HBmedia Company

Nhân viên Telesales là gì? Mô tả công việc, KPI, Mức Lương

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thiết kế Website trọn gói 2,900,000đ

Quảng cáo Google

Quảng cáo Facebook

Chăm sóc Website

Chăm sóc Fanapge

Thiết kế Mobile App

Quảng cáo Tiktok

Telesale có thể hiểu một cách đơn giản nhất chính là một hình thức bán hàng gián tiếp bằng điện thoại. Nhân viên telesale sẽ có nhiệm vụ chính là kết nối, liên hệ đến các khách hàng theo data có sẵn để cung cấp thông tin về sản phẩm, dịch vụ cũng như kêu gọi khách hàng mua, sử dụng sản phẩm, dịch vụ đó.

Nhân Viên Telesale Là Gì? Những Điều Cần Biết Về Telesale

Telesale là một trong số những công việc luôn rất “hot” trên thị trường việc làm với nhu cầu tuyển dụng, tìm kiếm việc làm khá cao. Tuy nhiên, để gắn bó lâu dài với nghề này thì lại không hề đơn giản bởi những khó khăn, thử thách lớn. Vậy hiểu cụ thể về nghề Telesale là gì? Nhiệm vụ hàng ngày của một nhân viên Telesale như thế nào? Cùng Hoài AnZ tìm hiểu ngay qua bài viết nhé.

>> Nhân viên kinh doanh – Mô tả công việc, KPI, mức lương

Khái niệm về Telesale là gì?

Telesale (hay Telesales) là một từ ghép giữa “tele” nghĩa là viễn thông và “sale” là bán hàng hay nhân viên kinh doanh. Telesale có thể hiểu một cách đơn giản nhất chính là một hình thức bán hàng gián tiếp bằng điện thoại. Những người đảm nhiệm vị trí này sẽ có nhiệm vụ chính là kết nối, liên hệ đến các khách hàng theo data có sẵn để cung cấp thông tin về sản phẩm, dịch vụ cũng như kêu gọi khách hàng mua, sử dụng sản phẩm, dịch vụ đó.

Từ đây, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng các nhân viên làm Telesales thực chất là thuộc bộ phận kinh doanh tại các tổ chức, doanh nghiệp. Đội ngũ nhân viên này đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong việc gia tăng doanh thu cho các đơn vị.  Họ sẽ phải thường xuyên phải tìm kiếm các thông tin của khách hàng tiềm năng để liên lạc và tư vấn, chốt đơn hàng theo yêu cầu, KPI nhất định.

Hiện nay, nghề Telesale có thể hoạt động ở trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ giáo dục, y tế đến kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ,… Phổ biến nhất có thể thấy trên thị trường tuyển dụng việc làm giai đoạn gần đầy có lẽ là Telesale bảo hiểm, thực phẩm chức năng, ô tô,…

Mô tả công việc của nhân viên telesale

Nhân viên bán hàng qua điện thoại (Telesales) là những người chịu trách nhiệm trực tiếp gọi điện tới khách hàng tiềm năng và giới thiệu cho họ về sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.

Vai trò của họ có thể tìm thấy ở nhiều ngành nghề và liên quan đến cả B2B hay B2C. Telesales thường có hai mảng: inbound và outbound. Người tư vấn inbound sẽ tiếp nhận cuộc gọi đến của khách hàng, trong khi người tư vấn outbound sẽ gọi điện tới các khách hàng tiềm năng để kinh doanh kênh thoại hiệu quả.

Các công việc chính của nhân viên telesale

  1. Gọi điện thoại cho các khách hàng tiềm năng để chào hàng về sản phẩm/dịch vụ
  2. Tư vấn và giải đáp các thắc mắc của khách hàng, đáp ứng tốt nhất những nhu cầu của khách
  3. Lưu trữ lịch sử cuộc gọi với khách hàng để xây dựng bộ thông tin hữu ích
  4. Quản lý thông tin khách hàng và liên tục cập nhật trên hệ thống cơ sở dữ liệu
  5. Tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng thông qua việc đáp ứng tốt nhất nhu cầu với khách hàng và xử lí khiếu nại kịp thời
  6. Phối hợp với các nhân viên kinh doanh và nhân viên các phòng ban khác để đạt mục tiêu kinh doanh
  7. Báo cáo với cấp trên về tiến độ và kết quả kinh doanh hàng tuần

