept của mình. Bạn có thể sử dụng điểm số của Top 2 Box để thể hiện dữ liệu và kết quả rõ ràng hơn. Top 2 Box cũng nhóm các câu trả lời tích cực và tiêu cực của mỗi câu hỏi thành một tỷ lệ phần trăm duy nhất, giúp bạn dễ so sánh hơn. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý đến các câu trả lời có kết thúc mở (open-ended responses) để tìm hiểu xem khách hàng đang muốn ám chỉ điều gì.

Cách triển khai Concept Test

Theo trang Qualtrics – đơn vị đi đầu về quản lý kinh nghiệm (experience management) trong hơn 10 năm qua, Concept Test có thể được thực hiện theo một trong 4 phương pháp sau:

Tạm kết

Như vậy, Product Test và Concept Test là hai quy trình luôn đi liền với nhau khi doanh nghiệp muốn đánh giá một sản phẩm/ ý tưởng sản phẩm mới trước khi sản xuất hàng loạt và tung ra thị trường. Hiểu được sự khác nhau giữa 2 quy trình này sẽ giúp bạn thu thập được những dữ liệu phù hợp để doanh nghiệp hoàn thiện sản phẩm/ phát triển ý tưởng sản phẩm một cách tốt nhất, góp phần đáp ứng những nhu cầu mới liên tục thay đổi của người tiêu dùng.

CÔNG TY TNHH HBMEDIA - HBMEDIA CO.,LTD
Trụ sở: 242/8D Bà Hom -Phường 13, Quận 6 - Hồ Chí Minh
VPĐD : 151/67D Liên khu 4-5, Bình Hưng Hòa B, Bình Tân, Tp.HCM
Tư vấn dịch vụ : 0933 576 079
Từ 8h00 – 18h00 các ngày từ thứ 2 đến thứ 7