KPI công việc của nhân viên telesale

  1. Các KPI phòng ban
  2. Số lượng cold calls thực hiện hàng tháng
  3. Số lượng sales qualified leads (những đối tượng sẵn sàng để trở thành khách hàng)
  4. Số lượng hợp đồng chốt trực tiếp qua điện thoại
  5. Thời gian chào hàng trung bình
  6. Tỉ lệ cuộc gọi bị từ chối/tổng số cuộc gọi thực hiện
  7. Thời gian trung bình để tiếp nhận cuộc gọi của khách hàng

Yêu cầu công việc đối với người làm Telesale

Tham khảo một số câu hỏi phỏng vấn nhân viên telesale

  1. Bạn hãy chọn một sản phẩm của công ty và chào hàng thử cho chúng tôi.
  2. Ở đây tôi có một kịch bản mà chúng tôi vẫn thường sử dụng khi gọi điện cho các khách hàng tiềm năng. Bạn thích điểm gì ở nó, và bạn muốn thay đổi điều gì không?
  3. Nếu khách hàng phải chờ máy, bạn sẽ làm gì để họ không bực mình?
  4. Bạn hãy chỉ ra sự khác biệt giữa B2B và B2C. Hai khái niệm này thay đổi cách bạn tiếp cận khách hàng như thế nào?
  5. Đã bao giờ bạn đặt ra chỉ tiêu doanh số không? Bạn có đạt được nó không?
  6. Bạn thường để thu hút sự chú ý của khách hàng khi gọi điện thoại tiếp cận họ?
  7. Một vấn đề thường gặp của nhân viên Telesales là bị khách hàng nghi ngờ. Bạn sẽ làm gì để cải thiện tình trạng này?
  8. Nếu bị khách hàng từ chối, bạn sẽ xử trí thế nào?
  9. Bạn đã từng gặp khách hàng khó tính chưa? Bạn đã xử lí tình huống thế nào?
  10. Bạn đã bao giờ đóng góp một ý tưởng nào giúp tăng trưởng doanh thu của công ty cũ chưa?
  11. Hãy chia sẻ một lần bán hàng thành công nhất của bạn ở công ty cũ.
  12. Bạn đã bao giờ gọi cho khách hàng hơn một lần để bán được hàng không?
  13. Đã bao giờ bạn mắc lỗi trong lúc nói chuyện với khách hàng không? Bài học rút ra của bạn là gì?

Làm sao để trở thành 1 nhân viên telesale giỏi?

Nhiệm vụ của nhân viên Telesale không chỉ dừng lại ở việc gọi điện cho khách hàng mà còn đòi hỏi nhiều công việc phức tạp hơn. Vì vậy để trở thành một telesale giỏi thu nhập cao thì bạn luôn cần trau dồi 4 kỹ năng sau đây.

1. Kỹ năng nghiên cứu và nắm bắt thông tin tốt

Người làm Telesale cần có kỹ năng nghiên cứu và nắm rõ thông tin về sản phẩm, dịch vụ mà mình cung cấp một cách đầy đủ và chính xác.

Có như vậy, họ mới có thể giới thiệu sản phẩm, đưa ra những thông tin tư vấn chính xác và hữu ích cho khách hàng tiềm năng.

2. Nói năng lưu loát, giao tiếp tốt

Đây được xem là kỹ năng vô cùng quan trọng và mang tính quyết định mà bất kỳ người nhân viên Telesale nào cũng cần có để có thể tiếp cận khách hàng mục tiêu.

Bên cạnh đó, một nhân viên Telesale giỏi cũng cần xây dựng mối quan hệ với khách hàng bằng cách vận dụng kỹ năng giao tiếp, đáp ứng nhu cầu khách hàng thay vì chỉ tập trung vào doanh số.

3. Nắm vững các loại kịch bản nghề nghiệp

Một người làm Telesale luôn phải nắm vững các kịch bản liên quan đến công việc, bao gồm:

4. Kiên trì, bền bỉ

Nghề Telesale phải chịu rất nhiều áp lực từ KPI cho tới việc bị khách hàng từ chối.

Do đó, để có thể theo đuổi công việc này, đòi hỏi người làm Telesale phải có tính kiên trì, bền bỉ và có khả năng chịu được áp lực lớn.

Quyền lợi, mức lương của nhân viên telesale

Các yếu tố về đãi ngộ, quyền lợi, mức lương phụ thuộc vào quy mô của từng doanh nghiệp và năng lực bản thân nhân viên. Về cơ bản thì một nhân viên kinh doanh sẽ có các quyền lợi và mức lương tham khảo dưới đây.

Quyền lợi của nhân viên telesale

Mức lương của nhân viên Telesale

Mức lương của nhân viên Telesale được tính giống như nhân viên kinh doanh. Thông thường, họ sẽ có hai loại lương: lương cứng (lương cố định) và lương mềm (tiền thưởng, hoa hồng,…).

Thu nhập trung bình của nhân viên Telesale khoảng 7.9 triệu đồng, dao động từ 3 triệu – 30 triệu tùy vào kinh nghiệm, năng lực và lĩnh vực hoạt động.

Top 5 ngành nghề có mức lương telesale cao tại Việt Nam

Dù ở bất kỳ ngành nghề nào khi bạn cố gắng thì đều có thể đạt được một mức thu nhập cao, xứng đáng với công sức đã bỏ ra. Dưới đây là 5 ngành nghề có mức lương trung bình của telesale cao tại Việt Nam.

#1 Telesales ngành bất động sản

Lương cứng của nhân viên telesales bất động sản không cao, trung bình từ 5 – 7 triệu/ tháng tùy thời gian, kinh nghiệm và hiệu suất công việc. Tuy nhiên thu nhập tổng lại rất lớn nhờ phần doanh thu tối ưu trong kinh doanh bất động sản. Tổng thu nhập của 1 nhân viên bất động sản ổn định, từ: 20 – 100 triệu/ tháng.

#2 Telesales ngành bảo hiểm nhân thọ

Ngoài đại lý bảo hiểm, Telesales ngành bảo hiểm nhân thọ hiện đang là vị trí công việc có mức thu nhập cao mà nhiều người mong muốn. Lương cứng khởi điểm của một nhân viên telesales ngành bảo hiểm trung bình là 8 – 10 triệu/ tháng. Ngoài ra, nhân viên telesales bảo hiểm nhân thọ còn được hưởng hoa hồng từ lợi nhuận bảo hiểm. Thu nhập bình quân của telesales bảo hiểm 1 tháng thường sẽ trên 20 triệu đồng.

#3 Telesales ngành kiến trúc nội thất

So với vị trí công việc tương đương nhóm ngành khác, telesales kiến trúc nội thất có mức lương cứng tương đối cao, khoảng 7,5 – 11 triệu/ tháng (tùy thuộc vào quy mô, đãi ngộ của đơn vị kinh doanh).

Ngoài lương cứng, telesales kiến trúc nội thất cũng được hưởng % doanh số thu về dựa vào số sản phẩm bán được theo tháng, tổng thu nhập trung bình khoảng 15 – 20 triệu/ tháng.

#4 Telesales ngành thực phẩm chức năng

Thu nhập của 1 nhân viên telesales ngành thực phẩm chức năng có thể khởi điểm từ 10 – 15 triệu (bao gồm lương cứng và hoa hồng).

#5 Telesales ngành thời trang: Quần áo, giày dép, phụ kiện

Nhân viên telesales thời trang có mức thu nhập rất ổn định. Về cơ bản, mỗi 1 đầu sản phẩm thời trang bán ra có mức giá trung bình song hầu hết là số lượng lớn. Do vậy ngoài mức lương cứng 5 – 7 triệu/ tháng (đối với các cửa hàng, thương hiệu nhỏ), 9 – 10 triệu/ tháng (thương hiệu lớn), nhân viên telesales thời trang còn có thu nhập hoa hồng có thể gấp đôi hoặc gấp 3 lương cứng.

8 website tuyển dụng nhân viên telesale lớn nhất Việt Nam

Để dễ dàng tìm cho mình một công việc/ ứng viên phù hợp thì mọi người có thể tham khảo 1 số website tuyển dụng lớn như:

  1. https://www.vietnamworks.com
  2. https://timviecnhanh.com
  3. https://www.topcv.vn
  4. https://careerbuilder.vn
  5. https://www.jobstreet.vn
  6. https://jobsgo.vn
  7. https://www.careerlink.vn
  8. https://123job.vn

Ngoài ra mọi người có thể tìm kiếm thêm trên các group FB tuyển dụng như:

Phần Mềm Hỗ Trợ Telesale

Nhằm giúp cho công việc telesale thuận lợi và hiểu quả hơn thì có rất nhiều các phần mềm dành riêng cho telesale, mọi người có thể tìm kiếm thêm thông tin trên google.

CÔNG TY TNHH HBMEDIA - HBMEDIA CO.,LTD
Trụ sở: 242/8D Bà Hom -Phường 13, Quận 6 - Hồ Chí Minh
VPĐD : 151/67D Liên khu 4-5, Bình Hưng Hòa B, Bình Tân, Tp.HCM
Tư vấn dịch vụ : 0933 576 079
Từ 8h00 – 18h00 các ngày từ thứ 2 đến thứ 7